Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MIKE IVES - TRONG MỘT ĐỘNG THÁI BẤT NGỜ, VIỆT NAM LẤY Ý KIẾN CÔNG DÂN VỀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Mike Ives, The Christian Science Monitor
Hà Nội, Việt Nam – 26 tháng 03, 2013
Hiền Trang chuyển ngữ
9/03/2013

Ảnh: http://duthaoonline.quochoi.vn
“Đây chỉ là lớp phấn bên ngoài”, theo lời của một nhà nghiên cứu – người yêu cầu giấu tên vì ông không muốn gây nguy hiểm cho công việc của ông. “Về các vấn đề cơ bản hơn như dân chủ và quân đội, chính sách đang ngày càng được thắt chặt hơn”.

Đổi lại, một nhóm 72 trí thức nổi bật tại Hà Nội bất ngờ công bố đề xuất hiến pháp của họ qua một phiên bản trực tuyến trên mạng Internet.

Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu 90 triệu công dân tại nước này đóng góp ý kiến ​​công khai về bản dự thảo hiến pháp, và sự kiện này đã dấy lên một loạt các bài phê bình công khai hiếm hoi từ các trí thức, cựu quan chức cũng như các nhóm xã hội dân sự.

Đối với một xã hội dân chủ thì đây là loại phản ứng bình thường nhưng trong một đất nước một đảng hạn chế các quyền tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến​​ như Việt Nam thì điều này rõ ràng là rất bất thường.

Thời gian góp ý đã được đưa ra hồi tháng Giêng, khi chính phủ ban hành cuộc vận động kêu gọi cải cách hiến pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992. Một nhóm 72 trí thức và các cựu quan chức nổi bật tại Việt Nam đã nhanh chóng công khai bản đề xuất hiến pháp riêng của họ qua mạng Internet – một động thái mà các nhà phân tích cho rằng đã làm Hà Nội bất ngờ.

Mặc dù các phản ứng của những nhà quan sát vẫn còn lẫn lộn nhưng hầu hết họ đều đồng ý rằng vẫn còn quá sớm để biết liệu những ý kiến phê bình đó có hiệu quả hay không.

Những bản kiến nghị được nhiều người ký tên không phải là mới, nhưng việc này tái thể hiện lại các đề xuất trong quá khứ”, ông Carlyle Thayer, nhà phân tích chuyên về Việt Nam tại Đại học New South Wales ở Australia, cho biết qua một e-mail. “Điều thay đổi lớn nhất là mạng Internet và các trang blog được dùng để truyền tải những ý tưởng chính trị một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn so với trước đây khi các tài liệu được in bằng máy rônêô. Một số đông đảo các cựu lãnh đạo trong đảng hiện nay cũng nhận thức được các đề xuất rằng cần phải thay đổi chính trị.

Nhóm này đang kêu gọi Việt Nam tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ, truyền thông tự do, sở hữu đất đai tư nhân, và bản đề đề xuất hiến pháp của các trí thức cũng tấn công một điều khoản hiện hành [điều 4] đảm bảo quyền lực chính trị toàn diện dành cho Đảng Cộng sản. Những yêu cầu công khai như thế thường rất hiếm ở Việt Nam, điều mà những người bất đồng chính kiến ​​và các blogger thường xuyên bị kết án nhiều năm tù khi họ đề cập đến tự do về chính trị.

Bản kiến nghi cũng được đưa ra giữa thời điểm khi chính phủ đang phải vật lộn để duy trì tính hợp pháp của họ khi ngành ngân hàng và khủng hoảng cản mức trở tăng trưởng kinh tế tại nước này. Một số nhà đầu tư gần đây đã thất vọng về nền kinh tế Việt Nam, nước từng được xem là một trong những nền kinh tế triển vọng nhất tại châu Á, mặc dù xuất khẩu đã giúp bù đắp lại sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Hồi cuối tháng Hai vừa qua, bản kiến nghị của nhóm trí thức đã được nhiều người bình luận trên các trang blog tại Việt Nam, trong đó có một nhà báo lên tiếng chỉ trích cách Đảng xử lý quá trình sửa đổi hiến pháp trên blog cá nhân của ông. Sau đó tức khắc ông đã bị sa thải khỏi cơ quan báo nhà nước mà ông đang cộng tác. Việc sa thải chỉ gây thêm nhiều căng thẳng giữa lúc các nhà phê bình đang thúc đẩy chính phủ cải cách các chính sách chính trị.

Bất kể kết quả lấy ý kiến [hiến pháp] như thế nào, đây là một bước tiến tới dân chủ và tự do,” nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho biết trong một e-mail.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia tư vấn làm việc với các nhóm xã hội dân sự yêu cầu được giấu tên vì vấn đề chính trị nhạy cảm rằng họ đang âm thầm nắm bắt cơ hội để vận động chính phủ thay đổi thông qua các kênh chính thức.

Cô cho biết các nhóm này từ lâu đã ngần ngại việc công khai chỉ trích các chính sách của chính phủ, nhưng cuộc tranh luận về cải tổ hiến pháp trong thời gian gần đây đã mở ra không gian để họ thúc đẩy Quốc hội cải cách những vấn đề như giáo dục, lao động, di cư, HIV/AIDS, và nhiều vấn đề khác.

“Tôi không nghĩ rằng tất cả các điểm mà chúng tôi đưa ra sẽ được chấp nhận”, cô nói tại một quán cà phê ở Hà Nội. “Nhưng điều quan trọng là tham gia vào các cuộc thảo luận bởi vì tại thời điểm này quyền con người [tại Việt Nam] vẫn còn chưa thích đáng”.

Thời gian góp ý được dự kiến sẽ ​​kết thúc trong tháng này, nhưng gần đây chính phủ đã kéo dài thời hạn đến hết tháng Chín. Một nhà nghiên cứu tại Hà Nội chuyên về xã hội dân sự nói rằng trong khi các cuộc kêu gọi góp ý kiến đã mở ra không gian cho một số vận động ngày càng gia tăng của các nhóm này, tuy nhiên, việc này không bắt đầu đánh dấu bất kỳ sự cải cách đáng kể nào từ các lãnh đạo Việt Nam.

“Đây chỉ là lớp phấn bên ngoài”, theo lời của một nhà nghiên cứu – người yêu cầu giấu tên vì ông không muốn gây nguy hiểm cho công việc của ông. “Về các vấn đề cơ bản hơn như dân chủ và quân đội, chính sách đang ngày càng được thắt chặt hơn”.

Ông chỉ ra bản dự thảo hiến pháp mới đây bao gồm nhiều ngôn ngữ trong đó yêu cầu quân đội phải tiếp tục trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp hiện nay đòi hỏi [quân đội] trung thành với “Tổ quốc và nhân dân”.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét