Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ASEAN CHƯA LÀ MỘT KHỐI ĐỂ LỰA CHỌN

Nguyễn Hoàng

SGTT.VN - Tại hội nghị An ninh châu Á vừa qua, cả Indonesia lẫn Singapore đều tuyên bố: điều làm họ lo sợ là buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Mỹ.

Lâu nay ASEAN vẫn muốn là trung tâm trong mọi vấn đề của vùng. Nhưng qua vụ Scarborough và vụ cấm đánh bắt cá, do ASEAN phản ứng rất yếu, nên cái gọi là “vai trò trung tâm của ASEAN”, dù đã có một số tiến triển, vẫn chưa đạt tới tầm mong đợi chung.

Ngày 12.6, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, bà sẽ tham dự hội nghị quy tụ các quốc gia Đông Nam Á và các cường quốc khu vực vào tháng 7 tới ở Campuchia. Bà Clinton đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp với ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong trong lúc nước này đang chuẩn bị cho các cuộc họp của ARF tại Phnom Penh. Ngoại trưởng Hor Namhong cho biết ông cũng mời Tổng thống Barack Obama tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra ở Phnom Penh vào tháng 11 năm nay, ngay khi kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Như vậy đây là lần thứ ba, ngoại giao hai ông lớn sẽ “tái ngộ” xung quanh vấn đề Biển Đông. Nếu ASEAN vẫn tiếp tục “đứng giữa đôi dòng nước”, cái giá phải trả lần này chắc sẽ khác lần ở Hà Nội hay Jakarta. ASEAN nhìn chung đều không muốn Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông, nhưng khi cần phải tỏ thái độ như một tổ chức thì mỗi thành viên lại đắn đo theo quyền lợi của quốc gia mình. Vì vậy, ASEAN khó hành động như một khối. Dưới cái gậy chỉ huy của Campuchia lần này, nếu ASEAN vẫn tiếp tục rón rén thì rõ ràng xu hướng “bẻ từng chiếc đũa một” sẽ thắng thế!

Thực ra, cả Mỹ và Trung đều đang đi vào “một cuộc trường chinh” mới mà cốt lõi là sự bất đồng quan điểm về hệ thống quốc tế nói chung, chứ không chỉ riêng vấn đề Biển Đông. Biển Đông chỉ là một phép thử trong đại chiến lược của mỗi nước. Phép thử này dĩ nhiên có liên quan đến hình thái tập hợp lực lượng trong không gian chiến lược mới, khi mà Trung Quốc tuyên bố trỗi dậy, còn Mỹ thì khẳng định quá trình tái cân bằng. Châu Á có thể đủ lớn cho mọi cường quốc, nhưng có đủ lớn cho hai đại chiến lược này thi thố tài năng hay không thì còn là vấn đề phía trước.

Không gian cho chiến lược mới

Cũng trong ngày 12.6 vừa qua, Mỹ đã công khai sức lực cho một trận chiến quan trọng hơn: giữ các tuyến đường biển huyết mạch được tự do lưu thông mà không bị quấy nhiễu. Theo tuyên bố của người phát ngôn Lầu năm góc, Mỹ vừa khởi động giúp Philippines xây dựng một trung tâm giám sát bờ biển, cung cấp toàn cảnh những gì xảy ra trong vùng hải phận Philippines.

Mặc dù Tổng thống Obama không giữ vai trò trọng tài trong các tuyên bố chủ quyền, mà chỉ khuyến cáo việc giải quyết trong hoà bình, bằng con đường ngoại giao, câu chuyện bãi cạn Scarborough cho thấy, các tranh chấp như thế không có nghĩa là Trung Quốc không phải trả giá. Sau cuộc họp với Tổng thống Philippines, Tổng thống Obama đã tuyên bố, Mỹ sẽ tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực và sẽ giúp Manila tăng cường khả năng phòng thủ và hiện đại hoá quân đội.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì là vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó. Nhưng rất tiếc là cho đến nay, Trung Quốc không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy, mà đang tìm mọi cách để thách thức nguyên trạng này.

Theo giáo sư Donald Weatherbee từ đại học South Carolina: “Mỹ sẽ không gửi hạm đội 7 đến để giải quyết các vấn đề về thuỷ sản hay san hô ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức chúng ta bằng cách đó, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia, mà sẽ là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ”.

Xem thế để thấy ASEAN không nên sợ phải lựa chọn!

http://sgtt.vn/Quoc-te/165073/Asean-chua-la-mot-khoi-de-lua-chon.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét