Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIẢI PHÓNG

Huy Đức
28-04-2013

TNM: Sau đây là những ý kiến bạn đọc được trích đăng thay lời dẫn nhập của TNM:

Minh Doan "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa" Hồ Chí Minh nói nhưng ông không thực hiện điều đó cho dân khi ông còn sống và những nhà lãnh đạo Việt Nam sau ông cũng không ai làm. Suy ngẫm đơn giản, đừng mong sự ban phát tự do và hạnh phúc cho dân từ chế độ độc tài. Tự do và hạnh phúc chỉ đến cho dân khi người dân thực hiện quyền để mưu cầu tự do và hạnh phúc cho chính mình. Quyền đó được gọi là "Dân Chủ".

Xuân Bình Nguyễn Nếu tôi nhớ không nhầm thì câu này "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa" đã thuộc "bản quyền" của Phan Chu Trinh? Nếu phải trả lại tác quyền cho tiền nhân thì ông Hồ còn lại bao... tuyên ngôn chính chủ?

Tôi tin chắc một điều: hiện nay, Huy Đức là một trong không nhiều người Việt thẩm nhận sâu sắc thảm kịch "Độc lập- Tự do" của đất nước này. Nhưng quả thật tôi không thể hiểu được vì sao Huy Đức phải trích dẫn vài lời đầu môi chót lưỡi của ông Hồ? Điều này có mâu thuẫn gì với vài dòng kết khá nặng đòn khi HĐ phán xét về nhân vật này trong Quyền Bính?

Pham Quoc Đồng ý với Minh Đoàn. Nhưng cũng nên thông cảm cho ông Hồ , Liên Xô, Trung Quốc chỉ ủng hộ đánh Pháp, Mỹ và đồng bào miền Nam chứ không ủng hộ đem lại tự do , ấm no cho Việt nam thì sao ông Hồ làm được .

**********
Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả".

Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách "ngoại giao cây tre" nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phải với một "mandi" mà là một đế quốc. Thay vì "tuẫn tiết", Thiên hoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Tinh thần độc lập cũng vô cùng cao cả. Nhưng, như Hồ Chí Minh nói: "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa". Năm 1999, người Úc đã từng trưng cầu dân ý về việc họ có nên thay thế quan toàn quyền của Nữ Hoàng Anh bằng một chế độ cộng hòa tổng thống (độc lập) hay không, kết quả là đa số dân Úc đã nói không. Bởi, điều quan trọng nhất là hạnh phúc và tự do thì người dân đã có.

Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản. Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh. Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.

Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng.

1 nhận xét:

  1. Còn tin vào miệng lưỡi giảo quyệt! chưa tỉnh tk 21 rồi !

    Trả lờiXóa