Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




“CUỘC CHIẾN”… GIỮA THỜI BÌNH

Nguyễn Anh Dũng
21-05-2013
(Hồi Ký Trên Những Nẻo Đường Chiến Tranh)

1. Hiện tình đất nước

Những ai đã từng sống trong cuộc chiến, đều cảm nhận được sự chết chóc và hủy diệt của chiến tranh. Vì vậy đấu tranh bảo vệ hòa bình không chỉ là tâm nguyện mà còn là hành động của những người có lương tri trên toàn thế giới.

Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh như vậy, chiến tranh kết thúc cách nay đã 38 năm. Tuy nhiên dư âm của cuộc chiến vẫn diễn ra, mặc dù không có chiến tuyến, không có quân ta quân địch. Không có các binh chủng hợp thành với các loại vũ khí hạng nặng. Nhưng hòa hợp dân tộc vẫn chưa được thực hiện, cuộc chiến giữa thời bình vẫn diễn ra không kém phần quyết liệt.

Hội nghị TW 7 là công việc nội bộ của Đảng CS, nhưng vì là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (HP 1992), vì vậy người dân không quan tâm nhưng vẫn phải nghe, nghe rồi phải suy xét để thấy được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái chưa tốt, quan trọng hơn cả là giữa lời nói và việc làm.

Khác với mọi lần, hội nghị lần này diễn ra một cách lặng lẽ, ít thấy các băng rôn khẩu hiệu, cờ đèn kèn trống chào mừng. Các cuộc nhảy múa mua vui, ca ngợi hội nghị thành công tốt đẹp!

Bên ngoài: Các lực lượng cảnh sát tăng cường hoạt động, để sẵn sàng đàn áp các cuộc khiếu tố, tập trung đông người được cho là “Mang mầu sắc chính trị”, như tổng TT CP Huỳnh Phong Tranh đã từng đe dọa.

Bên trong: Không khí hội nghị nóng lên từng ngày, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa “Cung vua” và “Phủ chúa” diễn ra quyết liệt tới tận đêm khuya. Để rồi căn cứ vào đó, các nhóm lợi ích biết đường để“Làm ăn”.

Người dân đã quá khổ bởi sự độc tài chuyên chế của đảng, những điều đã được nêu ra từ những đại hội, hội nghị nhiều năm về trước nay được “sao lại”. Thành tích chỉ là tưởng tượng, tội lỗi thì ngày càng gia tăng.

Chiến trường mở rộng:

Biên giới phía Bắc, hải phận của Tổ quốc bị “Bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” (HP 1980) lấn chiếm, lừa gạt bằng quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Cùng với sự có mặt của chúng trên khắp miền đất nước đã làm nguy cơ Việt Nam bị phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc là có thật.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân” (HP 1992). Khi mà Nhà nước giữ thái độ im lằng thì người dân lại bức xúc đã xuống đương biểu tình phản đối. Nhà cầm quyền đã ngăn cản, đàn áp bắt bớ, bỏ tù và ru ngủ bằng luận điệu “Đã có Đảng và nhà nước lo”.

Tham nhũng được xác định là giặc nội xâm, “Là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” (NQ TW 3-K 10). Tham nhũng giờ đây không còn là những vụ đơn lẻ, có tính chất ăn mảnh của một vài cá nhân. Mà đã trở thành có tổ chức từ trung ương tới địa phương, liên quan đến những người đứng đầu chế độ. Trong đó vụ tham nhũng của CN Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Ủy viên BCĐ TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Văn Hiện, từ năm 2003 đã bị TW Đảng đánh “chìm xuồng” là một ví dụ điển hình.

Người dân chống tham nhũng theo luật định bằng các đơn thư tố cáo và báo tin về tội phạm. Sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, giữa những người có trách nhiệm giải quyết, hoặc việc cố tình im lặng về các vụ nghiêm trọng do đảng viên là cán bộ thuộc diện TW quản lý gây nên… đã chứng minh Đảng CS đã từ bỏ quyền lãnh đạo, là sự bất lực của Nhà nước CS trong cuộc chiến chống tham nhũng trên mọi lĩnh vực.

Hệ lụy của nó là Việt Nam là nhà nước pháp quyền mà như vô chính phủ, môi trường bị hủy hoại, đạo đức xuống cấp, lòng tin của người dân bị xói mòn. Không chỉ máu và nước mắt đã đổ, mà cái chết của người dân cũng đã hiện diện tại vườn hoa, trên đường phố, đồng ruộng xóm làng, trong đồn công an.

Thương trường là chiến trường, cuộc chiến giữa các tập đoàn kinh tế nhà nước, các ngân hàng để giành giật cho lợi ích nhóm, bất chấp ảnh hưởng của nó tới xã hội và người dân như thế nào.

Các cuộc xuống đường diễu hành phản đối công an đánh giết người ở tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc; của dân oan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, ở Dương Nội quận Hà Đông TP Hà Nội, ở huyện Tiên Lãng Hải Phòng, ở Thanh Hóa, Nam Định chống cướp đất; của đồng bào Giáo xứ ở Đồng Chiêm, Cồn Dầu đòi tự do tín ngưỡng; của nhà báo tự do các blogger; của lớp người trẻ tuổi như NS Việt Khang, NB Nguyễn Đắc Kiên, SV Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha công khai chống Trung Quốc xâm lược, đòi hỏi tự do dân chủ, nhân quyền… và còn rất nhiều vụ việc khác đã không thể thống kê được hết.

Mỉa mai thay, một hoạt động thể thao lành mạnh ngày 12/5 ở Hà Nội cũng bị lực lượng an ninh chìm, mang hung khí đến đe dọa, bắt chủ sân phải đình chỉ trận bóng đá giao hữu giữa đội NO-U FC với đội bạn. Cực chẳng đã, các cầu thủ đã phải có biện pháp phòng vệ chính đáng (Đ 15 LHS), ghi hình làm bằng chứng, bị bẽ mặt kẻ gây hấn đã phải bỏ chạy. Nếu không kiềm chế được, có lẽ đây sẽ lại là “Cuộc chiến” giữa thời bình!

Không cam chịu bị tước đoạt quyền con người, các cuộc dã ngoại trao đổi về nhân quyền theo Công ước quốc tế của LHQ và Hiến pháp VN, được thực hiện một cách ôn hòa, công khai minh bạch để người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình, cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, như ở Hà Nội, ngăn cản như ở Nha Trang và đàn áp như ở TP Hồ Chí Minh.

Thực tế như trên đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, cộng đồng người Việt ở xa Tổ quốc, đã cùng chung tay, chung sức đồng lòng cất cao tiếng nói: “Già trẻ gái trai giơ cao tay, chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” (CK Anh là ai?) Các cơ quan truyền thông và tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại về tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

2. Ngày trở về:

Trước hết tôi phải xin lỗi hẹn về lời mời gọi của bạn bè chiến hữu mời trở về trong buổi gặp mặt truyền thống kỷ niệm 42 năm ngày nhập ngũ, tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Hơn ai hết, các cựu chiến binh trong lực lượng vũ trang đã phải chịu cảnh: “Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tàn hoang” (NS Văn Cao). Nhiều lúc lòng tự vấn: “Hỏi em ai sương gió đường xa / Vai ba lô nặng đầy / Cây súng trong đêm dài / Miệt mài tranh đấu vì ai?“ (NS Phạm Thế Mỹ).

Đa số cựu chiến binh là những người nông dân mặc áo lính. Họ ra đi từ mái tranh nghèo, xông vào cuộc chiến theo khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Sau cuộc chiến trở về khi sức khỏe đã giảm sút, tuổi xuân đã qua đi, cơ hội được đào tạo để hòa nhập với cộng đồng cũng không còn, tài sản không có, với 2 bàn tay trắng họ nghèo vẫn hoàn nghèo.

Cũng không có ước vọng gì nhiều. Họ cũng chỉ mong được đối xử như những con người thực sự, theo chế độ chính sách chung nhưng đâu có được. Ruộng đất đã bị thu hồi, nguồn sống không còn, họ bị đẩy ra đường và trở thành người thất nghiệp. Phải chịu bao tầng áp bức, bóc lột bởi quốc nạn tham nhũng.

Dường như họ phải “Đi xin” những thứ của chính mình – Quyền con người. Duy nhất được “Tự do” nghe theo lời tuyên truyền của Đảng, để làm những điều ngang trái với Hiến pháp và Công ước quốc tế, không bàn cãi!

“Cuộc chiến” giữa thời bình không chừa một ai và ngày một lan rộng. Người cựu chiến binh năm xưa, nay lại phải tiếp tục cuộc chiến. Bởi vì “Tôi không thể ngồi yên, để đời sau cháu con tôi làm người. Cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt Nam” (CK VN tôi đâu?).

“Cuộc chiến” giữa thời bình là một tất yếu khách quan, là sự đòi hỏi tháo dỡ độc tài, xây nền dân chủ, hướng tới mục đích cao đẹp và tự nhiên là nhân quyền và công lý. Ở đó mọi người dân đều có quyền hưởng thụ thành quả lao động, làm chủ đất nước. Góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của đất nước.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2013
Blogger N.A.D.
Nhà giáo – Cựu chiến binh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét