Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 VÀ TÂM TÌNH NGƯỜI THỦY THỦ SỐNG SÓT

Tôn Nữ Hoàng Hoa
19-1-2015

Hôm nay ngày 17 tháng 1 năm 2015 theo thư mời của ông Phó Quốc Uy cựu Phó Chủ Tịch Lâm Thời của Cộng Đồng VN tại Hoa kỳ hiện là Chủ Tịch Hội Hải Quân tại Orlando và là Trưởng Ban tổ chức Buổi Tưởng Niệm các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974 do Trung Cộng Xâm lăng được tổ chức tại Tượng Đài Việt- Mỹ tại Orlando.



Từ Tampa lên Orlando không xa chỉ hai tiếng rưởi lái xe nhưng vì dòng traffic đã làm con đường dài thêm ra.


Trên cây cầu Courtney nhìn về phía chân mây tôi nhớ về quê nhà VN. Tôi bồi hồi nhớ về quá khứ: những ngày vui, những ngày buồn. Những bạn bè thôi thúc trong tình tự dân tộc nhập ngũ lên đừơng đem hết tuổi thanh xuân dâng hiến cho quốc gia dân tộc trong cuộc chiến xâm lăng của CS Hà Nội.


Trời Florida hôm nay cũng buồn thảm lạ, buồn như nỗi buồn mất nước của con dân VNCH.


Đến Tượng Đài Việt - Mỹ trong công viên đường Lake Balwin Boulevard thì quan khách cũng đã đủ đông. Chỗ đậu xe cũng đã được ban tổ chức sắp xếp dễ dàng để cho xe an tọa.

Tôi nhìn lên Tượng của Ngừơi Lính VNCH oai hùng giữa không gian của khung trời xứ lạ mà lòng vẫn nghĩ đến những cựu quân nhân còn sống sót sau cuộc chiến. Khi đến nơi đây họ đã nghĩ gì về hình ảnh oai hùng kia, chắc là sẽ đối bóng soi gương trước sự hy sinh cao cả của các anh hùng tử sĩ VNCH, của đồng đội ngày nào.


Trong bài diễn văn đầu màn rất ngắn của cựu Phó Đề Đốc Hải Quân Hồ Văn kỳ Thoại ông đã giới thiệu một ngừơi Thủy Thủ VNCH đã sống sót trở về sau cuộc Hải Chiến của Hải Quân VNCH 1974 với Trung Cộng Xâm Lăng : Ông Tất Ngưu đã được Phó Đế Đốc Hồ Văn kỳ Thoại mời lên giới thiệu với quan khách hiện diện.

Hải chiến Hoàng Sa là trận chiến giữa Hải Quân VNCH với HQ Trung Cộng khi TC đem tàu bè vào xâm chiếm đảo Hoàng Sa.


Theo Wikipedia thì ngày 16 tháng giêng năm 1974 khi Tuần dương hạm HQ-16 cùng với toán Công Binh của Quân Đoàn I VNCH đi thị sát ở đảo Hoàng Sa trên tiến trình thiết lập một phi đạo ngắn tại Hoàng Sa thì phát hiện ra tàu Trung Cộng mang số 402 à 407 ở gần đảo Hữu Nhật. Sau đó họ được biết thêm là TC đã xâm chiếm đảo Quang Hòa và đã cắm cờ Trung Cộng Xâm Lăng trên đảo này.

Sau khi khẩn báo về Bộ Tư Lệnh HQ Vùng I, HQ-16 đã dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm của Trung Cộng phải rời khỏi lãnh Hải VN.Trung Cộng đã không chấp nhận lại tráo trở yêu cầu Hải Quân VNCH rời khỏi Lãnh Hải của chúng


Ngày 17 tháng 1 năm 1974 Khu Trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đến Hoàng sa chở theo một toán Biệt Hải và một đội Hải Kích đổ xuống Hữu Nhật, Du Mông, Quang Anh để dẹp bỏ lá cờ xâm lăng của Trung Cộng và cắm lại lá Cờ Vàng VNCH. Cũng trong ngày đó hai liệp Tiềm Thủy Đỉnh của Trung Cộng Xâm lăng xuất hiện mang số 271 à 274.


Ngày 18 tháng 1 năm 1974 lực lượng HQ VNCH tham chiến tại Hoàng Sa đã được tăng cường gồm có HQ-4, HQ-5, HQ-10 à HQ-16.

Xế trưa ngày 18/1/1974 Đại tá HQ Hà văn Ngạc quyết định Hải đoàn sẽ phô trương lực lượng bằng một cuộc thao diễn chiến thuật tiến đến đảo Quang Hòa.

Dẫn đầu là Khu Trục Hạm HQ-4, tiếp đến là Tuần Dương Hạm HQ-5, thứ ba là Tuần Dương Hạm HQ-16 và sau cùng là Hộ Tống Hạm HQ-10. 


Trên đường tiến đến đảo Quảng Hòa, hải đoàn của Hải Quân VNCH đã bị chiến hạm Kronstad của Trung Quốc Xâm Lăng mang số hiệu 271 và 274 chặn đường. 

Chiến hạm 271 của TC xâm lăng đã trao đổi tín hiệu với Soái Hạm HQ-5 của VNCH và cho rằng đó là lãnh hải của TC.


Để tránh đụng độ Đại tá Hà văn Ngạc đã đưa Hải đoàn về phía Nam của đảo Hoàng Sa. Sau đó HQ-16 đã chở một toán quân Biệt Hải tiến gần vào đảo Quang Hòa và đã bị một tàu của Trung Cộng Xâm lăng cản mũi kỳ đà không cho HQ-16 tiến gần đến đảo Quang Hòa nên HQ-16 đã chuyển đi về hướng khác trong khi toán Biệt Hải trên sóng nước nhấp nhô của biển đã can đãm dùng xuồng Cao Su tiến vào phía Nam của đảo Quang Hòa. Cuộc đổ bộ lên đảo đã thất bai. Một Thiếu úy Biệt Hải đã anh dũng hy sinh và toán Biệt Hải đã trở về HQ-16 sau đó.

23giờ ngày 19/1/1974 hai nhóm Biệt Hải của VNCH gồm 74 người do Đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy tiến vào đảo Quang Hòa đang bị một đại đội của Trung Cộng xâm lăng trấn giữ.

Biệt đội trưởng Đỗ Văn Long là người đầu tiên vừa nổ súng vừa tiến vào đảo đã bị hỏa lực của TC xâm lăng từ trong bắn ra và đã hiên ngang ngã xuống tại bãi biển. Trung úy Lê Văn Đơn đã không sờn lòng trước sự tử vong của đồng đội vẫn tiếp tục tiến vào và cũng đã bị tử thương. Đổ bộ đã bị thất bại. Sau đó toán Biệt hải trở về HQ-5.

Việc đổ bộ bị thất bại đã được báo cáo về Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên hải.

9 giờ 30 sáng Phó Đề Đốc Hồ Văn kỳ Thoại được lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh "khai hỏa".


Đến 10 giờ 22phút hai chiến hạm của Hải Quân VNCH HQ-4 và HQ-5 từ phía Tây Nam tiến vào lòng chảo tham chiến. 

Sau vài phút giao tranh HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do trở ngại tác xạ nên không thể phát huy được hỏa lực đành phải rời xa không tham chiến tiếp.


Trong khi đó, sau 15 phút giao tranh HQ-10 bị trúng đạn của TC Xâm Lăng bốc cháy và chìm tại chỗ Hạm trưởng Nguỵ Văn Thà bị tử thương và sau đó Hạm Phó cũng ngã xuống .


HQ-16 thì bị trúng đạn 127 ly của HQ-5 bắn nhầm tàu bị nghiêng trên 10 độ phải rút lui về phía Tây.

Khoảng 11 giờ 25 phút sau khi nhận được tin HQ-16 bị trúng đạn và mất liên lạc với HQ-10. Đồng thời vào lúc đó Hải Quân VNCH đã phát hiện một chiến hạm của Trung Cộng Xâm Lăng có mang hai bên hai dàn phóng hỏa tiển tiến vào vùng giao tranh. Đại tá Hà Văn Ngạc đã phải ra lệnh cho HQ-4 và HQ-5 rút lui về phía Đông Nam hướng Subic Phillipine.

Theo tài liệu của Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH cho biết họ phải rút lui khi Cố Vấn Hoa Kỳ cho hay có 17 chiến hạm của Trung Cộng xâm lăng trong đó có 4 tàu ngầm đang tiến vào khu vực giao tranh và có thể có phi cơ phản lực tiến tới từ đảo Hải Nam.


Trước tình trạng hùng hậu của lực lượng Trung Cộng xâm lăng. Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH có ngỏ ý với Đồng Minh Hoa kỳ nhờ Hạm Đội 7 trợ giúp nhưng phía Mỹ từ chối .Thậm chí họ còn từ chối vớt những thuỷ thủ đang trôi giạt trên biển cả mênh mông sau khi HQ-10 bị chìm


Trước sự từ chối yểm trợ của cái nghĩa đồng minh. Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH đã cân nhắc về tương quan lực lượng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút bỏ Hoàng Sa, để lại một trang sử vẻ vang của Hải Quân VNCH đã can cường đối đầu với Trung Cộng Xâm lăng.

Trong buổi lễ Tưởng niệm các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa tại Tượng Đài Việt-Mỹ ở Orlando, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại có giới thiệu ông Tất Ngưu với quan khách về sự sống sót trở về từ cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Chúng tôi gặp ông Tất Ngưu sau đó qua sự giới thiệu của HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn.

Chiều thứ hai chúng tôi gặp nhau tại Quán Long Phụng trên đừơng Park Ave , St. Petersburg

Trong câu chuyện hãi hùng của HQ-10 khi bị trúng đạn của TC Xâm Lăng thì tàu HQ-10 bị bốc cháy. Hạm trưởng và hạm phó bị tử thương.Thủy thủ dứơi hầm tàu bị thiêu cháy và một số khác phải nhảy xuống biển

Trong câu chuyện ông đã nhắc đến Trung úy Huỳnh Duy Thạch là đàn anh của ông xuất thân từ trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền, cũng là Cơ Khí Trưởng của chiến hạm HQ10

Ông Thạch đã được lệnh di chuyển đến một công tác khác, nhưng khi lệnh tham chiến quá bất ngờ hạm trưởng mới khẩn khoản mời ông Thạch ở lại với chiến hạm để chăm sóc cơ khí của chiến hạm trên cuộc hành quân này, sau đó ông Thạch sẽ trở về nhiệm sở mới. Nhưng lần ở lại đó Trung Uý Huỳnh Duy Thạch đã không trở về và thân xác đã vùi xuống dưới nấm mồ chung của đáy biển Hoàng Sa.

Người thứ hai được ông cảm mến là Hạ Sĩ Nhất vận chuyển Tây. Đã 41 năm trôi qua trên cuộc chiến nhưng gịong nói của ông Tất Ngưu vẫn ngậm ngùi khi nhắc đến Hạ sĩ nhất vận chuyển Tây.

Hạ sĩ Nhất Tây là người “tay chân” với Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà. Khi về nhậm chức Hạm Trưởng HQ-10 thì Hạm Trưởng Thà đã đưa Hạ Sĩ Nhất Tây về cùng chiến hạm.


Trước khi HQ-10 tan tành chìm trong sóng nứơc đại dương .Thủy thủ đoàn nhảy xuống biển trước khi tàu chìm đã kêu gọi Hạ Sĩ Nhất Tây cùng nhảy nhưng Hạ Sĩ Nhất Tây quyết ở lại với tàu và vẫn đứng đàng sau khẩu 20 ly.

Trong khi 26 anh em đang cố bám vào xuồng mặc cho sòng biển đẩy đưa nhưng tai vẫn nghe tiếng đạn 20 ly từ HQ-10 vẫn tiếp tục nhã đạn vào chiến hạm của TC xâm Lăng.

Tiếng đạn vẫn ròn rã trong khi tàu từ từ chìm vào biến. Trung Cộng cũng tiếp tục nhã đạn vào HQ-10 và HQ-10 vẫn trả lại tiếng đạn 20 ly cho đến khi tàu chìm hẵn, tiếng đạn mất dần trước sự can cường bất khuất của Hạ sĩ Nhất Tây.

Khi tiếng súng 20 ly im bặt những ngừơi đang bềnh bồng trên sóng nước đã gọi tên Hạ Sĩ Nhất Tây với lòng cảm phục trước sự can cường chống trả bọn TC xâm lăng cho đến khi tàu chìm khuất.

Lòng tôi như như đang nghẹn ngào trên phím gõ. Hạ sĩ nhất Tây, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà cùng các anh hùng tử sĩ tại Hoàng sa 1974 cùng HQ-10 đã an giấc trong lòng đại dương để đêm đêm được nghe tiếng hát mê hồn của ngừơi cá. Nhưng người ở lại như Thiếu úy Tất Ngưu hay tất cả chiến sĩ Hải Quân VNCH vẫn còn lại trong vết thương cuối cùng của họ là trí nhớ, vẫn là vết đau khi mỗi năm ngày 19/1/ lại về. Sự đau nhức cho cuộc chiến ngày nào như mỗi lần thấy lại bóng hình xưa của HQ-10 HQ-16 HQ-4 và HQ-5 và đồng đội đã anh hùng bỏ xác dưới lòng biển sâu

Tôi chợt nhớ bài ca Hải Quân Hành Khúc trên khán đài do những sĩ quan HQ VNCH tai Tượng Đài Việt- Mỹ Orlando đồng ca : "Ra đi trùng dương bát ngát ngày về tổ quốc ghi ơn".


Trên nhang khói tưởng niệm đang lung lay trong lời ca tiếng nhạc của ca khúc Hải Quân Hành khúc Chúng tôi xin vọng tưởng đến các anh hùng tử sĩ Hải Quân VNCH trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974

Sư tưởng vọng trên cùng một vận mệnh của quê hương mà chúng ta cùng mang chung một định mệnh, một thịt xương da vàng. Định mệnh đó là sự chống trả lại Trung Cộng trong công cuộc xâm lăng Việt Nam hôm nay và thịt xương kia là cội nguồn gắn bó trong công cuộc giãi thể chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

(Nguồn: Vĩnh Liêm giới thiệu)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét