Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NHÂN VỤ CON CUÔNG: NHỚ LẠI CHUYỆN CŨ

Phạm Xuân Cần
Hai tuần nay cứ suy nghĩ, trăn trở hoài chuyện Con Cuông. Xem đi xem lại mấy cái clip hàng trăm người xông vào ẩu đả nhau bằng tay chân, bằng “củ đậu bay”, bằng gậy gộc, rồi những gương mặt căm hờn, tóe máu, những cử chỉ, hành vi cho thấy đám đông thực sự đang rơi vào trạng thái bị  kích động mạnh. Với trạng thái đó họ có thể làm bất kỳ điều gì mà bình thường người ta không thể, không dám.

Tôi không nghĩ có "thế lực" gì ở đây. Tôi cũng không nghĩ có chuyện "đàn áp công giáo" ở đây. Đơn giản, đây là một vụ xung đột.

Là người đã nghiên cứu về xung đột xã hội, tôi có thể lý giải được về mặt lý thuyết diễn biến và nguyên nhân của sự việc, từ góc độ xã hội học xung đột. Nhưng, hình như còn có những gì bên trong sâu xa hơn mà những lý thuyết kia chưa lý giải được. Đành rằng câu chuyện Con Cuông hôm nay có thể có những điều khác, nhưng  tôi xin ghi lại ở đây một vài sự trải nghiệm của mình. Để từ đó đặt một câu hỏi: Vì đâu nên nỗi?

Mười hai năm trước, tôi về nhận công tác ở Thành phố Vinh, với chức vụ Phó Bí thư thường trực Thành ủy. Qua một đôi lần tiếp xúc, chắc nhận thấy tôi có chút ít hiểu biết về tôn giáo, lại tỏ ra thông cảm với chức sắc, chức việc và bà con giáo dân, nên một số người trong ban hành giáo xứ Yên Đại (xã Nghi Phú) đã tỏ ra khá cởi mở với tôi. 

Noel hàng năm tôi được rất nhiều gia đình ở đây mời dự tiệc. Còn dịp tết thì năm nào cũng có rất nhiều “thịt me, rượu lậu” (thịt bê và rượu Nghi Phú, hai đặc sản nổi tiếng của xứ Yên Đại) do bà con giáo dân biếu. Hồi đó nhiều việc đời, việc đạo họ trao đổi với tôi và tôi cũng thật lòng tư vấn cho họ. Không biết có chủ quan không, nhưng tôi tin những điều mình nói cũng được họ lắng nghe và tin cậy. 

Hồi năm 2004, Ban Tôn giáo Thành phố còn mời tôi giảng, đúng hơn nói chuyện về Pháp lệnh Tôn giáo Tín ngưỡng với hàng trăm bà con giáo dân ngay trước sân nhà nguyện. Tối hôm ấy, bên cạnh văn bản pháp luật, tôi còn mang theo cuốn Kinh Thánh và cuốn Giáo Luật Công Giáo đặt lên bàn. Cứ phân tích một điều bên Pháp lệnh, tôi lại liên hệ với nội dung tương tự trong Kinh Thánh và Giáo Luật. Mục đích của tôi chỉ là để bà con giáo dân nhận thấy một điều: thực ra pháp luật của nhà nước và Kinh Thánh, Giáo Luật của Công Giáo không có nhiều sự trái ngược nhau như nhiều người lầm tưởng. Cuối buổi tôi giành thời gian để đối thoại với bà con khá cởi mở và thoải mái. Không phải mọi câu hỏi, tâm sự của bà con tôi đều giải thích, giải tỏa được, nhưng hai bên rất cởi mở, chân thành. Sau những lần như thế quan hệ giữa tôi và bà con càng thân tình hơn.

Hồi đó bà con ở xứ Yên Đại đang có nhu cầu tách một họ đạo mới, đó là họ Đồng Tân. Anh H., một người trong Ban hành giáo xứ tỏ ra rất băn khoăn khi đã tám năm đề xuất, đơn từ mà chưa được. Nghe anh nói xong, tôi nửa đùa, nửa thật: “Anh nên nhớ phường Hưng Bình Thành phố Vinh cũng xin tách, thế mà qua hai nhiệm kỳ đại hội (mười năm) cũng chưa được. Anh nói với bà con cứ kiên trì, bình tĩnh. Nếu là nhu cầu chính đáng thì sớm hay muộn cũng được thôi”. 

Tôi cũng giải thích cho anh biết, thực ra theo Pháp luật cũng như Giáo Luật thì không có khái niệm “Họ đạo”, đơn vị cơ sở của giáo hội chỉ là Xứ đạo. Hiện cũng chưa có quy định cụ thể bao nhiêu hộ, bao nhiêu nhân xưng thì đủ điều kiện lập một họ đạo. Vì vậy tách hay lập mới họ đạo cũng không đơn giản. Hơn nữa khi đó thẩm quyền này đang thuộc Chính Phủ, nên cũng khó khăn hơn. 

Rất may, không lâu sau đó có quyết định cho phép họ đạo Đồng Tân được tách ra, lập mới. Vui vì đã có họ mới, nhưng mấy anh lại lo lắng chuyện xin đất, xây nhà thờ. Rồi, khi có đất rồi lại lo thủ tục xây dựng. Mấy lần các anh than phiền chờ Sở Xây dựng cấp phép lâu quá, hay là cứ làm đi. Biết các anh quá sốt sắng, tôi chỉ cười và nói rằng: “Trong Giáo Luật cũng yêu cầu khi xây cất nhà thờ phải được các nhà chuyên môn thẩm định đấy. Các anh mới chờ vài ba tháng ăn thua gì. Thành ủy là cơ quan lãnh đạo cả Ủy ban, mà chúng tôi xây Nhà Truyền thống cũng phải chuẩn bị đầu tư mất hàng năm trời, Ủy ban mới duyệt cho nữa là!”. Anh H. thành thật: “Nhưng bọn em mua xi măng rồi. Chưa cho xây thì cũng cho đổ cái móng, không thì hỏng xi măng mất”. Tôi khuyên anh về cho ai đó vay xi măng đi, không vội được đâu. 

Cứ thế, cứ thế, họ kiên trì nghe theo lời khuyên của tôi, thực hiện theo đúng quy định và các thủ tục pháp luật. Sau khoảng hai năm gì đó, từ khi tách lập họ mới, thì mọi việc hoàn tất kể cả xin đất và xây dựng nhà thờ. Tôi nhớ, hồi đó anh H. hồ hởi khoe với tôi, khi có quyết định cho xây nhà thờ họ, doanh nghiệp QT là người theo đạo đã tổ chức một bữa tiệc, mời các doanh nghiệp là người có đạo khác trong vùng đến để vận động đóng góp kinh phí. Ngay trong bữa tiệc đó đã vận động được hơn năm trăm triệu đồng. Tôi mừng cho anh, vì như vậy sẽ giảm nhẹ được sự đóng góp của bà con giáo dân trong họ, vì đa phần bà con cũng còn nghèo. Điều này cũng phù hợp với các quy định về lệ quyên trong Giáo Luật. Rất hay là khi xây xong nhà thờ không có một “bảng vàng công đức” nào được lập cả. Người nghèo đóng góp một trăm nghìn cũng được trân trọng như người giàu đóng góp hàng trăm triệu. Các anh đã làm đúng như lời Kinh Thánh: “Tay hữu làm việc thiện đừng cho tay tả biết”.

Chuyện đã lâu, nhiều tình tiết tôi không còn nhớ nữa. Nhưng, có một điều chắc chắn rằng: khi đó đã có một sự tin cậy giữa tôi và mấy người trùm họ. Niềm tin đó được dựa trên sự chân thành, cầu thị từ cả hai phía. Có niềm tin đó những người trùm họ đã biết kìm chế sự nôn nóng, kiên trì theo đúng các quy định, quy trình, thủ tục (có khi còn khá nhiêu khê) của pháp luật. để đến được cái đích cần đến.

Không biết có chủ quan không, nhưng một lần nữa tôi cứ muốn từ kinh nghiệm của mình để suy nghĩ lại chuyện Con Cuông...

http://faxuca.blogspot.com/2012/07/nhan-vu-con-cuong-nho-lai-chuyen-cu.html


2 nhận xét:

  1. Nặc danh19/7/12 13:14

    Từ xưa tới nay, hầu hết các linh mục đều làm tay sai cho ngoại bang xâm lược nước ta. Những điều họ làm, chẳng có điều nào là tốt.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh23/7/12 22:16

    họ chủ yếu là những kẻ bán nước.

    Trả lờiXóa