Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BAO GIỜ CÓ CẢI CÁCH TƯ PHÁP?

Thùy Linh
15-03-2013

Đảng, Nhà nước đang khuyến khích mọi công dân đóng góp dự thảo Hiến pháp năm 1992; tôi thiết nghĩ: Lý luận làm gì? Kinh viện sách vở làm gì? Nên đi từ thực tiễn những vụ việc như thế này có phải hay không?

Bao giờ Việt Nam có nền Tư pháp thật sự? Ai trả lời được câu hỏi này? Còn hiện giờ người dân vẫn phải chịu thua thiệt đủ đường mỗi khi có chuyện phải dính vào luật pháp. 

Không ai ngạc nhiên với đơn thư từ chối luật sư bào chữa từ trại giam của bị can (?). 

Không ai ngạc nhiên sau nhiều tháng bị bắt, giam cầm, bị can vẫn không được tiếp xúc với các luật sư, hoặc có tiếp xúc thì rất hạn chế, luật sư như bị giám sát, quản thúc của cán bộ trại giam vậy. 

Dù bị phạm tội gì, an ninh hay dân sự thì các bị can đều chịu thiệt thòi này, đặc biệt tội dính đến an ninh quốc gia thì coi như biệt giam. Không ai biết được những người bị giam giữ có được đối xử tử tế, được hưởng quyền tối thiểu của con người, cán bộ điều tra có làm đúng nguyên tắc hay không? 

Các phiên tòa xét xử cũng có luật sư bào chữa, có tranh tụng tại tòa. Nhưng các lý lẽ của các luật sư chưa khi nào có thể thay đổi được án đã y từ khi tòa chưa mở phiên xét xử, dù chứng cứ của họ vững chắc đến mấy…Thay đổi bản chất vụ án là không bao giờ. Đã bị bắt thế nào cũng lôi ra tội, dù ít hay nhiều, không tội này sẽ ra tội khác. 

Thế nên càng thương cái nghề luật sư ở nước mình. Lập pháp thì tranh luận triền miên, mãi chưa có nổi bộ luật hoàn chỉnh. Hành pháp thì lạm quyền. Tư pháp thiếu minh bạch, đầy uẩn khúc. “Cái nước mình nó thế” nên mãi tăm tối, bất công vậy sao…

ĐAU BUỒN! ĐẢNG CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP 
MÀ THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀY ĐÂY.

Luật sư Trần Đình Triển

Hôm nay, tôi đến trại tạm giam công an tỉnh Vĩnh Phúc để gặp bị cáo Hà Tuấn Ngọc. Đây là một vụ án còn nhiều vấn đề để bàn luận:

Ông Hà Tuấn Ngọc, sinh năm 1955; đảng viên Đảng CSVN, thương binh, luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ, phóng viên báo chí tại Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Phú Thọ; là người đã viết nhiều bài báo phản ánh những dấu hiệu có tính tiêu cực, vi phạm pháp luật tại Vĩnh Phúc. Việc ông bị khởi tố, truy tố về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, tôi xin chưa nêu tại đây, sẽ trình bầy tại phiên tòa sơ thẩm sắp tới.

Đến trại tạm giam, tôi rất chú ý để thực hiện quy chế trại tạm giam như: bỏ tất cả đồ đạc bên ngoài chỉ cầm hồ sơ và bút vào thôi, qua cổng trại đi qua một hệ thống kiểm tra như ở sân bay. Vào phòng xét hỏi, lạ lùng nhất là được bố trí một thượng úy ngồi bên cạnh tôi, một thượng úy ngồi cạnh bị cáo Ngọc. Tôi đã giải thích: “Trại có quyền làm công tác bảo vệ xin mời các anh ra ngồi ngoài hành lang, còn đây là luật sư làm việc với bị cáo mà giám sát như thế này thì còn làm việc gì nữa, sinh ra nghề luật sư để làm gì? Làm tốn thêm tiền mời luật sư của dân”. Tôi được sự trả lời từ phía hai thượng úy: “Chúng tôi không biết, đây là việc chúng tôi thi hành lệnh của lãnh đạo chúng tôi”.

Tôi là người rất ít lấy lời khai của bị can bị cáo, thông thường chỉ hỏi, ghi nhớ trong đầu rồi đối chiếu với hồ sơ tài liệu, đặt câu hỏi tại phiên tòa. Hôm nay, trước tình cảnh như vậy buộc tôi phải lấy lời khai để làm bằng chứng cho tôi sẽ kiến nghị lên Ban bí thư Trung ương, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Bộ Tư pháp, Ủy ban tư pháp Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ,... để thấy được Đảng chủ trương rất đúng về cải cách tư pháp, nhưng trên thực tế là thế này đây.

Trong suy nghĩ tôi đang định hình tư tưởng và phương hướng như vậy, vội vàng viết và ghi lời khai (vừa hỏi vừa ghi khoảng được 10 phút), cộng với thời gian phản ứng việc cử 02 cán bộ công an ngồi bên cạnh. Tổng cuộc gặp được 20 phút thì bất chợt có điện thoại cho một thượng úy, ngay sau đó 02 thượng úy đều đồng thanh tuyên bố kết thúc cuộc gặp của luật sư với bị cáo. Tôi hỏi 02 thượng úy, quy chế về tổ chức và quản lý trại tạm giam của Chính phủ do Thủ tướng ký quy định: “Luật sư được gặp bị can bị cáo trong thời gian không quá một giờ, tôi mới gặp được 20 phút tại sao lại ra lệnh chấm dứt?”. Hai thượng úy đồng thanh trả lời: “Chúng tôi không biết đó là lệnh của lãnh đạo”.

Đảng, Nhà nước đang khuyến khích mọi công dân đóng góp dự thảo Hiến pháp năm 1992; tôi thiết nghĩ: Lý luận làm gì? Kinh viện sách vở làm gì? Nên đi từ thực tiễn những vụ việc như thế này có phải hay không?

Blog Bửu Đòan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét