Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÍ THƯ ĐINH LA THĂNG VÀ VIỆC XÚI DÂN NUÔI YẾN

28-12-2016

Hình bên: Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng thăm một mô hình nuôi tôm tại huyện Cần Giờ, TP.HCM sáng 25-12 - Ảnh: Quang Định (Tuổi Trẻ)

Đọc báo, thấy Bí thư Tp Hồ Chí Minh Đinh La Thăng bày cho nông dân huyện Cần Giờ cách nuôi yến để làm giàu: “Yến dễ nuôi, rủi ro thấp, lợi nhuận cao. Cho vay 300-400 triệu để mỗi hộ có một nhà nuôi yến được không?”. Trang mạng điện tử news.zing.vn ngày 25/12/2016 cho biết, nông dân Cần Giờ bày tỏ vui mừng với đề xuất trên. Cụ thể trích dẫn lời của một nông dân tên Trần Minh Hòa (xã Lý Nhơn, có thu nhập từ 2-3 tỷ đồng mỗi năm từ nghề nuôi tôm, nuôi yến): "Hỗ trợ nhà nuôi yến cho nông dân như vậy là quá ngon".

Không biết người khác nghĩ thế nào, riêng tôi thấy lo lắng cho người nông dân ở đấy nếu họ thực sự họ mạo hiểm vay tiền đầu tư nuôi yến. Nuôi yến đúng là lợi nhuận cao nhưng ai nói là dễ nuôi, rủi do thấp ?

Nghề nuôi yến không hề đơn giản, nó yêu cầu vốn đầu tư lớn, kỹ thuật, kinh nghiệm và chứa đựng rủi ro rất cao. Anh Nguyễn Minh Sơn, một người nuôi yến ở Đà Nẵng chia sẻ: Kinh nghiệm xây nhà dụ chim yến cho thấy, nhà xây xong chưa chắc yến đã vào, yến vào nhà chưa chắc đã ở, yến ở chưa chắc đã làm tổ hoặc làm tổ ít. Việc xây dựng nhà yến tỷ lệ thành công là 50/50 (http://anninhthudo.vn, 27/07/2011).

Hiện nay trong cả nước có khoảng trên 30 tỉnh thành phát triển nghề nuôi yến, theo ước tính của các chuyên gia có khoảng 9.000 nhà nuôi yến, con số này không ngừng được tăng lên từng ngày. Khoảng vào năm 2012, ở tỉnh Tiền Giang, nhất là thị xã Gò Công đã bùng phát phong trào nuôi yến (thị xã Gò Công lúc đó có hơn 100 hộ nuôi yến). Nhưng làm giàu đâu không thấy, sau một thời gian nhiều nhà nuôi yến đầu tư tiền tỉ thành nhà hoang, không ít hộ nông dân lâm vào cảnh nợi nần. Trong năm nay ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) người dân cũng ồ ạt đầu tư nuôi yến mà bất chấp rủi ro, khuyến cáo. Các chuyên gia đã cảnh báo, với tốc độ phát triển như hiện nay thì nghề nuôi yến trong nhà nguy cơ vỡ trận.

Bí thư Thăng còn nói: “Nhà nước phải lo thị trường, con giống, xây dựng thương hiệu, cấp điện, nước... Phải bỏ tư duy ngồi ở sở chờ người dân, phải xuống hỏi xem người dân cần gì”

Nhà nước lo thị trường ? Tin được không. Nếu nhà nước lo được, nông dân trồng cao su, cà phê, tiêu, điều không phải chặt bỏ cây vì giá rớt thê thảm. Các mặt hàng trái cây như Thanh Long, Dưa Hấu, Xoài, Vải không lâm vào cảnh được mùa mất giá. Dân chăn nuôi heo đã không phải khóc ròng vì heo lớn bán không ai mua... Kinh tế thị trường phải quy luật cung cầu chứ đâu theo chỉ đạo này nọ.

Còn nhớ hồi đầu năm (tháng 2), khi mới chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, Bí thư Thăng đã làm người dân nơi đây "hoan hỷ" vì sự chỉ đạo quyết liệt tìm đầu ra cho nông dân nuôi bò sữa ở huyện Củ Chi. Những câu hỏi của Bí thư Thăng làm Chủ tịch huyện Củ Chi lúng túng. Báo chí đưa tin rầm rộ, cả nước biết. Những tưởng có Bí thư chỉ đạo thì phía Vinamilk sẽ mua sữa cho nông dân. Nhưng 4 tháng sau chỉ đạo, trên 900 hộ dân nuôi bò vẫn lao đao vì chưa bán được sữa, và cho đến nay vẫn vậy. Nguyên nhân đã được nêu rõ trong bài "Chuyện ông Đinh La Thăng và bài toán con bò sữa" của tác giả Đỗ Hùng đăng trên báo Tuổi trẻ & đời sống.

Sau mấy chục năm đổi mới, một đất nước có tiềm năng nông nghiệp vẫn loay hoay, luẩn quẩn "trồng cây gì, nuôi con gì ?" Người nông dân vẫn cách làm ăn tự phát, manh mún, vẫn là cái tâm lý làm ăn bầy đàn không nghĩ tới hậu quả. Cứ kiểu làm theo phong trào: Nhà nhà nuôi cá, người người nuôi cá. Nhà nhà nuôi heo, người người nuôi heo.... Nếu bây giờ huyện Cần Giờ nghe theo chỉ đạo của Bí thư Thăng "Nhà nhà nuôi yến, người người nuôi yến" thì không biết sẽ thế nào ?

Từ khi còn là Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Đinh La Thăng đã trở thành “một hiện tượng” bởi phong cách, phát ngôn khác người. Phát biểu khi mới nhận chức Bộ trưởng GTVT (2011), ông nói: “Là tư lệnh, xin cho tôi toàn quyền quyết định”

Sau gần 5 năm trên cương vị ấy, ba mục tiêu ông đặt ra: Giảm tai nạn, giảm ùn tắc và đột phá xây dựng hạ tầng giao thông cho kết quả thế nào ? Ùn tắc vẫn còn đó, tai nạn không giảm. Hạ tầng giao thông tuy có sự đầu tư nhưng chất lượng thế nào ? Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai mới khánh thành đã nứt, tuyết Quốc lộ 1A mới nâng cấp nhiều đoạn đã hư hỏng. Những cây cầu nghìn tỷ ở thủ đô mới xây đã lún, nứt (cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân), trạm thu phí mọc như nấm...

Nay ở cương vị Bí Thư TP HCM, ông cũng có những phát ngôn mạnh dạn, những chỉ đạo quyết và nhất là việc vi hành xuống cơ sở. Thời gian đầu khi mới nhận chức Bí thư, truyền thông nhà nước ca ngợi ông hết lời: Bí thư Đinh La Thăng và niềm tin vô giá sau 15 ngày nhậm chức (báo Công lý, ngày 20/2/2016). Không thể ngồi yên trước “hiệu ứng Đinh La Thăng“ (báo Lao động, ngày 29/02/2016). "Hiện tượng" Đinh La Thăng hay câu chuyện về "văn hóa lãnh đạo" (báo điện tử CAND, ngày15/03/2016). Đặc biệt là bài, Lý giải “cơn sốt Đinh La Thăng”(báo vietnamnet.vn, ngày 01/3/2016), bài báo dẫn lời nhận xét của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc như sau: “Tôi rất thích những con người có cá tính. Tôi nghĩ rằng thay vì thái độ 'hãy đợi đấy', 'chờ xem sao', chúng ta hãy ủng hộ những nhân tố mới thúc đẩy sự thay đổi”.

Vâng, chúng ta hãy chờ, hãy đợi xem Bí thư Đinh La Thăng sẽ để lại dấu ấn gì ở Sài Gòn.

Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét