Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC "GIẾT CHẾT" LUẬT QUỐC TẾ

Kiệt Linh 
24-05-2013

Hình bên: Trung Quốc gần đây thường xuyên đưa tàu thuyền vào quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông.

TNM: Cần gì phải dẫn chứng " đe dọa tàu thuyền của các nước khác", giặc ngọai xâm liên tục đánh bắt đàn áp ngư dân mình, "tàu cá Việt bị đâm tơi tả", cớ sao lãnh đạo làm ngơ không biết ?

Tại sao truyền thông Đảng chỉ đăng lại những gì các quốc gia khác khẳng định - mà không thấy dấu hiệu chính lãnh đạo nước mình lên tiếng phản đối giặc phương Bắc ? phải chăng vì chính phủ VN quá tất bật lo việc đàn áp, tuyên án tù thanh niên yêu nước và tranh nhau chiếm đọat những gì còn lại của đất nước ?

Trong bài phát biểu trước các sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Pamantasanng Lungsodng Maynila hôm 18/5 vừa rồi, Thẩm phán Carpio đã nói rằng, với việc đòi chủ quyền bằng đường 9 đoạn nói trên, Trung Quốc đã “cướp” đi các quyền hàng hải của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia ở những khu vực đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa mở rộng. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng UNCLOS.

"Trong trường hợp của Philippines, đường 9 đoạn của Trung Quốc đã lấy đi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng trên Biển Đông ở phạm vi ngoài 30 đến 50 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc lấy đi của Philippines 80% vùng đặc quyền kinh tế và 100% vùng thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông", ông Carpio cho biết.

Philippines đã phê chuẩn UNCLOS năm 1984 trong khi Trung Quốc ký năm 1996. Có tất cả 165 nước có biển đã ký vào thỏa thuận quốc tế này.

Trong khi đó, Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn từ năm 1948 và giờ vẫn tiếp tục sử dụng nó như một cơ sở để tranh giành chủ quyền. Một chuyên gia quốc phòng Australia từng khẳng định, đó là điều bất hợp pháp. Ông Carpio cũng nhất trí với quan điểm này, giải thích rằng “bằng cách phê chuẩn UNCLOS, các nước thành viên đã có ràng buộc và phải tuân theo” tất cả những tiêu chuẩn và cơ chế của UNCLOS.

Biển Đông không phải là hồ của Trung Quốc

"Với việc đòi chủ quyền thông qua đường 9 đoạn, Trung Quốc đang định biến Biển Đông thành một cái hồ của nước này, cho phép họ đơn phương chiếm đoạt cho riêng mình những thứ thuộc về các quốc gia ven biển có chủ quyền khác. Đây là hành động thách thức UNCLOS," ông Carpio nói.

Thẩm phán Philippines dẫn lời Tổng Giám đốc Viện Hàng hải Malaysia nói, việc đòi chủ quyền bằng đường 9 đoạn là “phù phiếm, quá đáng và không hợp lý bởi chẳng ai có thể tưởng tượng được là Biển Đông lại bị bất kỳ nước nào đó coi là vùng lãnh hải hay là một cái hồ của riêng họ".

"Đường 9 đoạn của Trung Quốc đơn giản là không thể tồn tại song song với UNCLOS – cái này tiêu diệt cái kia. Nếu để đường 9 đoạn của Trung Quốc tồn tại, nó sẽ xóa sạch hàng thế kỷ tiến bộ của luật biển”, Thẩm phán Carpio nhấn mạnh.

Ông Carpio cũng nói thêm rằng, nếu đường 9 đoạn của Trung Quốc được duy trì, điều đó sẽ “khích lệ các cường quốc hải quân khác đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển hay đại dương bất kỳ trên thế giới, chiếm đoạt những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng của các quốc gia ven biển khác".

Việc đòi chủ quyền dựa trên đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng gây phương hại cho UNCLOS. “Hiện nay, không có gì nguy hiểm đối với sự tồn tại và sống sót trong tương lai của UNCLOS hơn là đường 9 đoạn của Trung Quốc. Các học giả chuyên nghiên cứu về luật biển trên toàn thế giới đều xem đường 9 đoạn của Trung Quốc là hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở nào dựa trên luật quốc tế”, ông Carpio khẳng định.

Bắc Kinh phải tuân theo luật quốc tế

Vị thẩm phán cấp cao của Tòa án Tối cao Philippines cho rằng, Bắc Kinh có trách nhiệm phải tuân theo cơ chế giải quyết tranh chấp được đưa ra trong UNCLOS.

Dù Trung Quốc từ chối không tham gia vào phiên tòa quốc tế thì tiến trình này vẫn được tiếp tục và Tòa án Quốc tế về Luật Biển vẫn sẽ ra phán quyết theo UNCLOS.

Hồi tháng 1, Manila đã quyết định đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa họ với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế theo UNCLOS. Manila muốn toàn án quốc tế đưa ra phán quyết rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc là phi pháp và vô lý.

Bắc Kinh đã phản đối tiến trình trên. Nước này từ lâu luôn khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa họ với các nước láng giềng trên cơ sở đàm phán song phương với từng nước một. Trong khi miệng đòi đàm phán song phương, Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền và người đến các vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Theo lời ông Carpio, Manila đang yêu cầu tòa án quốc tế xem xét tính pháp lý của đường 9 đoạn của Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thể chiếm đoạt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng của Philippines hay không.

"Chúng tôi cũng yêu cầu tòa án quốc tế ra phán quyết về tính pháp lý của những vùng lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi đã đề nghị tòa án quốc tế xem xét thêm về việc liệu Trung Quốc có thể được chiếm đóng và dựng lên các cơ sở trên những bãi cạn ngập dưới mặt biển và nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines hay không”, ông Carpio nói thêm.

Cũng theo ông này, tòa án quốc tế còn cần phải ra phán quyết về việc liệu Trung Quốc có thể đơn phương chiếm đoạt các vùng lãnh hải ở ngoài khơi xa.

Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyết định của tòa án quốc tế và thực thi nó nếu Manila thắng vụ kiện. Philippines không có sức mạnh hải quân để buộc Trung Quốc phải tuân theo phán quyết đó.

Thậm chí khi có phán quyết của Tòa án Quốc tế, Hội đồng Bảo an cũng chỉ có thể hành động nếu không có nước nào trong 5 thành viên thường trực phản đối một nghị quyết mà một trong 5 thành viên này lại là Trung Quốc.

Bản thân UNCLOS cũng không đưa ra bất kỳ cơ chế thực thi phán quyết nào. Như vậy, cách tốt nhất để Philippines buộc Trung Quốc phải tuân theo phán quyết của tòa án quốc tế là tranh thủ dư luận quốc tế, ông Carpio nói.

"Một quốc gia cần phải tuân theo pháp quyền nếu nước đó muốn được chấp nhận là một thành viên và là lãnh đạo của một cộng đồng các quốc gia văn minh. Nếu một quốc gia từ chối tuân theo pháp quyền thì họ sẽ trở thành một quốc gia đứng ngoài pháp luật và xã hội. Một quốc gia đang có tham vọng trở thành cường quốc thế giới nhưng từ chối tuân theo pháp quyền sẽ là điều nguy hiểm đối với hòa bình và sự ổn định của thế giới”, ông Carpio nhấn mạnh.

Kiệt Linh - (theo abs-cbnnews)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét