Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TẤT CẢ SMART PHONE SẼ THÀNH ... STUPID PHONE

Trân Văn
18-6-2018


Dự luật an ninh mạng đã được thông qua thành luật.

Dường như ngứa ngáy, chịu không nổi nhột nhạt do Luật An ninh mạng gây ra, càng ngày càng nhiều chuyên viên, chuyên gia về công nghệ thông tin, viễn thông tham gia phổ cập kiến thức căn bản cho 423 đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu biến Dự Luật An ninh mạng thành luật hôm 12 tháng 6…

****

Nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam đã chia sẻ bài viết đăng trên blog của Hiệu Minh sau khi clip ghi lại phát biểu của tướng Võ Trọng Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam - đòi kéo “đám mây điện toán” về Việt Nam, lan tràn trên Internet.

Hiệu Minh và Nguyễn Đức Dũng, Danh Nguyên đã hợp soạn một tài liệu ngắn, giải thích về “đám mây điện toán” (Cloud Computing). Theo đó, “đám mây điện toán” là giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng máy chủ, lưu trữ dữ liệu, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm… trên Internet và thường được gọi tắt là cloud.

Giải pháp “đám mây điện toán” đã được ứng dụng cách nay cả thập niên và có một số doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cloud, được gọi là “Cloud Providers”. Sử dụng máy chủ và dịch vụ do các Cloud Providers cung cấp, thiên hạ không cần phải tự sắm, tự lo mọi thứ như trước (máy chủ, chỗ đặt máy, nhân viên,…), mỗi tháng chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ để thuê chỗ (Cloud Server), thuê các dịch vụ là xong. Giảm chi phí, kéo giá thành xuống để tăng khả năng cạnh tranh nằm ở chỗ này, ngược lại thì… thắt họng!

Các Cloud Providers tồn tại và phát triển nhờ hệ thống máy chủ có khả năng lưu trữ dồi dào, tốc độ xử lý nhanh và nhờ khách hàng tin rằng các Cloud Providers không bao giờ vi phạm cam kết bảo mật dữ liệu, tiết lộ thông tin riêng tư của khách hàng. Người sử dụng thường không biết và cũng chẳng bận tâm hệ thống máy chủ của các Cloud Provider đặt ở đâu, vận hành ra sao nên hệ thống máy chủ này được gọi là Virtual Server (máy chủ ảo) – trong trường hợp này “ảo” không phải là không hiện hữu, không có thật. Virtual Server của các Cloud Providers vận hành dựa trên những Data Centers (Trung tâm Dữ liệu). Việc lựa chọn nơi thiết lập các Data Centers dựa vào nhiều yếu tố: Ổn định chính trị (không bị tác động bởi những rối loạn về trật tự, trị an, không bị ép buộc để tiết lộ dữ liệu, thông tin riêng tư của khách hàng), ít thiên tai,…

Các tác giả của bài viết vừa kể tin rằng , sở dĩ hệ thống công quyền Việt Nam nhắm vào “gu gờ”, “bê… bê tê bốc” vì họ tin rằng, Goole, Facebook,… là nguồn cơn của những rắc rắc rối khiến chính quyền mệt mỏi vì không kiểm soát được dư luận bất lợi cho hệ thống công quyền Việt Nam. Tham vọng kéo “đám mây điện toán”, “đám mây ảo” của “gu gờ”, “bê… bê tê bốc” vào Việt Nam xuất pháp từ hy vọng, nếu làm được điều đó, công an Việt Nam có thể “a lô”, yêu cầu “gu gờ”, “bê… bê tê bốc” làm theo ý mình. Bởi “nhìn không xa, trông không rộng” nên hệ thống công quyền Việt Nam quên Twitter, Viber, SnapChat… vốn đang nổi lên và có thể trở thành những… nguy cơ mới.

***

Quang Tran Hong, người tự giới thiệu “chỉ học đúng một nghề và chỉ làm đúng một nghề trong 22 năm vừa qua” – chuyên viên công nghệ thông tin, viễn thông đã phác họa thêm những ẩn họa không thể tránh khỏi đối với cả thường dân thuộc đủ mọi giới lẫn 423 đại biểu Quốc hội, từng tán thành việc biến Dự Luật An ninh mạng thành luật.

Nếu Google, Apple, Facebook, You Tube… không chấp nhận để hệ thống công quyền tại Việt Nam kéo “đám mây điện toán”. “đám mây ảo” về Việt Nam, vì điều đó đồng nghĩa với gieo rắc hoang mang, nghi ngại cho khách hàng thuộc phần còn lại của thế giớivề an ninh, an toàn dữ liệu, thông tin riêng tư, Google, Apple sẽ bị loại ra khỏi sân chơi tại Việt Nam.

Ngày xảy ra điều đó, các điện thoại thông minh (smart phone – loại điện thoại đa tính năng, ngoài việc cho phép người sử dụng nghe, nói, nhắn tin còn có đủ loại ứng dụng, quen được gọi tắt là app, biến chúng thành một thứ thiết bị có thể thỏa mãn đủ loại nhu cầu vì sự phong phú của các app, đã không thua lap top còn trội hơn vì gọn gàng, tiện dụng), sẽ không thể kết nối với Google (hỗ trợ khai thác các app của hệ điều hành Android), Apple (hỗ trợ khai thác các app của hệ điều hành iOS),... thành ra các điện thoại thông minh tiếng là thông minh sẽ trở thành stupid phone (chỉ nghe, nói, nhắn tin…) vì bị cưỡng đoạt các tính năng thông minh.

Quang nói thêm rằng, thiếu Google, You Tube,… giói chuyên viên, chuyên gia về công nghệ thông tin, viễn thông không thể tham khảo đủ thứ cho công việc hàng ngày (xem thiên hạ làm gì, làm như thế nào để tiết kiệm thời gian, sức lực, chi phí cho việc tạo ra những sản phẩm có tính năng mới hơn, ưu việt hơn.

Do vậy, nếu điều đó xảy ra thì đó cũng là thời điểm khai tử các ngành liên quan tới công nghệ cao của Việt Nam của Việt Nam. Lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam mà ngắc ngoải rồi chết thì năng lực của Việt Nam trên không gian mạng giảm hoặc mất hằn, không có khả năng chống đỡ tấn công mạng từ “bạn xấu”.

Xét về tất cả các yếu tố, thông lệ - luật pháp quốc tế, kỹ thuật, giữa Google, Apple,… trong tương quan giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới, Google, Apple,… chắc chắc sẽ không nhượng bộ hệ thống công quyền Việt Nam, cho kéo “đám mây điện tử”, “đám mây ảo” về Việt Nam. Theo luật An ninh mạng, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ không cho công dân chợi với Google, Apple, You Tube, Facebook,… nữa. Vậy là xong!

Quang Tran Hong khẳng định, ngày mà Luật An ninh mạng co hiệu lực phap luật và được thực thi, chúng ta sẽ là vùng trũng về văn minh của thế giới. Trên đất nước này chỉ còn con đường đi làm công nhân đứng máy may, máy dệt, máy cày, máy ủi, gửi thư tay truyền thống... Nói cách khác, chỉ thứ nào không liên thông với thế giới mới được phép dùng. Khỏi lo tấn công mạng và có lẽ định hướng sâu xa chính là chỗ này chăng?

***

Dù đại diện cho “nguyện vọng, ý chí” của toàn dân nhưng danh sách 423 đại biểu Quốc hội, bất chấp khuyến cáo của dân chúng, của các chuyên gia khoa học – kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, khăng khăng bỏ phiếu biến Dự luật “An ninh mạng” thành luật, đang là một thứ “bí mật quốc gia”, thành ra dân chúng đang tìm cách xác định 15 bại biểu bỏ phiếu chống và 28 đại biểu bỏ phía trắng là những ai để xác định danh tính 423 cá nhân mà họ xem là tội đồ dân tộc.

Quái lạ nhưng cười không nổi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét