Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHẢI THAY ĐỔI TỪ CỐT LÕI

31-5-2014
trích từ "Mọi Đổi Mới Đều Phải Bắt Đầu Từ Đổi Mới Tư Duy"

Nhìn lại chặn đường đã qua, đã bao lần Bộ GD&ĐT triển khai đổi mới từng khâu, nhất là các khâu thi, tuyển sinh, sách giáo khoa, nhưng chất lượng giáo dục vẫn trượt dốc không phanh. Giáo dục vẫn mãi lệch lạc trong dạy chữ - dạy người - dạy nghề, lệch lạc trong quy mô các cấp học, lệch lạc trong quy mô và chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, lệch lạc trong mở ngành đào tạo, lệch lạc trong quan điểm xã hội hóa, trong cơ chế quản lý. Thậm chí nhiều dự án lớn do các vị lãnh đạo bộ chủ trì sử dụng những khoản vay khổng lồ hàng chục triệu USD cho mỗi dự án, đã kết thúc từ lâu nhưng hiệu quả thực tế thì thật mờ nhạt. Các nhà quản lý giáo dục không thể chối cãi việc đã thất bại trong thực thi “quốc sách hàng đầu”.

Vì sao hàng chục năm đã trôi qua cùng không biết bao nhiêu tiền của, công sức đã đổ ra cho “đổi mới” mà xã hội vẫn mãi gánh chịu những hệ quả của một nền giáo dục yếu kém? Điều kiện tiên quyết để mọi công cuộc đổi mới thành công là đổi mới tư duy. Điều đó đã được chứng minh một cách hùng hồn qua công cuộc đổi mới mà Đảng phát động từ năm 1986. Từ đó đến nay bất cứ nơi nào vẫn theo nếp tư duy cũ đều trì trệ kéo dài và gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội. Thế nhưng những gì diễn ra cho thấy mặc dù những giải pháp đổi mới được đưa ra áp dụng trong các dự án của Bộ về cơ bản vẫn theo nếp tư duy cũ về mục tiêu, quan niệm về chất lượng, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, thi cử, cơ chế quản lý… Khi vấn đề vướng mắc liên quan đến cả hệ thống phức tạp mà giải pháp đưa ra chỉ nhằm cải thiện phần nào từng khâu riêng biệt chứ không nhắm vào vấn đề cốt lõi của cả hệ thống thì hệ quả tất yếu là không đạt được kết quả mong muốn như thực tế đã diễn ra, dù có bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, thời gian.

Những khiếm khuyết của tất cả các dự án giáo dục đều bắt nguồn từ một cái gốc chung – triết lý giáo dục. Đó là yếu tố định hướng tư tưởng chỉ đạo cách vận hành xuyên suốt của mọi cấp, mọi khâu trong hệ thống giáo dục từ lãnh đạo cao nhất đến từng giáo viên, từ mầm non đến đại học. Triết lý giáo dục là yếu tố quyết định nội dung và phương thức vận hành ở mọi cấp học trong việc xác định mục tiêu, nội dung dạy, phương pháp dạy và học, tiêu chí đánh giá chất lượng và liên quan đến những vấn đề trên là đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, sách cùng các loại học liệu, cơ sơ vật chất và cơ chế quản lý. Thế nhưng vấn đề đổi mới triết lý giáo dục tuyệt nhiên không hề được quan tâm hay cố tình tránh né trong tất cả các dự án đổi mới, mặc dù đó chính là tâm điểm của đổi mới.

Tình trạng nói trên về cơ bản không có gì khác trong cách hành xử kiểu lao vào vài khâu riêng lẻ được xem là “đột phá” của Bộ từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW. Điều đó càng thể hiện rõ qua “Dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” của Bộ, được trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhận được những nhận xét thẳng thắn rất xác đáng: “Toàn khẩu hiệu”, Thiếu tính khả thi”, “Không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục Việt Nam mười năm tới”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đặt câu hỏi rất thực chất: “Vậy trong cái này cái gì là mới? Từ năm 2000 đến nay tranh luận rất nhiều về sách giáo khoa, về chương trình. Vậy đến nay kết luận được những gì, đột phá là những gì?”

Đó là chưa nói đến số tiền dự trù khủng 34.275 tỉ đồng (cùng những đính chính không nhất quán và sau đó là rút lại) theo cách tiêu tiền của Bộ lâu nay, trong khi vị giáo sư có nhiều kinh nghiệm và rất được kính trọng Văn Như Cương cho rằng để soạn bộ sách giáo khoa mới chỉ cần vài phần trăm của số tiền nói trên. Một số câu hỏi khác cũng cần đặt ra là: Vì sao nhất thiết phải soạn lại toàn bộ sách giáo khoa? Đối với các môn khoa học tự nhiên, vì sao không thể chọn cách dễ hơn, hiệu quả hơn là dựa vào sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến với một số chỉnh biên cho phù hợp với nước ta, như một số bang của Mỹ đã từng sử dụng sách giáo khoa toán của Singapore? Và một câu hỏi chung khác: Vì sao cứ nhất thiết lúc nào các bộ cũng phải là “chủ thầu” các dự án, dự luật mà không thể do các cá nhân, tổ chức xã hội đề xuất, soạn thảo, còn các bộ đóng vai trò phản biện để tránh kiểu tư duy theo lối mòn hay nặng về lợi ích cục bộ, như các nước khác thường làm?

Đổi mới một hệ thống phức tạp mang “trọng bệnh” như giáo dục đào tạo cần những cái đầu với tư duy mới, chứ tuyệt nhiên không có chút hứa hẹn thành công nào với những cái đầu từ lâu đã quá lún sâu trong hố tư duy cũ. Chính nếp tư duy theo lối mòn gắn liền với tầm nhìn hạn chế, mãi tự trói buộc với cách làm theo thói quen nên không thể theo kịp yêu cầu không ngừng nâng cao của xã hội. Để tránh tình trạng tương tự nói trên, khi triển khai ý tưởng “điên rồ” làm ra những chiếc điện thoại không nút bấm, người được mệnh danh “Phù thủy sáng tạo” Steve Jobs đã thành lập nhóm hành động siêu dự án iPhone, hoàn toàn độc lập với bộ máy hiện hữu của công ty. Nhóm tập hợp những người xuất chúng trong từng lĩnh vực, với lập luận, chỉ những người không liên quan đến thành công của các sản phẩm trong quá khứ mới có khả năng tạo ra những thành công vượt trội. Phải chăng đó quả là bài học đáng giá để thoát khỏi sự kiềm hãm quá lâu của nếp tư duy theo lối mòn và hành động theo thói quen khi triển khai bất kỳ một dự án nào nhằm thay đổi căn bản và toàn diện hiện trạng?

Nguồn: TamSang.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét