Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIẾT Ý CHÍ QUẬT KHỞI QUẬT CƯỜNG LÀ TRỌNG TỘI ĐỐI VỚI DÂN TỘC

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

..cái giá trị con người là khi té ngã, phải biết quật khởi, nghĩa là biết đứng dậy, rồi tiếp sau đó phải có ý chí quật cường, nghĩa là đi tiếp. Vì vậy, cái giá trị của mỗi người không phải là ở chỗ có té ngã hay không, mà ở chỗ có ý chí quật khởi và quật cường hay không.

QUẬT KHỞI VÀ QUẬT CƯỜNG

Chúng tôi phân biệt hai chữ Quật Khởi và Quật Cường theo ý nghĩa sau đây. Khi một người đang ở trong tình trạng bị đè nén do người khác hay buồn khổ hầu như thất vọng do chính tâm lý của mình, mà người đó biết dứt khoát đứng lên chống lại sự đè nén hoặc quyết định làm mọi cách thoát tình trạng tâm lý thất vọng, thì ta gọi đó là ý chí "quật khởi". Khi đã quật khởi rồi, mà người ấy còn muốn thắng vượt kẻ đã đè nén mình hoặc và muốn sống một tình trạng tâm lý lạc quan với những giá trị tinh thần, thì đó là Quật cường.

Tóm lại, trong một tình trạng bi đát, phải có ý chí Quật khởi để thoát khỏi bi đát, tiếp theo, phải có ý chí Quật cường để thực hiện những gì tốt đẹp.

Ai là người Ki-tô Giáo, chúng tôi xin nhắc lại lời Thánh Phao-lồ:Khi té ngã, hãy biết đứng dậy và đi tiếp. Đây là câu nói khiêm nhường, nhưng mang đầy ý chí quật khởi và quật cường. Câu nói khiêm nhường vì không ai có thể tự hào là mình đã không té ngã và sẽ không bao giờ té ngã nữa. Nhưng cái giá trị con người là khi té ngã, phải biết quật khởi, nghĩa là biết đứng dậy, rồi tiếp sau đó phải có ý chí quật cường, nghĩa là đi tiếp. Vì vậy, cái giá trị của mỗi người không phải là ở chỗ có té ngã hay không, mà ở chỗ có ý chí quật khởi và quật cường hay không.

Lấy vài tỉ dụ điển hình.Trong những người con gái đánh Tennis, tôi mến Capriati vì cô đã té ngã, nhưng đã biết đứng dậy (Quật khởi), đã đi tiếp và thắng những giải lớn (Quật cường); tôi không mến Hingis vì cô này đã thành công, khi thua mấy trận thì tự ái và đã bỏ cuộc sớm sánh với tuổi các cô khác. Cô Hingis này thiếu ý chí Quật khởi và Quật cường, lại thêm tự ái, chứ không khiêm nhường theo tinh thần câu nói của Thánh Phao-lô.

Ý CHÍ ĐẤU TRANH ĐỂ SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Ở phần trên, tôi nói về ý chí quật khởi và quật cường nơi một cá nhân. Trong phần này, tôi muốn nói đến dân tộc Việt Nam nói chung. Để nói về điểm này, không gì hơn là chúng ta đi vào lịch sử của dân tộc.

Tôi hãnh diện là người Việt Nam, và tôi xin tự hào nói với mọi người rằng sau 39 năm xa quê hương, sống tại nước ngoài, tôi nhất định giữ lấy Quốc tịch Việt Nam. Nhiều lần tôi nhắc với người nước ngoài rằng các ông có thể tước đoạt mọi việc làm của tôi, có thể cấm tôi không được làm điều nọ điều kia nơi nước các ông, nhưng các ông không thể cấm đoán tôi gọi tôi là người Việt Nam. Tôi đã chửi lại một số người ngoại quốc rằng họ bất lịch sự khi gặp tôi đã kết án trước tôi là người Tầu để hỏi tôi:"Ông là người Tầu phải không?"(Vous êtes Chinois?). Tôi dạy lại họ rằng hãy hỏi:"Ông là người nước nào?"(Vous ếtes de quel pays?) cho lịch sự.

Cách đây chừng 15 năm, khi người nước ngoài hỏi tôi về Lịch Sử Việt Nam, tôi quên nhiều lắm và khó khăn trả lời. Thế là tôi bực mình với chính tôi và cảm thấy mình thẹn thùng. Tôi đã qua Paris mua rất nhiều sách lịch sử Việt Nam, cả tiếng Việt lẫn tiếng Tây. Tôi đọc ngấu nghiến, đọc không phải như người nghiên cứu lịch sử mà đọc để biết những gì đã xảy ra cho dân tộc mình và dân tộc mình đã phản ứng ra sao. Khi đọc ngấu nghiến xong những bộ sách như vậy, tự nhiên trong người tôi có một cảm hứng hãnh diện với đầu đề:"LỊCH SỬ ĐẤU TRANH ĐỂ SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM". Lịch sử dân tộc Việt là Lịch sử ĐẤU TRANH triền miên để mà SINH TỒN, để bảo vệ tiếng nói Việt Nam mà tôi nói và viết hôm nay. Tôi cảm hứng đã viết cuốn sử với đề tài ấy. Nói đúng hơn, đây là cuốn sách cảm hứng Lịch sử Việt Nam chứ không phải là công trình nghiên cứu lịch sử.

Trong suốt 1,000 năm, người Tầu muốn tiêu diệt nòi giống Việt, đuổi chúng ta từ phần đất Trung Quốc để ông cha ta xuống dần phía Nam. Đó là lịch sử tỵ nạn để sinh tồn. Trong suốt Lịch sử bị đô hộ đàn áp ấy, thời nào cũng có những vị anh hùng, nam có nữ có đã đứng lên Quật khởi để cho con cháu Việt SINH TỒN cho đến ngày nay.

Lịch sử Dân tộc Việt phần lớn là QUẬT KHỞI, phần QUẬT CƯỜNG thì ít có thời gian hơn sánh với những thế kỷ QUẬT KHỞI ĐỂ SINH TỒN. Chúng ta đã có những triều đại QUẬT CƯỜNG Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Chúng ta cũng có những anh hùng như Lý Thường Kiệt, Quang Trung... muốn quật cường chiếm lại những vùng đất khởi nguồn giòng giống Việt bên Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam đã luôn luôn mang ý chí QUẬT KHỞI mới bảo tồn được nòi giống và giang sơn ngày nay, và khi có dịp cũng nuôi ý chí QUẬT CƯỜNG làm vẻ vang dân tộc, phát triển đất nước.

CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG GIẾT Ý CHÍ ẤY NƠI CÁ NHÂN VÀ DÂN TỘC

Chúng tôi nhấn mạnh rằng đây là chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải là việc làm có tính cách cơ hội. Ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản đã chủ trương Giết chết Ý Chí Quật Khởi và Quật Cường của cá nhân và dân tộc ngay từ hồi họ lập đảng, và chủ trương này đã kéo dài triền miên trong suốt những chục năm trường cho đến ngày nay.

Thật vậy, vì tham quyền cố vị và vì nhân danh một ý thức hệ không tưởng (Utopie ) ngoại lai, họ xử dụng mọi mưu mẹo xảo quyệt tàn nhẫn, dùng sức mạnh khủng bố để bóp chết những ai muốn quật khởi đấu tranh cho cuộc sống với những giá trị đích thực nhân bản, muốn sống cuộc đời với quyền tự do, muốn sống với nhau trong sự tôn trọng giữa người với người. Trong tình trạng bị đè nén về niềm tin, một Linh Mục NGUYỄN VĂN LÝ muốn quật khởi đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo, thì họ hù dọa, khủng bố, và kết án 15 năm tù. Một bạn trẻ như LÊ CHÍ QUANG thấy Đất và Biển của Tổ Tiên bị bán đứng, muốn quật khởi đấu tranh bảo tồn Lãnh Thổ của cha ông, thì họ kêu án tù 5 năm mặc dầu anh bệnh tật. Đó là những tỉ dụ điễn hình về việc giết chết Ý Chí QUẬT KHỞI cần phải có nơi mỗi cá nhân.

Đối với toàn thể Dân Tộc Việt, họ tìm cách chia rẽ để không thể có những Hội Đoàn khả dĩ đứng chung nói lên ý chí Quật Khởi cho công lý, cho tự do, dân chủ. Đối với những Đoàn Thể mà họ không thể giải tán được như Tôn Giáo, thì họ dùng đủ mọi biện pháp chia rẽ để họ trị, để không thể nào có được ý chí Quật khởi đấu tranh cho một đời sống Tôn giáoTư Do.

GIẾT Ý CHÍ QUẬT KHỞI VÀ QUẬT CƯỜNG LÀ MỘT TRỌNG TỘI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế 
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CYVV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét