Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU HỐI THÚC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CHẤM DỨT VI PHẠM NHÂN QUYỀN

FIDH
Người dịch: Lê Anh Hùng

Trên tinh thần hoan nghênh nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về Việt Nam hôm thứ Năm vừa qua, Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) cùng tổ chức thành viên của nó, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền như thế và hối thúc Liên minh Châu Âu tiếp tục nỗ lực để đạt được mục đích đó.

Phản ảnh những quan ngại được nêu lên trong bản phúc trình do FIDH và VCHR công bố mang tên “Các blogger và công dân mạng bị giam cầm”, Nghị viện Châu Âu đã nghiêm khắc “lên án tình trạng vi phạm nhân quyền liên tục ở Việt Nam, bao gồm những hành vi hăm doạ chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tuỳ tiện, những án tù hà khắc và những phiên toà bất công, nhằm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng lẫn ngoài mạng Internet, thể hiện sự vi phạm rõ ràng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của Việt Nam”, đồng thời “hối thúc chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các bloggers, nhà báo mạng và những người bảo vệ nhân quyền”.

Nhắc lại việc một số blogger đã bị kết án chiểu theo những điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia” và bày tỏ thái độ quan ngại về bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”, Nghị viện Châu Âu kêu gọi Việt Nam bãi bỏ và sửa đổi những luật lệ hạn chế quyền tự do ngôn luận và điều chỉnh cho phù hợp với các chuẩn mực cũng như nghĩa vụ quốc tế.

Ông Souhayr Belhassen, Chủ tịch FIDH, phát biểu: “Việc Liên minh Châu Âu dứt khoát thừa nhận mức độ nghiêm trọng của tình hình là một nguồn cổ vũ rất đáng quý đối với những người bị sách nhiễu, hăm doạ và bắt giữ tuỳ tiện chỉ vì họ thực hành quyền tự do ngôn luận của mình ở Việt Nam.”

Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt việc truy bức tôn giáo, việc thu hồi đất đai, và đảm bảo cơ hội tiếp cận những chế tài pháp lý sửa sai (legal remedy), cũng như sự bồi thường thoả đáng, cho những nông dân bị tước mất đất đai.

Lưu ý việc bản nghị quyết ra đời ngay trước cuộc viếng thăm của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Việt Nam tới Brussels hôm thứ Năm, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, phát biểu: “FIDH và VCHR hy vọng nghị quyết sẽ khiến Việt Nam nhận ra sự cần thiết phải chấm dứt chính sách phân biệt đối xử với các sắc dân và các nhóm tôn giáo thiểu số.”  Đây là những chính sách đã được nêu trong bản báo cáo mà VCHR trình Uỷ ban Xoá bỏ Phân biệt Chủng tộc (CERD) tháng 2/2012, liên quan đến việc tước đoạt đất đai của tổ tiên, việc xua đuổi dân cư, việc di dân người Kinh do Nhà nước tài trợ sang các khu vực của người thiểu số, việc truy bức tôn giáo, việc bắt bớ tuỳ tiện và các vụ mất tích.

Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoan nghênh lời kêu gọi của Nghị viện Châu Âu về việc đánh giá sự tương thích với nhân quyền trong các chính sách của chính phủ Việt Nam, điều sẽ được đưa vào nghị trình của Liên minh Châu Âu.  Như đã nhắc lại trong nghị quyết, Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam có một điều khoản về nhân quyền, quy định việc tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ là một yếu tố cơ then chốt trong mối quan hệ song phương EU – Việt Nam.

Nguồn: FIDH


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét