Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HÁI HOA DÂN CHỦ

Minh Văn
23-2-2013

Ngày trước, các hội đoàn của nhà nước Cộng Sản có một kiểu sinh hoạt tập thể gọi là “Hái hoa dân chủ”. 

Tương tự như hình thức bắt thăm, người nào bắt trúng lá thăm nào thì cứ thế mà làm theo những gì đã được ghi trong đó. Ví như bài hát hoặc câu hỏi chẳng hạn. Bài hát thì thường là ca ngợi đảng bác, câu hỏi thì đại loại như: Đảng ta thành lập ngày nào, ý nghĩa của công cuộc cải cách ruộng đất ra sao, ai là tổng bí thư đầu tiên của đảng...; 

Hình thức sinh hoạt này thường thấy nhiều nhất ở đoàn thanh niên và thiếu niên nhi đồng. Nhưng các cháu nhi đồng mới chính là những người giúp chúng ta hiểu được thế nào là “Hái hoa dân chủ”. Vì trẻ con bao giờ cũng nói thật, nó trong sáng hệt như tuổi thơ lung linh vậy.
Còn nhớ hồi nhỏ, thời đó đoàn thanh niên Cộng sản hay tổ chức cho các cháu nhi đồng đón tết Trung Thu. Địa điểm thường là sân kho hợp tác xã, và diễn ra vào đêm rằm. Người ta dựng ở giữa sân kho một cái cành cây to (tượng trưng cho cây cổ thụ). Những chiếc kẹo được gói vào giấy, sau đó buộc lên cành cây để giả làm hoa quả. Các cháu nhi đồng sẽ lần lượt “hái hoa dân chủ” mà bắt thăm. Nếu trả lời đúng thì được thưởng luôn chiếc kẹo gói trong đó. Ban đầu cũng có mấy cháu lên hái hoa rồi hát và đọc thơ. Nhưng mục tiêu của các bé là những chiếc kẹo treo lủng lẳng trên cành, vì vậy cho nên chẳng ai kiên nhẫn mà đợi đến lượt mình lên bắt thăm và hát nữa. Vả lại, bắt thăm rồi liệu có hát và ngâm thơ được không? Nếu được thì phần thưởng cũng chỉ là một chiếc kẹo được gói gọn trong đó. Chi bằng cướp lấy cho nhanh, vì như thế sẽ được nhiều kẹo mà không cần phải làm gì cả. Thế là nhân lúc một bạn đang đọc thơ, tất cả các cháu còn lại bên dưới cùng hò reo rồi xông lên cướp “hoa dân chủ”. Mục tiêu để cướp là những chiếc kẹo được buộc trên cành cây. Cây “dân chủ” thì đổ nghiêng ngã, rồi bị vặt cho trơ cành trụi lá. Kết thúc buổi sinh hoạt là một bãi chiến trường hỗn loạn, ngổn ngang những giấy và lá bay lả tả. Có lẽ gần như tôi là đứa bé duy nhất đứng nhìn cảnh đó mà không tham gia.
Lúc đó còn nhỏ không biết gì, sau này nghĩ lại mới thấy cái trò cướp “hoa dân chủ” của các cháu nhi đồng sao giống cảnh “cướp chính quyền” của cha ông chúng hồi năm 1945 làm vậy. Thực không khác nhau một tí nào, sao mà tài tình đến thế kia chứ, lịch sử dường như đã được lặp lại trong một trò chơi trẻ con này. 

Bối cảnh năm 1945, khi chính phủ đa thành phần của Thủ tướng Trần Trọng Kim được thành lập. Là mô hình chính phủ dân chủ đầu tiên và duy nhất ở nước ta cho đến nay, quy tụ rộng rãi mọi thành phần dân tộc và đảng phái. Đây là một chính phủ hợp pháp, đã được vua Bảo Đại phê chuẩn. Giữa lúc đó thì đảng Cộng Sản nổi lên cướp chính quyền. Họ ép buộc chính phủ hợp hiến phải giải tán để cho Việt Minh lên nắm quyền, đồng thời phế truất vua Bảo Đại.
 Thật là, bàn bạc dân chủ làm gì cho mất công, cướp lấy là nhanh nhất.
Toàn dân Việt Nam ngày nay đã thực sự thấm thía thế nào là “dân chủ” kiểu Cộng Sản. Đó là một mô hình dân chủ “tập trung” và áp đặt. Theo đó thì người dân muốn gì cũng phải làm đơn xin phép, và sau đó chờ xem đảng Cộng Sản có ban phát hay không?. Người dân muốn yêu nước và chống tham nhũng cũng phải chờ đảng hướng dẫn và cho phép. Ai làm trái với quy định là “phản động” và chống đối nhà nước.
Quả thực trên đời không có gì tốt và đúng bằng trẻ con. Những lời các cháu nói tuy nhiều khi cũng là ý người lớn cả, có điều nếu được nói ra từ miệng trẻ con thì không bị coi là “phản động”. Mấy câu mà trẻ con hồi đó hay nói một cách phổ biến và công khai là “Độc lập tự do, không cho cũng cướp” (Nói nhại câu:CHXHCN Việt Nam, Độc lập - tự do - hạnh phúc). Hoặc diễn giải mấy từ viết tắt CCCP (Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết) thành “các chú cứ phá”...; tuy là lời trẻ con nhưng thật thấm thía và sâu sắc. Cái câu “Độc lập tự do, không cho cũng cướp” là để mô phỏng vụ cướp chính quyền hồi năm 1945. Còn câu sau nói về sự “bảo kê” của Liên Xô đối với các đảng Cộng Sản đàn em. Nhưng sâu xa hơn nữa là để chỉ tài sản “xã hội chủ nghĩa”, vì là cha chung không ai khóc nên cứ mặc sức mà cướp phá và vơ vét.
Đúng là văn hóa dân chủ kiểu Cộng Sản. Chẳng cần lý lẽ, và rồi vì thiếu kiên nhẫn nên dùng vũ lực mà cướp lấy cho rồi. Nhưng dân chủ không thể chiếm đoạt bằng vũ lực, cũng không phải ban phát hay xin cho. Dân chủ cần tự do, bình đẳng và sự kiên trì. Dân chủ không dành cho những kẻ thiếu kiên nhẫn và cướp bóc như người Cộng Sản.
Có lẽ những người yêu nước ở Việt Nam vừa rồi bắt phải lá thăm “phản động”, và trên đó có vẽ hình chiếc còng số 8 nên mới bị tù? Quả là trò chơi “hái hoa dân chủ” ở Việt nam cũng thật mạo hiểm, không dành cho những người yếu tim được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét