Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TẠI SAO KHÔNG LÀ .... "QUÊ HƯƠNG TÔI " ?

Bình Minh
30-04-2013

Trong bài viết "Sự Trở Về", tác giả Đông A giới thiệu tùy bút "Quê Hương Tôi" của nhà văn Võ Phiến vừa được nhà in Nhã Nam xuất bản dưới tên tác giả Tràng Thiên, một bút hiệu khác của nhà văn Võ Phiến.

Để kết luận bài giới thiệu tác giả Đông A đã đặt câu hỏi:

Tại sao lại có tên "Quê hương tôi" ? 
Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng xứ chết chôn quê người. Không có một quê hương tôi!

Tại sao KHÔNG là "Quê Hương Tôi" ?

Quê hương nào phải của riêng ai, nào phải của riêng người ở lại ?
Quê hương là một hình ảnh thiêng liêng - nhất là với những người đã phải đánh đổi sự sống, phải lìa bỏ quê hương trốn chạy sự trả thù của chế độ bạo quyền Cộng Sản, lưu lạc xứ người.

Và khi những người con lưu lạc tìm về lại quê hương thì tại sao tác giả Đông A lại có thái độ hẹp hòi đến độ buông những lời khiếm nhã, cho đó là "chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất?".


Lối suy nghĩ trên là lối tuyên truyền nhồi sọ của CS để bịt mắt bịt mồm người dân. Tôi không nghĩ tác giả Đông A lại nhuyễn nhừ mớ tuyên truyền vô nghĩa như vậy.


Đến thời điểm này, thời của văn minh nhân bản mà chúng ta còn những tư tưởng u tối như thế thì làm sao chúng ta có thể khai sáng người khác để đấu tranh cho sự tự do dân chủ đất nước ? 

Hơn nữa những người Việt ra đi tị nạn CS không có tội với đất nước, có tội là những kẻ - cho dù ở trong hay ngoài nước - vẫn ra rả ca tụng chế độ, nói và viết một chiều theo tuyên truyền nhồi nhét, vô tình vô cảm trước khát vọng tự do của đồng bào. 

Về nhà văn Võ Phiến, ông là một nhà văn nặng lòng với quê hương, đã đóng góp rất nhiều vào văn học nước nhà và đã có rất nhiều bài báo ngợi khen ông với tất cả sự quí trọng. 

Nói về Võ Phiến, tôi mượn lời của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, người  đã có nguyên một quyển sách để nghiên cứu về ông. 

"Theo tôi thì Võ Phiến là một trong những nhà văn lớn nhứt của Việt Nam trong nửa sau của Thế Kỷ 20. Xin lưu ý là tôi dùng chữ Việt Nam chớ không phải là Miền Nam hay là hải ngoại; trong phạm vi cả nước thì Nam cũng như Bắc, quốc nội cũng như quốc ngoại.

Từ khoảng giữa thập niên 50 của thế kỷ trước cho đến những năm đầu tiên của thế kỷ này ít có nhà văn nào, ít có cây bút nào có sức sáng tác bền bỉ đa dạng và có nhiều giá trị phê phán như là Võ Phiến."

Xin hãy sống văn minh và hành xử công bằng.

Để kết luận xin trích đăng một phản hồi trên blog ĐôngA của bạn đọc nick nhugiang phê bình bài viết "Sự trở về" của tác giả.


Lâu nay tôi vẫn đọc blog ông Đông A với lòng quí trọng, nhưng bài này nếu không có đọan văn cuối cùng thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn nhất là khi nói về một nhà văn lớn của miền Nam. Và nhất là lúc này trí nhớ của nhà văn Võ Phiến không còn mình mẫn, thì nhớ về một thời điểm nhất định ở quê hương là một điều dễ hiểu. Nên khi người ta ngỏ ý in sách và trao cho ông ký, có khi ông nghĩ ông đang sống ở thời VNCN trước 75 đó thôi ạ. 

============

SỰ TRỞ VỀ

Đông A
9-21-2012

Võ Phiến, nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã có một cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục. 

Nhà sách Nhã Nam vừa xuất bản tập tùy bút Quê hương tôi, vốn là tập tùy bút Đất nước quê hương và một số bài tùy bút khác của Võ Phiến, dưới cái tên Tràng Thiên. Tràng Thiên được biết là một bút danh khác của Võ Phiến, nhưng không được biết rộng rãi trong công chúng. 

Tập Quê hương tôi này giấu rất giỏi vết tích của Võ Phiến, hầu như không thể nhận ra, trừ những ai đã từng đọc Võ Phiến. Lời tựa của Nguyễn Hiến Lê vốn có trong nguyên bản Đất nước quê hương, được Nhã Nam trích vào tay sách đầy dấu ba chấm: "Chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén (...). Mấy trang (...) tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà (...) có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn (...) tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". 

Mấy dấu ba chấm này có vẻ là câu khách hay biên tập bóp méo văn phong của Nguyễn Hiến Lê hơn là che giấu gốc tích Võ Phiến. Nguyên văn Nguyễn Hiến Lê viết: "Trong tập Đất nước quê hương này, chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén của ông trong tiểu thuyết. Mấy trang ông tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà lại dí dỏm hơn, nhẹ nhàng hơn, có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn ông tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê."

Nhã Nam cũng cho biết có in 100 bản đặc biệt có chữ ký của tác giả. Như vậy Võ Phiến hoàn toàn biết và ý thức được tập Quê hương tôi được Nhã Nam xuất bản ở Việt Nam.

Sự trở về của Võ Phiến không âm thầm nhưng cũng không ồn ào. Một đặc điểm rất lạ. Chưa thấy những tay chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng vung bút. 

Nhớ lại mấy năm trước, khi mấy tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu được xuất bản ở Sài Gòn, mấy chiến sĩ canh mặt trận văn hóa tư tưởng có ngay mấy bài đả phá. 

Lác đác đã thấy có những bài điểm sách giới thiệu về tập tùy bút Quê hương tôi này. Như vậy sự trở về không phải là âm thầm, không phải là "huyền hạc quy lai kỷ cá tri", chỉ chưa đến mức trống giong cờ mở ca khúc khải hoàn, và không biết có phải là một cuộc trở về lớn lao sau những bôn ba và thăng trầm của lịch sử. 

Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê cho biết Võ Phiến, Vũ Hạnh từng cộng tác với nhau ở tạp chí Bách khoa. Sau những thăng trầm đấy, không biết, giả sử như họ gặp nhau thì câu đầu tiên họ nói với nhau là gì? Và có khi lịch sử vị tất đã có những cuộc gặp gỡ như thế. Phôi pha.

Tại sao lại có tên "Quê hương tôi" ? 
Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng xứ chết chôn quê người. Không có một quê hương tôi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét