Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SỰ KHÁC NHAU GIỮA THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ.

8/1/2017

Thông điệp đầu năm mới 2015 Nguyễn Tấn Dũng phán "Cần phải cải cách thể chế". Đầu năm nay Nguyễn Xuân Phúc phụ họa : "Thể chế do chúng ta nghĩ ra mà lại sợ nó”. Rất nhiều người lầm tưởng hai chữ "thể chế" đây là "thể chế chính trị", "cải cách thể chế" ở đây tức là cải cách từ độc tài sang dân chủ, tam quyền phân lập,đa đảng,tự do báo chí...

Lầm hết.

Cải cách thể chế mà Dũng và Phúc nói đến đó là cải cách thể chế nhà nước.

Vậy thế nào là thể chế nhà nước ?

Thể chế nhà nước được xem xét là 1 cơ cấu, 1 hệ thống tổ chức các cơ quan trong bộ máy nhà nước của một quốc gia nhất định. Với những chế độ xã hội cụ thể ( gắn bó với các yếu tố chính trị, xã hội , định ra những vấn đề thuộc khoa học tổ chức quản lý .

“Cải cách thể chế” tức là thay đổi cách quản lý, thay đổi cơ chế quản trị , cơ chế sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.

Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗi quốc gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho một chế độ xã hội mà chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội. Trên thế giới có nhiều dạng thể chế chính trị khác nhau và Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của mỗi nước quy định về loại hình chế độ hay thể chế chính trị của nước đó.

Về ví dụ cho cái gọi là "cải cách thể chế" theo Nguyễn Tấn Dũng thì :

"Trước đây, với niềm tin vào nền kinh tế tập thể, chúng ta đã tiến hành hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất là của chung, sở hữu của toàn dân, của hợp tác xã, nhà nước cử các ban chủ nhiệm HTX để chăm lo sản xuất… Cũng chính vì cơ chế đó mà xuất hiện tình trạng “cha chung không ai khóc”, người lao động vô trách nhiệm, nền nông nghiệp kém phát triển, mùa màng thất bát, đói nghèo… Cuối cùng, chúng ta đã phải cải cách cơ chế đó là chuyển đổi HTX, giao đất cho người dân sử dụng, để họ tự quyết sản xuất (khoán 10). Cũng những người nông dân đó, cũng mảnh đất đó, điều kỳ diệu đã đến: từ thiếu đói, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Đó chính là ví dụ minh chứng rõ ràng nhất về cải cách thể chế.

Về nông nghiệp, Dũng khẳng định: “Đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.


Đó là CẢI CÁCH THỂ CHẾ của chế độ độc tài. Đây cũng là cái mà Phúc đang nói.Tức là đưa cái thể chế này xuống đến mức lạc hậu nhất,thiếu khoa học nhất rồi "đổi mới" tí chút gọi là "cải cách" và cho báo chí thổi thêm vào.


Do vậy đừng ai nghĩ rằng cộng sản sẽ chuyển cái thể chế chính trị này từ độc tài sang dân chủ mà vội mừng.

---------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét