Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐÃ LÊN MẠNG THÌ PHẢI ĐÀNG HOÀNG !

Hữu Long (Pháp luật TP Sài Gòn)

Trí Nhân Media:  Dự thảo nghị định mới về quản lý internet của  Bộ Thông Tin & Truyền thông đang gây sự bất bình trong dư luận xã hội. Hôm thứ sáu 13/4/2012, Tổ chức Phóng viên không biên giới cũng đã ra tuyên bố đề nghị Việt Nam hủy bỏ Nghị định này mà theo dự kiện sẽ đưa ra thi hành vào 1/6/2012. Báo điện tử Pháp Luật thành phố (Sài Gòn) Chủ nhật ngày 15/4/2012 đã đăng bài mang tựa đề "Đã lên mạng thì phải đàng hoàng". Theo blog Ba Sàm, bài báo này mới lên mang được vài tiếng đã bị gỡ xuống. Sau đây là nội dung bài báo:

Đã lên mạng thì phải đàng hoàng! 

Cục Phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đang gây sóng gió trong cộng đồng mạng với một dự thảo nghị định quản lý Internet chứa đựng nhiều quy định thiếu căn cứ.

Trong một nỗ lực nhằm thắt chặt tự do của môi trường mạng, dự thảo này đang đi theo hướng bắt buộc người dùng Internet phải khai báo thông tin cá nhân thật chứ không được “khai bừa” như cả thế giới hiện nay vẫn làm.

Trả lời PV Thanh Niên, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cho biết: Là người sử dụng Internet thì có quyền cung cấp thông tin công cộng lên mạng nhưng đồng thời cũng phải có trách nhiệm với những thông tin đó. “Một môi trường mạng có văn hóa là mọi người phải văn minh và đàng hoàng, có nghĩa là anh phải thể hiện anh là ai. Chứ nếu cứ nấp bụi rậm thì làm sao đàng hoàng được. Internet tạo điều kiện cho phát triển chứ không phải để anh lợi dụng những chuyện ngoài đời anh không dám nói rồi anh lên đó nói bậy nói bạ...” - ông Hải nói.

Chưa cần bàn đến tính hợp pháp và hợp lý của quy định, bất kỳ người dùng Internet bình thường nào cũng biết dù có được ban hành đi chăng nữa, nghị định chứa đựng nội dung này cũng gần như hoàn toàn bất khả thi trong thực tế. Bởi, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm thế nào để kiểm soát được tính chính xác của hàng vạn, hàng triệu gói dữ liệu khai báo thông tin mỗi ngày? Ngay cả khi thông tin được khai báo hoàn toàn trùng khớp với một cá nhân, lấy cái gì để khẳng định nó được cung cấp bởi chính cá nhân đó? Người ta có thể đăng ký 100 tài khoản mang tên Lưu Vũ Hải trên Facebook với những thông tin chính xác đến mức có thể khiến ông phải ngạc nhiên.

Ông Hải bàn đến trách nhiệm của người dùng với thông tin cá nhân được cung cấp trên mạng, vậy ai là người chịu trách nhiệm với người dùng về tính bảo mật của những thông tin này? Nên nhớ ở một nền pháp luật được thực thi tốt như nước Mỹ, Facebook và Google vẫn liên tục bị nghi ngờ về trách nhiệm của họ đối với dữ liệu của người dùng. Và ở những thiết chế mà an ninh mạng là yếu tố mang ý nghĩa sống còn như các ngân hàng Thụy Sĩ, họ cũng không biết làm cách nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của khách hàng.

Những nhà làm chính sách như ông Hải sẽ cần có một cuộc thảo luận đầy đủ và nghiêm túc về văn hóa sử dụng dịch vụ Internet của thế giới, để hiểu tại sao người dân ở tất cả các quốc gia nối mạng đều được hưởng quyền tự do khai báo thông tin cá nhân mà không ai bảo họ là không “đàng hoàng”.

Hữu Long
http://phapluattp.vn/20120414112718782p0c1015/da-len-mang-thi-phai-dang-hoang.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét