Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG GIẢI ĐÁP CHƯA THỎA ĐÁNG NHIỀU CÂU HỎI CỦA CỬ TRI HÀ NỘI TRONG CUỘC TIẾP XÚC NGÀY 1/12 ( Phần 1 )

Phạm Viết Đào
3-12-2012

Ngày 1/12/2012 vừa qua, tại cuộc tiếp xúc với TBT Nguyễn Phú Trọng trong chương trình tiếp xúc cử tri định kỳ tại Hà Nội, một số cử tri đã bức xúc đặt ra một số vấn đề đề nghị TBT với tư cách là người đứng đầu Đảng giải thích và có biện pháp ứng phó để nhân dân yên tâm trước sự lộng hành của tệ tham nhũng của bộ máy nhà nước…

Sau đây là một số vấn đề do cử trị đặt ra và một số giải đáp cũng như giải pháp mà TBT Nguyễn Phú Trong đã nêu ra…(Những ý kiến trích dẫn dưới đây đều lấy từ các báo điện tử Vietnamnet, Dân trí, Vnexpress, Infonet, BBC):

-Theo mô tả của ông Trần Viết Hoàn (phường Liễu Giai), một bộ phận không nhỏ đó chính là “những kẻ tranh thủ một thời làm quan, cậy quyền, cậy thế để vơ vét, đục khoét tiền của dân, của nước. Lớp người này lấy đồng tiền làm cứu cánh, làm cái đà cho danh vọng, cái lọng để che thân, làm cán cân của công lý, làm cái cần cho lý trí, tiền là hết ý… Dân ta đã coi đây là giặc nội xâm, quốc nạn, giặc trong lòng, giặc trong tổ chức”.

Cũng theo ông, NQ của Đảng cũng như luật Phòng chống tham nhũng nếu làm không không triệt để thì chỉ e mọi việc lại trở về như cũ, có khi còn tồi tệ hơn. Đặc biệt, dân chúng rất chia sẻ với quyết tâm làm trong sạch bộ máy của Tổng bí thư nhưng dân không hiểu vì sao cả bộ máy lại không có sự chuyển biến “thất thoát cả trăm nghìn tỷ đồng mà chỉ cần một lời xin lỗi là xong? Như vậy thì muôn thuở không chống được tham nhũng mà chỉ mở đường cho tham nhũng”.

Cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình cử tri Trần Viết Hoàn đề xuất nên học theo tinh thần của Bác dạy, “với những kẻ sai lầm nặng mà không chịu sửa đổi thì phải đấu tranh không được nể nang. Có một số ít người mà phê bình, thúc giục mấy vẫn cứ ỳ ra không chịu sửa đổi, với hạng người này cần nghiêm khắc mời họ ra khỏi Đảng, tránh chuyện một con sâu làm rầu nồi canh”, ông Hoàn đề xuất.

Cử tri Trần Viết Hoàn bức xúc đặt dấu hỏi: “Phải kiên quyết trị bằng được tham nhũng vì việc này cần kíp như chống giặc ngoại xâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã quyết tâm như vậy nhưng sao cả bộ máy chưa thấy “thấm” quyết tâm ấy. Chẳng lẽ tham nhũng gây thiệt hại mỗi vụ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà chỉ một lời xin lỗi là xong, không ai phải từ chức, không cán bộ nào bị xử lý kỷ luật” - ông Hoàn còn bức xúc kiến nghị lập Ủy ban Kỷ luật TƯ do Tổng Bí thư làm chủ tịch để ra quyết định ngay, kỷ luật ngay những cán bộ tham nhũng khi phát hiện được.

-Về chủ trương lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ) e chủ trương này lại tiếp tục “ngâm tôm” kéo dài như rất nhiều NQ khác của QH, lúc ban hành thì rất rầm rộ nhưng hiệu quả chưa thấy đâu. Về chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hộ, nhiều ý kiến khác cũng quan ngại tinh trạng chạy phiếu, mua phiếu, vận động hành lang.

-Nhưng vị cử tri hưu trí vẫn băn khoăn vì mọi việc dường như chỉ… hòa cả làng. Đảng tổ chức hội nghị phê bình và tự phê bình trên phạm vi cả nước nhưng vẫn không biết ai tốt ai xấu, ai thuộc “bộ phận không nhỏ” mà Nghị quyết đã chỉ ra. Các báo cáo tổng hợp, kết quả sau đó vẫn chỉ lặp lại những điệp khúc “sẽ”.

 “Như vậy là TƯ đã chỉ, thực tế cũng thể hiện vậy nhưng về địa phương lại không thấy bộ phận cán bộ không nhỏ ấy ở đâu. Đề nghị Tổng Bí thư làm rõ” 

-Ông Võ Trọng Hốt (phường Trúc Bạch) đề xuất, “có thể mạnh dạn chuyển từ hình thức lấy phiếu trong QH sang lấy phiếu trưng cầu dân ý để đạt đến dân chủ thực chất. Nhưng liệu ta có dám làm hay không?”.

Lời bàn về một số giải đáp và giải pháp do TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại các buổi tiếp xúc.Về ý kiến bức xúc của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận, kết quả Hội nghị Trung ương 6 khiến nhiều cử tri tâm tư, không hài lòng, thậm chí thất vọng, bực bội vì không kỷ luật được ai. 

Và TBT Nguyễn Phú Trọng thanh minh:”Tuy nhiên, các giải pháp nêu trong NQ Trung ương 4 mới tiến hành được một thời gian ngắn, hơn nữa đây cũng là một NQ chung cho các nhiệm kỳ sau bởi đụng chạm tới vấn đề liên quan đến sự tồn vong của Đảng” và TBT Nguyễn Phú Trọng đã cho biết chủ trương của ông: “Nhiều biện pháp đưa ra để tất cả cùng tiến lên chứ không phải nhằm mục đích phải kỷ luật nhiều thì mới tốt”…


Cũng theo Tổng bí thư, “chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm vừa được QH thông qua đã tách bạch được hai khâu bỏ phiếu, lấy phiếu. Với tinh thần không chặn con đường tiến của ai mà quan trọng là “răn đe” để tiến bộ hơn…”

Như vậy, mặc dù thấu hiểu tệ tham nhũng và hiểu được bức xúc của cử tri nhưng để tìm giải pháp để chống lại tệ nạn tham nhũng, một tệ nạn như ông nói “liên quan đến sự tồn vong của Đảng”; TBT lại đưa ra ý kiến chưa đủ tầm bao quát; thực ra đa số cử tri  bức xúc, lo lắng là vì người ta cho rằng với cái đà tham nhũng như hiện nay, làm ra đến đâu, tham nhũng hết đến đấy thì chẳng mấy chốc đất nước sẽ tan hoang, người hưởng lương hưu và các chế độ trợ cấp xã hội như thương binh, gia đình liệt sĩ sẽ không có nguồn chi trả chứ người ta cũng không nghĩ tới việc Đảng của ông Trọng còn hay không còn ? Thế nhưng giải pháp mà ông Trong đưa ra lại mang màu sắc cải lương, nếu không muốn nói là duy tâm chủ quan và chỉ tập tring vào việc cứu Đảng của ông?

Xin hỏi: Nhiều biện pháp đưa ra để cùng tiến lên… Với tinh thần không chặn con đường tiến của ai mà quan trọng là “răn đe” để tiến bộ hơn… nghĩ là thế nào ? Nghĩa là TBT sẽ đưa ra giải pháp để Đảng tiến lên, dân tiến lên mà tham nhũng cùng tiến lên chăng ? Nếu theo phương thức này thì nếu Đảng tiến được một bước, dân tiến được nửa bước thì bọn tham nhũng sẽ tiến được hàng trăm bước ? Chắc lúc đó Đảng lấy cái uy của mình đứng kêu gọi các nhóm lợi ích kia đã tiến lên hàng trăm bước trong việc chiếm đoạt tài sản quay sang phát huy tinh thần cộng sản, làm từ thiện, phân phối lại những của cái mà chúng cướp cho nhân dân và Đảng chăng ?

Trong khi đó thì cử tri cho rằng: Đảng muốn không bị tồn vong, nhân dân tránh được thảm họa cụ thể không còn các khoản trợ cấp mà nhà nước có nghĩa vụ phải chi trả vì bọn tham nhũng, các nhóm lợi ích đã xơi sạch thì phải chống tham nhũng quyết liệt, diệt trừ đám sâu mọt tham nhũng ?
Rõ ràng cử tri muốn Đảng hành xử quyết liệt với đám tham nhũng thì TBT lại đưa ra giải pháp mềm, quyền lực mềm, tự diễn biến, màu sắc cải lương ?

Làm sao lại có sự thỏa hiệp chung sống bòa bình được giữa các nhóm lợi ích tham nhũng, với Đảng đang tự nhận lãnh vai trò đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước với quảng đại nhân dân lao động được ?

Trong khi đó thì theo Tổng bí thư, “NQ Trung ương 4 có tác dụng cảnh tỉnh với những người quên đi mất nguy cơ sụp đổ chế độ. Thứ hai là để răn đe, thứ ba là nhằm ngăn chặn sai phạm. Và cuối cùng nếu không sửa thì mới xử lý kỷ luật, một cách có lý có tình trên cơ sở pháp luật…

Ông khẳng định, tác dụng răn đe đã nhìn thấy rõ. Vì vậy, tinh thần của NQ giống như nhóm lên một cái lò, tạo ra hơi nóng, để “củi tươi, củi khô ném vào đều phải cháy lên hết, một khi đã có sự đồng lòng nhất trí. Quan trọng là phải nhóm cái lò ấy lên”.

Không rõ cái ý “ nhóm lò” này TBT Nguyễn Phú Trọng trích Hồ Chí Minh nói, viết trong văn cảnh nào? Theo người viết bài này thì rất có thể Hồ Chí Minh phát ra ý này vào giai đoạn 1940-1941 khi Đảng và ông Hồ chưa nằm được chính quyền, đang chui rúc trong rừng núi Việt Bắc, gây dựng phong trào, chờ đợi thời cơ để nổi dậy làm cách mạng dành chính quyền.

Ngay năm 1944, khi quyết định thành lập lực lượng vũ trang, ông Hồ Chí Minh cũng chỉ giao cho ông Giáp lấy tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; lấy nhiệm vụ tuyên truyền làm trọng, chiến đấu vũ trang là phụ…Không nhẽ Đảng Cộng sản bao nhiêu năm lãnh đạo chính quyền bây giờ như cử tri Trần Viết Hoàn nói: “Phải kiên quyết trị bằng được tham nhũng vì việc này cần kíp như chống giặc ngoại xâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã quyết tâm như vậy nhưng sao cả bộ máy chưa thấy “thấm” quyết tâm ấy…”

Vậy vì sao một Đảng đã dành được quyền lãnh đạo nhà nước, đưa người vào các vị trí trọng yếu của chính quyền bây giờ lại phải bắt tay gầy dựng lại phong trào, làm lại từ đầu như ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp giai đoạn những năm 40 thế kỷ trước; Lại chui vào bếp bắt đầu nhóm cái bếp mà trong đó củi đều tươi, mới “ lâm tặc” trên rừng về? Vì sao đến nông nỗi này hỡi Đảng kính yêu ?

( Còn nữa… )

Blog PhamVietDao


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét