Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THÀ NHẤN CHÌM CẢ HÒN ĐẢO CUBA… ?

Michael Lang
3-12-2016

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro Ruz từng có rất nhiều câu nói ấn tượng. Cách tạo ấn tượng của ông khi phát biểu chủ yếu là dùng ngoa ngữ. Nhưng có một câu nói vào loại ấn tượng nhất mà KHÔNG dùng ngoa ngữ là:

“Thà nhấn chìm cả hòn đảo Cuba chứ nhất quyết không từ bỏ con đường cách mạng!”

Hãy thử hiểu cho hết ý tứ của câu nói này.

Trước hết, “nhấn chìm hòn đảo Cuba” nghĩa là gì? Khi đã nhấn chìm hòn đảo này thì có người dân Cuba nào còn sống không? Cố nhiên là không! Vậy “nhấn chìm hòn đảo Cuba” có nghĩa là tiêu diệt toàn bộ dân tộc Cuba.

Viết đến đây, tôi hình dung ra sẽ có nhiều người muốn cảnh báo tôi: Ấy, khéo khéo, chớ phân tích lung tung, kẻo không lại quy kết là lãnh tụ vĩ đại định tiêu diệt dân tộc mình. Ông nói thế nhưng không bao giờ ông giết dân của ông, bởi dân tộc này chỉ bị tiêu diệt NẾU không đi theo con đường cách mạng, mà điều đó thì không bao giờ xảy ra. Ông sẽ lãnh đạo (và thực tế đã như vậy) toàn thể nhân dân Cuba mãi mãi đi theo con đường cách mạng. Nghĩa là không bao giờ xảy ra sự cần thiết phải tiêu diệt dân tộc Cuba, vì không bao giờ dân tộc này từ bỏ con đường cách mang.

Ông không những không bao giờ tiêu diệt dân tộc mình, mà ông còn yêu thương họ vô bờ bến. Việc ông vạch ra con đường cách mạng và hiến dâng cả đời mình để dẫn dắt dân tộc đi theo con đường đó chỉ càng chứng tỏ ông yêu dân của ông. Vì đi theo con đường cách mạng là đi tới bến bờ hạnh phúc. Nơi đó, mọi người sẽ được vĩnh viễn sống cuộc sống hoàn hảo, đẹp hơn bất kỳ giấc mơ nào.

Thế đấy, Fidel chỉ khẳng định quyết tâm sắt đá của ông và của nhân dân Cuba là xây dựng xã hội hạnh phúc cho dân tộc này bằng mọi giá.

Vâng, nếu dựa trên việc phân tích thuần túy chữ nghĩa thì có vẻ là như vậy. Nhưng hãy thử đặt một giả thiết. Giả dụ nhân dân Cuba không đi theo “con đường cách mạng” nữa thì sao?

Tôi lại lập tức hình dung ra những bộ mặt tức giận. Sao lại đặt ra giả thiết ngu xuẩn như thế. Làm gì có chuyện đó! Mà một điều đã chắc chắn không bao giở xảy ra thì đưa ra giả thiết làm gì? Nêu một giả định không bao giờ xảy ra thì chẳng có ý nghĩa gì hết!

Nhưng hãy khoan. Không hoàn toàn như vậy. Trong triết học và khoa học nói chung, việc giả định một điều không bao giờ xảy ra xưa nay vẫn là một việc làm mang tính phương pháp để nghiên cứu sự vật, và phương pháp này được giới khoa học thừa nhận và sử dụng thường xuyên. Hơn nữa, trong trường hợp cụ thể này, dù rằng không bao giờ có chuyện 100% dân Cuba “từ bỏ con đường cách mạng”, nhưng thực tế chứng tỏ có rất nhiều người chống lại con đường mà Fidel đã chọn, trong số đó có cả những người ruột thịt và một số người từng là thân cận nhất của ông.

Vậy hãy cứ tạm giả thiết rằng nhân dân Cuba nhất loạt đòi từ bỏ con đường của Fidel. Khi đó, ông ấy sẽ làm gì? Ngồi im nhìn ư? Hay thừa nhận nhân dân đúng? Không, với con người này thì – ít nhất là khi ông ta còn đang nắm quyền – không bao giờ có chuyện đó.

Để trả lời chính xác liệu khi đó Fidel có “nhấn chìm cả hòn đảo Cuba” như đã thề thốt hay không, tốt nhất hãy xem ông ta đối xử với những kẻ bất đồng với ông ta như thế nào.

Gần 60 năm qua, dân Cuba đã xây dựng CNXH theo sự điều hành của anh em Castro, và kết quả đã nhận được là gì?

Nhiều người từng đến Cuba vẫn hay nói đến hệ thống y tế và giáo dục ưu việt ở đất nước này và nói Việt Nam mấy chục năm nữa cũng chưa làm được như vậy. Có thể điều đó đúng. Nhưng xin hãy nhìn tổng thể cuộc sống của người dân ở đảo quốc này. Chỉ cần xem qua vài hình ảnh dân chúng trên đường phố La Habana là đủ thấy: mọi người đều ăn mặc tồi tàn, hầu hết mặc đồ đã rất cũ, xe cộ không có mà đi, nếu có thì chủ yếu là xe đạp, trong đó có nhiều cái được nhặt nhạnh lắp ghép từ xe cũ, lương thực cũng không đủ ăn (VN đã phải viện trợ mấy lần!). Xin thưa, như thế đã đủ để đánh giá về “con đường cách mạng” của Fidel chưa?

Sẽ có người vẫn bênh vực cho Fidel: đó là tại bọn Mỹ! Bọn chúng chống phá, cấm vận, nên sự tình mới vậy.

Vậy xin hỏi quý vị: Nếu nó cứ cấm vận mãi thì sao? Vẫn cứ “nhất quyết không từ bỏ con đường cách mạng” chăng?

Hẳn rồi, với sự kiên định Fidel Castro thì làm gì có chuyện từ bỏ! Thà mãi mãi cả dân tộc bị đói, chứ nhất quyết không đi chệch sang đường khác! Làm cách mạng bằng mọi giá, kể cả khi toàn bộ dân tộc sống không ra người!

Than ôi, cái thứ cách mạng chi mà lạ! Thứ cách mạng chi mà ngu xuẩn vậy trời? Mà không chỉ có đói kém. Anh em, cha con ruột thịt cũng lìa nhau nữa! Trong khi đó, chỉ cần “đi chệch” chút xíu là dân dễ thở ngay!

May mà sau khi ông Fidel này ốm yếu không điều hành nổi chính trường đã phải nhường quyền cho ông em Raul nên cuộc sống trên hòn đảo này mới le lói chút ánh sáng…

Cái quyết tâm “không từ bỏ con đường cách mạng” của Fidel làm ta nhớ đến câu nói của Hitler khi y ra lệnh tháo nước vào đường tàu điện ngầm để giết chính dân Đức khi y thấy thất bại hoàn toàn: “Nước Đức đã không chứng tỏ được tính thượng đẳng của nó thì nó không có quyền tồn tại!”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét