Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐỪNG ĐỂ ĐẢNG TIẾP TỤC PHẢN CÁCH MẠNG

Nguyễn Quang Thuận

Nông dân đeo khăn tang chống cưỡng
chế ở Nam Định
Đọc báo Đảng luôn thấy những câu do Ban Tuyên Huấn và Hội đồng lý luận Trung ương đưa ra như: “Lịch sử đã giao cho Đảng trách nhiệm lãnh đạo đất nước”, “Được đông đảo nhân dân ta thừa nhận”, “Các tầng lớp nhân dân ta hoan nghênh, ủng hộ”, “Ý Đảng là lòng Dân”, “Đảng với Dân là một…”.

Diễn dịch cách khác: Đảng làm vua là tuân mệnh trời. Những ai không chấp nhận mệnh trời là “lực lượng thù địch, lợi dụng dân chủ, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển”.

Chối quanh cho việc vì độc tài mà đất nước đang chậm tiến, thoái hóa, Đảng không ngần ngại khẳng định : “không phải chế độ độc tài là đồng nghĩa với chậm tiến, thoái hóa, tham nhũng…”.

Không phải ngẫu nhiên mà các nước độc tài như Trung Quốc, Cu ba, Việt nam, các nước độc tài chậm tiến ở Phi châu, Ả rập là những nước tham nhũng hạng nhất. Trong khi ở các nước văn minh tiền tiến, hễ tham nhũng lòi ra là bị diệt tận gốc nên chúng không có đất sống, không thể lan tràn.

Để áp đặt được những khẳng định không chứng cứ nói trên, Đảng đã huy động tài sản đất nước dựng lên một lực lượng trấn áp hùng hậu, có mặt từ xã huyện lên khắp cả nước. Lực lượng trấn áp này hiện đang là công cụ của bộ phận không nhỏ lãnh đạo thoái hóa dùng để cưỡng chế đất đai, nói trắng ra là đàn áp, cướp bóc nông dân.

Ở Tiên Lãng, bọn quan tham Hải Phòng đã tuyên bố hành động cưỡng chế gia đình Đoàn Văn Vươn của chúng là đúng pháp luật, trước khi bị Thủ tướng qui là phạm pháp. Ở Văn Giang, lực lượng trấn áp cũng được bọn quan tham (do đã được bôi trơn đến tận ruột) dùng để cưỡng chế nông dân mà mục đích là giúp các chủ đầu tư (xưa gọi là “bọn tư bản”) gặt hái lợi nhuận.

Cái Đảng đã được toàn dân ủng hộ, góp tay trong việc đánh đuổi thực dân giành độc lập trước kia nay còn gì khi tự xưng là Đảng của giai cấp công nhân, nông dân…

Đảng của giai cấp công nhân nào?

Chỉ cần nhìn vào các cuộc đình công của công nhân hiện nay cũng thấy rằng tất cả các cuộc đình công là trái pháp luật, pháp luật do chính “Đảng của giai cấp công nhân” dựng lên. Những người lãnh đạo đình công mất tích, bị bắt giam không xét xử. Công đoàn nhà nước đã không bảo vệ quyền lợi công nhân thì chớ, ngược lại còn tìm cách ngăn chặn các cuộc đình công và tiếp tay với lực lượng trấn áp phát hiện những người “xúi dục, tổ chức” để tiêu diệt. “Đảng của giai cấp công nhân” thực tế là “anh bảo vệ “, bảo vệ lợi ích của bọn “bóc lột sức lao động”.

Ngày xưa, công nhân đi lao động nước ngoài được gọi với danh từ hoa mỹ là đi “hợp tác lao động”, ngày nay Đảng lộ mặt hơn, xem công nhân như một món hàng không hơn không kém nên nói thẳng thừng là “xuất khẩu lao động”.
Chờ đợi gì nơi một cái đảng đã rơi vào sự lãnh đạo của bọn “một bộ phận không nhỏ” tiếp tay với “giai cấp tư bản bóc lột”. Đảng thực tế trở thành phản cách mạng.

Đảng của giai cấp nông dân nào?

Sự việc sờ sờ ra đấy. Đảng đang bảo vệ các chủ đầu tư, các đại gia (các nhóm lợi ích) để đuổi nông dân ra khỏi đất canh tác của mình. Từ hơn mười năm nay, hàng ngàn dân oan lê lết đi khiếu kiện không được ai giải quyết vì các “nhóm lợi ích” cấu kết với một bộ phận rất lớn đảng viên có chức có quyền toa rập với nhau.

Trong bài phóng sự “Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang” do báo Nông nghiệp Việt Nam đăng ngày 28/4/12 có đoạn rất đau lòng: Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

Ở Văn Giang, hai phóng viên còn bị lực lượng trấn áp đánh trọng thương vì công an và chính quyền muốn che dấu trước dư luận sự việc dùng một lực lượng trấn áp cả ngàn người với súng ống, chất nổ để đàn áp nông dân.

Sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải phòng liều mạng chống lại các quan tham, một làn sóng tập thể không cúi đầu chấp nhận hơn nữa của nông dân đã ra đời. Họ tập họp lại để chống bọn tham nhũng đã làm tan tác cuộc sống, gia đình họ. Họ đã đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân. Đã có người ở tù, đã có người chém quan tham rồi tự tử vì tuyệt vọng.

Đảng của giai cấp nông dân là đây sao? Đảng đã trở thành phản cách mạng.

Chỉnh đốn Đảng: khó hi vọng gì vào Nghị quyết TƯ4

Tham nhũng hiện nay có bàn tay của một bộ phận rất lớn đảng viên đang nắm quyền quyết định trong Đảng. Đó là lý do tại sao càng chống, tham nhũng càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, càng ngày càng tinh vi hơn.

Thực ra, không phải là tinh vi hơn mà là bọn tham quan đang nắm quyền lực rộng hơn. Một thí dụ: Ông Lại Hữu Lân, nguyên Chủ tịch UBND TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), nguyên Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên phải đợi đến khi về hưu mới bị phanh phui về tham nhũng. Trong khi tại chức và đang tham nhũng có ai dám đụng đến ông ta đâu. Đây là bằng chứng để nói rằng tham nhũng được bảo vệ bởi quyền thế. Ông Lân đang có uy quyền ai dám phê bình? ai dám đụng đến ông ta? muốn chết sao? Cấp trên của ông Lân cũng được “bôi trơn” dại gì mở miệng mắc quai.

Bài phóng sự “Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang” nói trên cho thấy chỉ mới từ chối giao đất mà nông dân đã bị vạ như thế nào. Nói gì đến việc “phê bình” người đang có chức.

Đến nay, TBT Nguyễn Phú Trọng có phê bình ai trong Bộ chính trị, trong Trung ương chưa hay vẫn cứ nói loanh quanh, chung chung. Người có quyền lực cao nhất và được xem là cha đẻ của Nghị quyết TƯ4 còn không phê bình ai thì chờ đợi gì ở biện pháp “tự phê bình, phê bình” của nghị quyết này.

Chẳng lẽ lại đùn đẩy cho thế hệ con cháu chỉnh đốn Đảng? Đã đến lúc những đảng viên còn tâm huyết, không chấp nhận tham nhũng phải cùng với nhân dân cả nước nói thẳng, nói thật, nói nhiều, điểm mặt không tránh né, không nể nang, phản kháng, vì sao đã 8 nghị quyết chỉnh đốn rồi mà vẫn không chỉnh đốn được Đảng.

Đừng để cho Đảng tiếp tục con đường phản cách mạng như hiện nay. Muốn giữ Đảng thì phải đẩy bọn “một bộ phận không nhỏ” ra khỏi Bộ chính trị, ra khỏi Trung ương, ra khỏi Đảng, ra khỏi đất nước.

Nếu không toàn Đảng sẽ bị nhân dân phỉ nhổ và nếu sự uất ức của người dân lên đến tột đỉnh dẫn đến bạo động thì tất cả đảng viên phải bị lụy chung vì đã có trách nhiệm dựng lên cái Đảng đang tàn phá đất nước.

Hãy mở mắt nhìn lại số phận của các Đảng cộng sản Đông Âu, nhìn lại số phận của những tên độc tài ở các nước Ả Rập.


Số vụ đình công năm 2011 tăng gấp đôi so với năm trước
10/01/2012
(Dân trí) – 11 tháng đầu năm 2011, cả nước xảy ra 857 cuộc đình công, tăng gấp đôi so với năm 2010. Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH triển khai ngay các biện pháp giải quyết tình trạng đình công dự báo còn diễn ra phức tạp.
Tại hội nghị “Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012″, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho hay, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 4.100 cuộc đình công, trong đó chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… với hơn 3.100 cuộc, chiếm 75,4%. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2006. Năm 2011 đạt mức kỷ lục với 857 cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng. Con số này của năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ…
Năm 2011 đã xảy ra những tai nạn đau lòng xuất phát từ đình công tự phát của người lao động.
Báo cáo cho hay, đến nay, chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, một số địa phương đã xuất hiện phần tử gây rối, kích động, đình công, đập phá, thậm chí đánh và gây chết người.
Nguyên nhân được Bộ xác định trước hết do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương… Ngoài ra, kỷ luật của một bộ phận người lao động chưa cao, quan hệ cung cầu mất cân đối cục bộ ở một số khu công nghiệp khiến họ không sợ mất việc làm khi tổ chức đình công.


(15/05/2012)
Nguyễn Quang Thuận
http://www.tudoimoi.org/Aff_mot_bai.php?param=293

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét