Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MẤT ĐI Ý CHÍ ĐẤU TRANH: BÀI HỌC TIBET

Ngọc Nhi Nguyen
30-5-2014

Một dân tộc mất đi ý chí đấu tranh thì trước sau gì cũng trở thành nô lệ cho một dân tộc khác .

Tây Tạng (Tibet) vốn là 1 quốc gia rộng lớn và giàu có , với lịch sử trên 3000 năm rất thịnh vượng .

Nằm giáp ranh với 3 cường quốc hung hãn là Mông Cổ , Trung Hoa và Ấn Độ , Tây Tạng thường xuyên bị lấn đất , bị xâm lược . Nhưng suốt mấy ngàn năm đó Tây Tạng vẫn giữ được độc lập nhờ 2 yếu tố : Những vị vua can trường và quân đội tinh nhuệ , thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người dân Tây Tạng .

Người Tây Tạng sống chủ yếu bằng nghề du mục. Họ sống bằng nghề chăn nuôi và săn bắn là chính . Vì vậy thanh niên nam nữ Tây Tạng rất giỏi cưỡi ngựa , bắn cung và đấu kiếm . Quân lính của Tây Tạng cổ rất thiện chiến và can đảm , họ có câu nói đầu lưỡi là " kẻ thù chưa chết hết thì ta không về nhà ! ". Nhờ vậy mà họ không những có thể đẩy lùi mọi cuộc tấn công xâm lược của Trung Hoa , Mông Cổ và Ấn Độ , mà còn nhiều lần đem quân sang đánh chiếm các vùng lân cận .

Khi đạo Phật được truyền bá sang Tây Tạng , vào khoảng năm 615 , vua Songtsan Gampo theo đạo Phật , biến đạo Phật thành quốc giáo , cho dịch nhiều kinh sách và bắt đầu xây những ngôi chùa nguy nga tráng lệ . Người dân Tây Tạng bắt đầu được khuyến khích theo đạo Phật, ăn chay, ngừng sát sanh và từ từ bỏ đi ý chí chiến đấu .

Hơn 1000 năm sau đó , nhờ vào uy tín của các đời vua Tây Tạng, nhờ các vị Lama Tây Tạng đi khắp nơi truyền bá Chánh pháp, cùng việc Phật giáo phát triển cực thịnh ở các nước láng giềng , từ Ấn Độ , Trung Quốc đến Mông Cổ , Nepal ... giúp cho Tây Tạng không cần dùng quân đội vẫn giữ được độc lập nước nhà . Vì các vị vua các nước láng giềng cũng đều sùng đạo Phật , và coi rất trọng các vị sư người Tây Tạng .

Dần dà , quân đội Tây Tạng được giải tán , đa số thanh niên Tây Tạng vào chùa tu làm sư , và Đức Dalai Lama trở thành người lãnh đạo quốc gia toàn diện , vừa là 1 lãnh đạo tôn giáo vừa là 1 lãnh đạo quân sự và chính trị .

Mọi việc diễn ra tốt đẹp và Tây Tạng được sự trọng vọng của các nước láng giềng , an hưởng cảnh hòa bình thịnh vượng , cho đến khi Trung Quốc biến thành 1 quốc gia theo Cộng Sản .

Cộng sản là vô thần nên Chúa , Phật gì đều là con số KHÔNG trong mắt họ . Họ chỉ coi trọng lãnh đạo CS của họ, đó là Mao và Đặng , mà lãnh đạo CS nào thì cũng đều muốn xâm lược nước khác , bắt người khác phải theo chủ nghĩa CS của mình , nên sau khi lên cầm quyền không bao lâu thì Mao bắt đầu tiến hành xâm lược Tây Tạng , dưới cái tên mỹ miều là cuộc " cách mạng văn hóa " .

1950, quân đội Trung Cộng tràn sang xâm lược Tây Tạng . Không có quân đội , vũ khí để chống lại lính Trung Cộng , Tây Tạng thất thủ mau chóng . Các vị sư bình thường được coi trọng bị đem ra sỉ nhục, đánh đập, tù đày và sát hại. Người dân Tây Tạng từ lâu mất đi ý chí chiến đấu và đấu tranh , chỉ biết cúi đầu chấp nhận. Đức Dalai Lama cũng vô phương cứu Tây Tạng , đành phải chạy trốn sang sống lưu vong ở Ấn Độ .

Từ đó đến nay , đã hơn 1/2 thế kỷ , người dân Tây Tạng vẫn bị Trung Cộng đô hộ, đàn áp , trở thành những công dân hạng 2 sống vất vưởng , nghèo nàn trên chính quê hương của mình . Những cuộc nổi dậy của người dân bằng phương thức ôn hòa hay tự thiêu , hoàn toàn không có tác dụng gì trước nhà cầm quyền độc tài cộng sản Trung Quốc .

Nhìn lại VN , những tên thái thú ngồi trong Bộ Chính Trị Hà Nội , luôn tìm mọi cách làm nhụt đi ý chí chiến đấu và đấu tranh của người dân VN. Chúng nhồi nhét vào đầu người dân nỗi sợ chiến tranh , sợ hy sinh , sợ mất mát , sợ mọi thứ tranh đấu , sợ mọi ý tưởng phản kháng , chống đối ...

Tại sao vậy ?

Nên nhớ rằng , 1 dân tộc mất đi ý chí chiến đấu , mất đi ý chí đấu tranh , thì trước sau gì cũng bị 1 dân tộc khác bắt làm nô lệ 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét