Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THỦ TƯỚNG DŨNG SẼ "KẾT LUẬN" VỤ CỒN DẦU

18-9-2014

Cuộc đối thoại mới nhất giữa người dân giáo xứ Cồn Dầu và chính quyền Đà Nẵng về việc thu hồi đất đai của họ để làm dự án đã kết thúc mà không đạt được kết quả, truyền thông trong nước đưa tin.

Như vậy sau 15 lần đối thoại, sự việc ở Cồn Dầu sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để có kết luận cuối cùng.

Mâu thuẫn giữa giáo dân ở Cồn Dầu và chính quyền Đà Nẵng xung quanh vấn đề thu hồi bồi thường đất đai đã kéo dài nhiều năm nay.

Theo thông báo của chính quyền Đà Nẵng thì dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân cần giải tỏa hẳn hơn 2.000 hộ dân, trong đó 420 hộ là giáo dân ở Cồn Dầu.

Trong số 420 hộ giáo dân này, 335 hộ đã giao đất, 23 hộ đang chuẩn bị giao. Còn lại 62 hộ không đồng ý và đã khiếu nại lên chính quyền trung ương.

Buổi đối thoại diễn ra vào sáng thứ Tư ngày 17/9 giữa 10 người đại diện cho 62 hộ giáo dân này với ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch thành phố Đà Nẵng, và ông Nguyễn Văn Yên, phó chánh thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường và là người đại diện cho chính quyền trung ương.

Bức xúc của dân

Tường thuật của báo chí trong nước về cuộc đối thoại này không chỉ phản ánh một chiều quan điểm của chính quyền như lâu nay mà cũng đã tường thuật lại chi tiết những bức xúc của người dân.

Tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các đại diện giáo dân không đồng tình về các vấn đề: mức giá bồi thường, thời điểm áp giá làm cho giá bồi thường thấp hơn giá thị trường, không được bố trí tái định cư trong khuôn viên dự án và không được hỗ trợ trong việc chuyển đổi sản xuất và nghề nghiệp.

“Trong khi chủ đầu tư được phân lô bán nền trong dự án nhưng lại không bố trí tái định cư tại chỗ cho người dân,” tờ Pháp Luật dẫn lời ông Trần Quang Anh, một đại diện của giáo dân, nói với chính quyền.

“Từ khi giải tỏa, bốn năm nay cuộc sống của chúng tôi chao đảo... rất nhiều hộ gia đình không có đất sản xuất, rơi vào cảnh nghèo,” một giáo dân khác là ông Nguyễn Quý được dẫn lời nói.

Báo Đà Nẵng bản điện tử dẫn lời bà Huỳnh Thị Thu Khẩn than phiền về mức giá bồi thường cho đất nông nghiệp chỉ là 50.000 đồng/mét vuông trong khi sau đó chủ đầu tư chuyển thành đất nền và bán giá cao gấp nhiều lần.

Ông Trần Thanh Cát được báo này dẫn lời chất vấn chính quyền về việc họ di dời mồ mả của gia đình ông và các hộ giáo dân không mà không được sự đồng ý của họ.

‘Chính quyền đã làm hết sức’

Chính quyền và người dân vẫn giữ lập trường của mình

Trả lời các bức xúc của dân, ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng, được các báo dẫn lời giải thích rằng dự án Hòa Xuân ‘không chỉ đơn thuần là dự án kinh tế’ mà còn là dự án ‘vì mục đích dân sinh’ để cải thiện điều kiện sống của người dân trong vùng hay bị lụt lội.

Do đó, ông nói tỷ lệ nhà đầu tư được phép phân lô bán nền ‘chỉ chiếm hơn 40%’ và còn lại là hạ tầng, mặt nước, và cây xanh và vì thế cũng không có diện tích dành riêng cho việc tái định cư để đáp ứng nhu cầu của giáo dân bị di dời.

Ông Phan Tấn Tuyền, chánh thanh tra Đà Nẵng, nói với giáo dân Cồn Dầu rằng chỗ họ được tái định cư dù không nằm trong phạm vi dự án khu đô thị Hòa Xuân nhưng ‘cũng là phường Hòa Xuân chứ đâu có đưa bà con đi nơi khác đâu’.

Ông Đinh Thanh, trưởng phòng Tài Nguyên-Môi trường Quận Cẩm Lệ được dẫn lời hứa sẽ cho kiểm tra, rà soát lại việc đo đạc đất đai của người dân để xem có sai sót gì không.

Trả lời thắc mắc của giáo dân vì sao có quyết định thu hồi đất từ năm 2010 nhưng đến năm 2014 mới giao quyết định cho dân khiến cho giá bồi thường được áp theo mức cũ, ông Nguyễn Văn Toàn, chủ tịch phường Hòa Xuân được báo Đà Nẵng dẫn lời nói đó là do các hộ giáo dân ‘cố tình đóng cửa không tiếp cán bộ đến bàn giao quyết định’.

Về việc cưỡng chế di dời mồ mả, Chủ tịch Toàn giải thích là do các hộ giáo dân ‘cố tình chống đối, đóng cửa không tiếp và không nhận bất cứ giấy tờ liên quan đến việc di dời mồ mả’ trong khi chỉ còn 81 ngôi mộ chưa được di dời trong tổng số gần 1.500 ngôi mộ bị ảnh hưởng.

Do đó, chính quyền địa phương đã tự di dời số mồ mả kế trên và ‘xây dựng mộ mới đẹp hơn’, theo lời ông Toàn được trích lại.

‘Làm theo pháp luật’

Ngoài ra, các lãnh đạo của chính quyền từ trung ương đến địa phương tại buổi đối thoại đều dẫn các quy định của pháp luật ra để chứng tỏ họ ‘hoàn toàn làm đúng theo pháp luật’, theo tường thuật của báo chí trong nước.

Ông Văn Hữu Chiến, chủ tịch Đà Nẵng, được tờ Pháp Luật dẫn lời kêu gọi giáo dân Cồn Dầu đang khiếu kiện ‘hợp tác vì sự phát triển chung của thành phố’và nói rằng dự án Hòa Xuân là ‘chủ trương lớn của thành phố nhằm phát triển khu vực phía tây nam’.

Tuy nhiên, ông cũng yêu cầu giới chức Đà Nẵng ‘xem xét những thiệt thòi của dân trong việc bồi thường’.

Buổi đối thoại kết thúc với việc các hộ dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền và vẫn yêu cầu được xem xét bồi thường tốt hơn và được cho tái định cư tại khuôn viên dự án.

Phó Chánh thanh tra Nguyễn Văn Yên nói rằng chính quyền đã ‘ghi nhận tất cả các ý kiến của giáo dân’ và sẽ ‘nghiên cứu, đối chiếu với chính sách luật hiện hành’ để đề xuất giải pháp trình lên thủ tướng quyết định.

BBC


1 nhận xét:

  1. nguyên khang19/9/14 08:40

    Một dự án phân lô bán nền, thuâfn túy kinh tế, mà giải tỏa lấy đất của hàng ngàn hộ dân,làm đảo lộn cuộc sống của hàng ngàn người. Chính quyền ĐN không thể, và joàn tòan không thể biện minh cho hành động cướp đất của mình, và khong thể biện minh cho hành động cưỡng chế đất của mình.

    Trả lờiXóa