Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"TẾT NGUYÊN ĐÁN"

Nguyễn Trung Thuần
8-2-2013

Theo tiếng Việt, tết đầu năm âm lịch còn được gọi là “Tết Nguyên Đán”, và từ “nguyên đán” cũng chỉ xuất hiện duy nhất trong tổ hợp này. Vì sao lại gọi là “Tết Nguyên Đán”?

“Nguyên đán” là một từ gốc Hán, nó được du nhập vào tiếng Việt có lẽ đã từ khá lâu, bởi trong các bộ từ điển từ đầu thế kỉ 20 đã thấy có từ này.

“Nguyên đán” theo tiếng Hán hiện đại có nghĩa là “ngày đầu tiên của năm mới”. “Nguyên” có nghĩa là “khởi thuỷ”, là “thứ nhất”, là “đầu tiên”. “Nguyên nguyệt” chỉ tháng đầu tiên của một năm, tức tháng Giêng. “Nguyên niên” vốn được dùng để chỉ năm lên ngôi của các đế vương và quân chủ Trung Quốc xưa, trong “Công Dương truyện.

Ẩn Công nguyên niên” có câu: “Nguyên niên giả hà? Quân chi thủy niên dã” (Tạm dịch: “Nguyên niên” có nghĩa là gì vậy? Là năm đầu tiên của vua vậy). Về sau, năm vua đổi niên hiệu đầu tiên cũng được gọi là “nguyên niên”. Như niên hiệu năm thứ nhất của Hán Vũ Đế Lưu Triệt là Kiến Nguyên, 7 năm sau Kiến Nguyên lại đổi niên hiệu thành Nguyên Quang, năm đổi niên hiệu này chính là “nguyên niên” của Nguyên Quang. Còn “đán” có nghĩa là “ngày”, đặc biệt là chỉ ngày đầu tiên theo lịch đời Hạ. “Nam Tề thư. Lễ chí thượng” có câu: “Tần nhân dĩ thập nguyệt đán thị tuế thủ” (Tạm dịch: “Người nhà Tần lấy ngày mùng một tháng 10 dùng làm ngày mở đầu cho năm).

Như vậy, “nguyên đán” có nghĩa là “ngày đầu tiên của năm”. Một trong những lần xuất hiện đầu tiên của từ “nguyên đán” trong tiếng Hán là ở bài “Chính nguyệt” trong “Mộng Lương lục” quyển 1 của Ngô Tự Mục đời Tống: “Chính nguyệt sóc nhật, vị chi Nguyên đán, tục hô vi tân niên” (Ngày mùng một tháng Giêng được gọi là Nguyên đán, thường gọi là năm mới). Trong tiếng Hán xưa, cùng nghĩa với tiếng Hán còn có từ “nguyên nhật”, “nguyên nhật” có nghĩa là ngày đầu tiên của tháng Giêng”.

Không biết trong tiếng Hán có nói “Tết Nguyên Đán” (Nguyên Đán tiết) như trong tiếng Việt hay không, bởi trong các bộ Từ điển tiếng Hán không thấy có xuất hiện cách nói này.

NewVietArt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét