Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990

Tác giả: Lý Bằng
Người dịch: Quốc Thanh

Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc hai bên bình đẳng và cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
Bài này trích trong cuốn “Hòa bình Phát triển Hợp tác – Nhật ký ngoại sự của Lý Bằng” Tác giả: Lý Bằng Nhà xuất bản: Tân Hoa xuất bản xã. Nguồn: people.com.cn 

Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Việt Nam xuất quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt bị chìm xuống đáy. Tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với sự xấu đi của cục diện quốc tế, đặc biệt là sau biến động ở Châu Âu, Liên Xô bị tan rã, Nguyễn Văn Linh đã điều chỉnh lại chính sách, tìm kiếm sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.   

Qua đường liên lạc bí mật giữa hai bên Trung-Việt, từ 3 – 4.9.1990, Nguyễn Văn Linh đi cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, cùng với lãnh đạo Trung Quốc tổ chức cuộc gặp mặt ở Thành Đô, sự kiện này trở thành bước ngoặt trong việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

[Năm 1986] Thứ sáu ngày 26.12, mưa u ám.

 Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, thay cho nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã qua đời vào tháng 7.

[Năm 1989] Thứ bảy ngày 26.8, mưa u ám.

Hôm nay, Việt Nam tuyên bố đã “rút quân toàn bộ” khỏi Campuchia. Điều này tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Campuchia một cách thuận lợi, đồng thời cũng gạt bỏ được sự trở ngại cho bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
  
* Bước ngoặt trong quan hệ Trung-Việt – Hội nghị Thành Đô

[Năm 1990] Thứ tư ngày 6.6, nắng.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ quốc phòng Việt Nam. Nguyễn [Văn Linh] hi vọng thực hiện bình thường hóa được mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được sang thăm Trung Quốc.

Chủ nhật ngày 26.8, mưa u ám.

  Về chuyến thăm nội bộ tới Trung Quốc của các nhà lãnh đạo chính bên Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông ta tỏ ý hoàn toàn tán thành.

Thứ hai ngày 27.8, mưa.

 Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét thấy Á vận hội (Asian Games) sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, mà cuộc gặp mặt này lại đề cập đến việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.

Thứ năm ngày 30.8, nắng.

  Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đến Thành Đô hội đàm nội bộ với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có gửi lời mời cho Việt Nam. Bây giờ thử xem trả lời từ Việt Nam ra sao.

Chủ nhật ngày 2.9, nắng.

  Ba giờ rưỡi chiều, tôi đáp chiếc chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ tới sân bay Thành Đô. Chúng tôi ngồi ô tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Nhà khách Kim Ngưu, Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc chuyên cơ khác đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ. Từ 8 giờ rưỡi tối đến 11 giờ đêm, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi với nhau về phương châm của cuộc hội đàm với phía Việt Nam vào ngày mai.

Thành Đô thứ hai ngày 3.9, nắng.

 Buổi sáng, tôi ở chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng với ông ta tiếp tục nghiên cứu về phương châm của cuộc hội đàm sẽ tiến hành với phía Việt Nam.

  Khoảng 2 giờ chiều, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tới Nhà khách Kim Ngưu ở Thành Đô, Giang Trạch Dân và tôi đón họ ở nhà một tầng số 1. Nguyễn Văn Linh mặc bộ com lê màu cà phê, mang hơi hướng phong cách học giả. Đỗ Mười thân hình còn tráng kiện, tóc bạc phơ, mặc bộ com lê màu xanh thẫm. Cả hai đều 73-74 tuổi, còn Phạm Đồng thì hai mắt bị đục thủy tinh thể, thị lực cực kém, mặc bộ áo đại cán, giống các cán bộ lão thành của Trung Quốc.

  Buổi chiều, cuộc hội đàm bắt đầu, Nguyễn Văn Linh làm một bài nói dài trước. Tuy bày tỏ nguyện vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng tối cao Campuchia là chuyện cấp bách, không nên loại trừ bất cứ bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một sự bày tỏ thái độ về nguyên tắc, còn trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

Cuộc hội đàm tiếp tục một mạch đến 8 giờ tối, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu mở tiệc. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh . 
 
Thứ ba ngày 4.9, râm mát.

Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam. Đến đây, có thể nói những vấn đề nêu ra trong hội nghị đã đi đến đồng thuận một cách khá thỏa mãn, cùng quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu hội nghị.
  Hai giờ rưỡi chiều, hai bên Trung-Việt tổ chức lễ ký kết ở nhà một tầng số 1 tại Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt do Tổng bí thư và Thủ tướng ký. Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân tặng ngay tại chỗ cho các đồng chí Việt Nam câu thơ “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, Gặp nhau cười một cái là quên ân oán). Câu thơ này là của Lỗ Tấn. Trước việc này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất vui.

  Bốn giờ chiều, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 tới nơi.

* Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7 

[Năm 1991] Thứ bảy ngày 29.6.

Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Quan điểm chủ yếu chung của Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam là kiên trì chủ nghĩa xã hội, làm cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội này có lợi cho việc cải thiện quan hệ Trung-Việt.

Bắc Kinh thứ ba ngày 30.7, nắng.

Buổi chiều, tôi hội kiến với đại diện đặc biệt của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn và Hồng Hà. Họ yêu cầu tổ chức cuộc gặp cấp cao Trung-Việt. Tôi nói để cho nhân dân hai nước có sự chuẩn bị, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, còn về cuộc gặp cấp cao thì phía Trung Quốc cho rằng về nguyên tắc không có vấn đề gì. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ có trả lời chính thức với họ. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.

* Thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt

Thứ ba ngày 5.11, nắng.

  Năm giờ chiều, đồng chí Giang Trạch Dân và tôi tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ đường nhân dân. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành hội đàm. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang Trạch Dân nói, sau khi quan hệ hai nước đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, lãnh đạo hai nước Trung-Việt ngày hôm nay có thể ngồi cùng với nhau để tiến hành cuộc gặp cấp cao là mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một cuộc gặp gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, tất sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển quan hệ hai nước. Đỗ Mười nói, bình thường hóa mối quan hệ hai nước Việt-Trung là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực này và thế giới. Tiếp đó, mở tiệc.

Thứ tư ngày 6.11, nắng.

Buổi chiều, tôi hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, không khí rất tốt. Tôi nêu ra trước là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Đỗ Mười đã tiến hành hội đàm rất tốt, đã trao đổi được hết ý kiến. Về vấn đề Đài Loan, thái độ thể hiện của Võ Văn Kiệt rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về nợ, biên giới, dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam đề xuất mới, tôi hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam trước. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.

Thứ năm ngày 7.11, nắng.

  Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài. Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm Quảng Châu, Thâm Quyến…

Nguồn: Ifeng.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
https://vietsuky.wordpress.com/2012/06/06/127-nhat-ki-ly-bang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét