Vì thế mức
xử phạt cao, nặng “phải đủ sức răn đe” chỉ là một vế của vấn đề. Bởi vi phạm
gì, phạt gì thì nhà nước cũng phải tạo để cho dân được sống.
Tháng
trước, khi đề xuất tăng mức phạt tối đa lên gấp 4 lần, Bộ trưởng Đinh La Thăng
lý giải mục đích nhằm “hạn chế việc vi phạm giao thông”. Đây cũng là lý do
chung để ông đề nghị ban hành phí bảo trì đường bộ, rồi thì phí hạn chế phương
tiện. Báo Công an nhân dân cho biết, khi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội
Nguyễn Văn Tiên “hỏi xoáy”: Đất nước đã nghèo, lẽ ra điều cần làm là làm sao
tăng thu nhập cho người dân, thế mà ngành nào, bộ nào cũng đòi tăng thu tiền là
làm sao? Bộ trưởng Thăng đã phân trần: “Giải bài toán giao thông quá khó, trong
đó có cơ chế tài chính”.
Đó là khó khăn gì nếu như không nói toẹt ra là thiếu tiền? Đó là cơ chế gì nếu
không phải là “chia chác” như chính Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh thừa
nhận: 100% khoản thu từ tiền phạt được dành cho CSGT 70%, Thanh tra 10%, ban
ATGT của tỉnh 10%, 10% cho lực lượng khác.
Không ngẫu nhiên mà từ khi ông Thăng đắc cử Bộ trưởng Bộ GTVT, dân gian cho ông
là “nốt nhạc mở đầu của bản nhạc lạm phát phí, phạt” bởi sự “quyết liệt” của
ông trong việc nhòm túi người dân. 4.600 tỷ mỗi năm cho phí bảo trì đường bộ.
15.000 tỷ phí hạn chế phương tiện. Và nhiều khả năng sẽ là 2.500 tỷ x 4 lần đối với tiền phạt vi phạm
giao thông. Số tiền này tất nhiên chưa thấm tháp gì với con số 40.000 tỷ đồng từ
“tăng thu dầu khí” mà ông đã từng đề nghị QH phân bổ lại cho ngành…giao thông
như là một “giải pháp đột phá”. Nhưng phải nói ngay, đây sẽ là số tiền được móc
ra từ trong túi người dân. Và ngành được hưởng lợi nhiều nhất không cần suy
nghĩ cũng biết: Đó là ngành GTVT.
Không ngẫu nhiên mà Đại biểu QH Nguyễn Bá Thuyền có lần lý giải việc thu phí, lập
quỹ là bởi “Thành lập quỹ thì việc rút tiền từ quỹ, chi tiền cũng dễ dàng, ít
thủ tục hơn” Bởi “Nếu chi theo ngân sách Nhà nước thì quy định rất chặt chẽ,
giám sát, thẩm tra kỹ lưỡng nên rất công khai và minh bạch, khó có chuyện tiêu
cực”. Vấn đề lợi ích này lý giải chính xác cho việc nghĩ ra đủ mọi loại
phí, hay tăng gấp 400-500% mức xử phạt nhân danh 10-12.000 người chết mỗi năm
được.
Hôm qua, khi dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính được thảo luận tại nghị trường,
rất nhiều con số “lạm phát” khác đã được đưa ra 50.000 đồng tiền phạt tối thiểu
, 1 tỷ đồng tối đa thế mà vẫn bị các đại biểu chê ít.
Đang có một khuynh hướng rất dễ nhận thấy là chính sách phí ngày càng “sinh sản
vô kế hoạch” trong khi việc xử phạt “lạm phát” gấp mấy lần tỷ lệ “lạm phát tiền
túi” của người dân. Phí ngày càng nhiều, phạt ngày một cao, nhưng sẽ thật ảo tưởng
nếu nói đó là chiếc chìa khóa duy nhất để giảm vi phạm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến có lần đã bình luận
xử lý hành chính là những biện pháp cưỡng chế nhà nước, hạn chế quyền tự do của
công dân, cần được xem xét quyết định theo một trình tự, thủ tục tư pháp đúng với
tinh thần “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc
bảo vệ công lý, quyền con người”.
Vì thế mức xử phạt cao, nặng “phải đủ sức răn đe” chỉ là một vế của vấn đề. Bởi
nói như Trung tướng Trần Văn Độ (An Giang) qua: Vi phạm gì, phạt gì thì nhà nước
cũng phải tạo điều kiện cho dân được sống. Bởi nếu răn đe đến mức bất chấp đời
sống, thu nhập của người dân, bất chấp thái độ của người dân, thì “mức phạt răn
đe” đến “lạm phát” thậm chí còn gây ra hậu quả ngược.
Còn nhớ sau hôm thảo luận về luật xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban Pháp luật Quốc
hội đã đi thực tế bãi chứa phương tiện vi phạm Bồ Đề, nơi cả ngàn chiếc xe của
dân, chiếc lâu nhất đã nằm bãi tới…6 năm, đã biến thành sắt vụn. Có hai điều cần
nói đến qua cuộc vi hành này. Thứ nhất, Bồ Đề chỉ là một trong 12 nghĩa địa biến
tài sản của người dân thành…rác công. Và thứ hai, đau xót hơn, nhiều người dân
sẵn sàng bỏ phương tiện, dù đó là cả đống tiền, để khỏi phải chịu nhục bị phạt,
bị hành hạ bằng cả chục thứ thủ tục.
http://daotuanddk.wordpress.com/2012/05/30/phi-sinh-san-vo-ke-hoach-phat-lam-phat-ba-con-so/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét