Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THÁNG TƯ MONG CÓ HOA ĐỎ, HOA VÀNG

Bùi Văn Phú
30-04-2010

Hình bên: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nơi chôn cất hàng chục nghìn binh lính cộng hòa (ảnh Bùi Văn Phú)

Hôm qua nhân có dịp vào lớp học của một đồng nghiệp, nhìn trên tường lớp thấy giấy học trò cùng những hàng chữ viết về nguồn gốc của mình, có hai lá cờ đập ngay vào mắt tôi. Một cờ đỏ, một cờ vàng. Tôi đọc thoáng qua. Một em có gia đình đến từ Cần Thơ, một em gia đình gốc Sài Gòn. Một em sinh ra ở Mỹ, một em mới đến Hoa Kỳ được ba năm. Cả hai đang là học sinh lớp 6.

Cả tháng Tư này các cơ sở truyền thông Việt ngữ vùng San Jose, nơi có hơn một trăm nghìn cư dân gốc Việt định cư kể từ 35 năm qua, đã rộ lên những bài viết, những chương trình phát thanh về chủ đề tháng Tư, mà có người gọi là Tháng Tư Đen.

Những khúc ca bi hùng từ một thời binh lửa chiến tranh lại réo rắt trên sóng. Những kí sự trại cải tạo, những câu chuyện vượt biển, vượt biên tìm tự do lại được đọc trên đài, được kể lại trên những trang giấy báo. Những lễ tưởng niệm, những chương trình văn nghệ về lính được tổ chức.

Có mấy người Việt nay đang ở vào lứa tuổi 45 hay cao hơn mà không nhớ ngày đổi đời ấy, một dấu mốc thời gian đã được chọn để phân định trước sau. Ngày mà những người còn trẻ bây giờ ở hải ngoại hay thắc mắc hỏi các bậc cha anh về ý nghĩa của nó.

Hôm qua nhân có dịp vào lớp học của một đồng nghiệp, nhìn trên tường lớp thấy giấy học trò cùng những hàng chữ viết về nguồn gốc của mình, có hai lá cờ đập ngay vào mắt tôi. Một cờ đỏ, một cờ vàng. Tôi đọc thoáng qua. Một em có gia đình đến từ Cần Thơ, một em gia đình gốc Sài Gòn. Một em sinh ra ở Mỹ, một em mới đến Hoa Kỳ được ba năm. Cả hai đang là học sinh lớp 6.

Sáng nay trong lúc chuyện vãn khi đứng bên ngoài cổng trường cùng đồng nghiệp tham gia đình công, có bạn hỏi tôi chuyện quê nhà, có lẽ vì mấy hôm nay truyền hình Mỹ cũng đưa tin liên quan đến Việt Nam vào dịp kỉ niệm 35 năm ngày 30-4, thường được báo Anh ngữ gọi là “Ngày chính quyền miền Nam đầu hàng cộng sản miền Bắc”, đánh dấu một thất bại to lớn của Hoa Kỳ.

Bạn hỏi tôi có còn nhớ gì về ngày rời Việt Nam của mình. Tôi nhớ chứ và nhớ rất rõ. Ở vào tuổi mà tôi bây giờ đã có thể về hưu sau gần 30 năm làm việc ở Mỹ, tôi vẫn nhớ từng chi tiết ngày mình rời bỏ quê hương ra đi khi Sài Gòn hấp hối. Nhớ biển cả mênh mông tôi đã lênh đênh trên đó mà không biết tương lai trôi dạt về đâu.

Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi an nghỉ của bộ đội cộng sản (ảnh Bùi Văn Phú)

Bạn hỏi thân nhân có ai hy sinh trong chiến tranh. Câu hỏi làm tôi chùng lòng, bồi hồi nhớ đến những người đã hy sinh trên mảnh đất thân yêu đó. Những người thân chết trận Bình Giã, chết ở căn cứ Long Thành. Những láng giềng mất tích trong Mùa Hè Đỏ Lửa hay hy sinh ở mặt trận Dầu Tiếng. Những bạn học là lính, là sĩ quan chết ở Cai Lậy hay mất tích trên chiến trường biên giới.

Tôi đã tả cho bạn nghe cảnh xác lính Mỹ cùng xác cư dân tan nát, vương vãi trên đường sau một vụ đặt chất nổ TNT giữa thành phố. Hay Mậu Thân với xác bộ đội mang dép Bình Trị Thiên cùng xác dân lành nằm dọc trên quốc lộ 1 từ Ngã Tư Bảy Hiền đến nhà máy dệt Vinatexco.

Tôi nói với bạn rằng cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu, nhưng tôi không bao giờ quên những người đã chết, của cả mọi phía, vì tôi tin họ đã chết cho lý tưởng của tuổi trẻ thời đại bấy giờ. Vì thế những khi tham quan Thủ Đô Washington hay trở về Việt Nam tôi thường tìm đến đài tưởng niệm, nghĩa trang quân đội và đài tử sĩ để cúi đầu cầu nguyện và nếu được sẽ thắp một nén nhang cho những chiến binh đã ra chiến trường và không bao giờ trở lại. Họ đã chết để tôi và nhiều người Việt được sống.

Bạn cũng biết những thông tin liên quan đến lá cờ mà tôi gọi vắn là “Red flag, Yellow flag” - cờ đỏ, cờ vàng - mà truyền thông Mỹ thỉnh thoảng có đưa tin. Chuyện sắc màu đỏ vàng trên đất nước Việt Nam đã là những xung đột như chuyện màu da đen trắng đã có trong lịch sử xã hội Hoa Kỳ.

Và mơ ước của tôi là một ngày trên đất nước Việt Nam, nơi nghĩa trang của những người lính sẽ nở rộ những bông hoa đỏ, hoa vàng.

BBC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét