Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THỬ MỘT CÁI NHÌN VỀ NĂM MỚI 2023

Nguyễn thị Cỏ May
5/1/2023

Hình bên: Biểu tình chống Tập Cận Bình. (Photo: NDTV)

Nhiều người ăn Tết năm nay chắc không ngon như mọi năm vì dịch Vũ Hán sắp hoành hành trở lại ở khắp nơi khi Tàu mở toang cửa ngày 8/1/23 cho dân Tàu đi ăn Tết, đi chơi trong lúc mỗi ngày dân Tàu có 37 triệu người bị nhiễm bịnh. Âu châu bị ảnh hưởng chiến tranh Ukraine, đời sống đắt đỏ, nhiên vật liệu khan hiếm.

Ngày mai chưa biết ra sao. Hiện tại nhiều người đang lo ngại thế giới sẽ ngả qua Đông phương và sẽ bị một Á châu độc tài cai trị mà Tây phương sẽ không có cách nào chọn lựa khác hơn là chấp nhận. Trong lúc đó nhà tiên tri người Anh, ông  Parker, cũng tiên đoán Âu châu sẽ biến động lớn và cơ cấu hiện tại sẽ tan rã, đảng cộng sản Tàu sẽ tiêu vong để trở về theo chủ thuyết của Tôn Trung Sơn, nước Tàu trở thành Liên bang. Nếu điều tiên đoán về nước Tàu đúng, quả là một đại phước cho dân Tàu và bình yên cho thiên hạ!

Đông phương hồng

Từ nhiều thập niên qua, Âu châu vẫn không dám nhìn nhận là nay mai đây, thế giới sẽ bị Á châu và biển Trung hoa, hay đúng hơn là  Pou và Xi, cai trị. Phải chăng vì vậy mà từ thập niên qua, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Trung Đông, đem lực lượng qua Á châu Thái bình dương ? Khủng hoảng hiện nay làm xuất hiện hai cực đối đầu nhau: Hoa Kỳ vẫn còn đứng đầu một Tây phương tuy đang trên đà suy thoái, và Á châu với trục Moscou-Bắc Kinh vẫn tăng cường hợp tác và bành trướng thế lực. 

Từ khá lâu, Âu châu đã cố tình lờ đi, gần như phủ nhận một hiển nhiên, những giá trị dân chủ tự do, nếp văn minh tôn giáo truyền thống của mình. Khi né tránh cái hiển nhiên cơ bản này thì không khác gì là lúc người ta thúc đẩy nhanh tiến trình suy thoái và tự đánh mất đất đứng của mình. Nên thế giới ngày càng đi theo xu hướng độc tài và ngả qua Đông phương. Xu hướng mới này quyết liệt chống lại Tây phương vì thấy đây là thời điểm thuận lợi để kết thúc sự thống trị của Tây phương. Thật ra đây chỉ là cơ hội do Tây phương tự đánh mất sức mạnh của mình, chớ không phải được tổ chức hay do chiều hướng xoay của lịch sử.

Đừng quên qua nhiều thế kỷ, Tây phương vẫn giữ vai trò lãnh đạo thế giới nhờ những giá trị hiển nhiên như dân chủ tự do, nền văn minh nhân bản khai phóng, nền chánh trị đối ngoại đa phương. Nhưng ngày nay Tây phương đang trên đà suy thoái. Thực tế, cứ nhìn sự bất lực của LHQ trong vai trò can thiệp những xung đột gần đây thì thấy rõ. Cụ thể như Tổ chức Y tế Thế giới bất lực trước thái độ du côn của Xi trong vụ dịch Vũ Hán, khi Xi vì sợ áp lực biểu tình của dân chúng, bỏ phong tỏa mà không có một biện pháp an toàn cho mọi người mà còn phê phán các nước có biện pháp đề phòng truyền nhiễm, bắt buộc du khách từ Tàu tới phải thử PCR là phân biệt đối xử, không thể chấp nhận được trong lúc áp dụng biện pháp Zéro Covid, Xi cô lập 15 ngày du khách tới Tàu, nhốt cả tháng không cho ra về.

Về kinh tế, người ta không biết bao lâu nữa đồng đô-la còn ngự trị những trao đổi quốc tế để giữ sức mạnh cường quốc của Hoa Kỳ và đồng thời ngăn chận đà chinh phục cùa Đông phương? Moscou, Bắc Kinh và các nước đồng minh về kinh tế từ lâu nay tìm cách thay thế đồng đô-la bằng đồng tiền khác nhưng Âu châu vẫn chống lại được áp lực của Tàu nhờ sức mạnh của đồng đô-la.

Về chánh trị, nay có hơn phân nửa thế giới đã rời khỏi thể chế dân chủ, chọn chế độ độc tài, chế độ toàn trị hoặc chế độ dân chủ bịp (la démocrature – thứ dân chủ đảng cử, dân bầu như Việt Nam). Những nước này hiện đang quyết liệt tiến mạnh theo hướng đã chọn và rao giảng mô hình chánh thể của họ là xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Hiện tượng này xảy ra ngay trong lòng Âu châu như trường hợp Hongrie với ông TT Orban. Ngoài ra, một phần lớn Phi châu và cả Nam Mỹ vẫn chịu ảnh hưởng Nga chỉ vì họ không đồng ý cách hành xử kẻ cả của Tây phương. Thật sự họ muốn chấm dứt sự thống trị của Hoa Kỳ. Họ tin tưởng đang ở thời điểm mà lịch sử sang trang. Tây phương sẽ chọn cách giảng hòa hay sẽ phản ứng mạnh để tái lập sức mạnh dân chủ, khôi phục lại vị thế của mình đã có?

Năm 2023 biến động?

Năm 2022 kết thúc với chiến tranh Ukraine vẫn đang sôi động, chưa biết chừng nào kết thúc. Giải pháp đàm phán thấy khó thực hiện cho cả hai bên vì đòi hỏi không thể dung hòa. Trong lúc đó, nhà báo ly khai người Nga Boris Akounine quả quyết Poutine sẽ bị hạ nhưng sẽ do dân chúng Nga nổi dậy giải quyết. Lại chờ coi.

Nhưng ai dám chắc trong tương lai 2023 sẽ không có chiến tranh hung hãn hơn? Hiện có nhiều điểm địa chính trị nóng e khó tránh chiến tranh bất ngờ có thể bùng nổ. Thí dụ như trong những ngày tới, Bắc Kinh đánh giá tình hình thuận lợi sau khi thả Virus Vũ Hán tràn ra khắp thế giới làm cho thế giới chỉ biết lo đối phó bịnh hoạn mà thôi, không kịp nghĩ chuyện khác. Theo những nhà khoa học ước tính thì số người bịnh và chết do bị lây nhiễm trong thời gian tới sẽ vô cùng rùng rợn. Lợi dụng tình hình đó, Xi thực hiện tham vọng đại đế của mình, xua quân đánh chiếm Đài Loan mà không sợ phản ứng của Hoa Kỳ và Âu châu. 

Ở Trung Đông, Iran âm thầm theo đuổi chương trình chế tạo võ khí nguyên tử vừa giúp Nga máy bay không người lái để đánh Ukraine. Một chuyện chưa từng xảy ra ở Iran là từ hơn cả tháng nay, nhà cầm quyền chuyên chế hồi giáo phải đối đầu với kẻ nội thù, xưa nay bị xếp vào hạng thứ thấp nhứt trong xã hội, đó là các bà. Họ ồ ạt kéo nhau xuống đường biểu tình đòi dẹp chế độ độc tài Hồi giáo, thay đổi chế độ theo Dân chủ Tự do. Phong trào nữ quyền Iran lôi cuốn cả nam giới gia nhập biến thành một phong trào quần chúng thách thức chế độ cầm quyền tuy đã có hàng trăm người bị cảnh sát bắn chết. 

Ở Viễn Đông, Nga và Nhật sẽ khó tránh chạm trán nhau trong vụ kiểm soát đảo Kouriles phía Nam mà Nga đã chiếm hồi thế chiến và Nhật đòi lại. Vụ tranh chấp này trở nên gay go làm cho nhiều nhà quan sát lo ngại khi thấy mọi người chỉ hướng tầm nhìn của mình về Ukraine. Xung đột nghiêm trọng vì trong quá khứ, hai nước đã nhiều lần đánh nhau chí tử. Gần đây, Nga đã đồn trú trên đảo Kouriles hơn 3000 binh sĩ, đặt nhiều giàn hỏa tiễn với hỏa lực khác nhau. Một trong những hỏa tiễn này có khả năng bắn tới đảo Hokkaido ở tận phía Nam của Nhật. Về phía Nhật, chánh phủ đã thật sự trang bị lực lượng không phải chỉ phòng thủ nữa mà còn đủ sức tấn công. Quyết định mới này nhằm đáp ứng những khiêu khích thường xuyên của Tàu, Bắc Hàn và Nga.

Giữa Tàu và Ấn độ, vụ Hi Mã Lạp Sơn vẫn luôn nóng bỏng. Hôm 9/12 vừa qua, hàng trăm lính Tàu xâm nhập vùng đông bắc Ấn Độ, bị lính Ấn Độ bắt. Qua ngày 20/12, Ấn Độ mở hành quân với 3500 lính dọc theo biên giói hai nước, làm cho tình hình hiện nay thêm căng thẳng. Mà hai nước đều là cường quốc nguyên tử.

Nhưng ở ngay trong nước, những nhà lãnh đạo độc tài thường vẫn không ngờ trước những biến động có thể làm sụp đổ chế độ trong thời gian ngắn mà không phải kẻ thù bên ngoài có võ khí hạt nhân. Hoặc quá chủ quan mà đánh giá sai đối thủ khi khai chiến xâm lăng. Ý mưốn nói yếu tố con người thường bị những nhà độc tài coi thường vì vẫn nghĩ mình đã kiểm soát được toàn xã hội. 

Như trong vụ đánh chiếm Ukraine, Pou đã tính sai sức mạnh của chính phủ và dân Ukraine đề kháng và cả mặt yếu không có tinh thần chiến đấu của quân đội Nga. Còn Xi vừa được tấn phong thêm một nhiệm kỳ Tổng Bí thư nữa, trở thành người mạnh nhất, nắm trọn quyền sinh sát cả nước Tàu và còn huênh hoang khoe hệ thống chánh trị Tàu hiện nay là vượt trội hơn hệ thống của Âu châu đang trên đà suy thoái. Liền sau đó, Xi phải đối mặt với cuộc nổi dậy của dân Tàu trên khắp nước, vừa chống lại biện pháp Zéro Covid mà Xi ngoan cố duy trì vì cho rằng hữu hiệu bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa tung hô những khẩu hiệu « Đả đảo Xi », « Đả đảo đảng cộng sản », gọi « Xi là tên khốn nạn », v.v… Đây là lần đầu tiên dân chúng chống đảng cộng sản và chống người lãnh đạo đảng. Trước đây, trong vụ mùa Xuân Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình, người ra lệnh cho quân đội và xe tăng tàn sát sinh viên mà không bị dân chúng chống thẳng cá nhân với thái độ khinh miệt như vậy.

Tình hình luôn luôn sẽ thật sự thay đổi khi mà dân chúng bị trị không còn quá sợ bạo lực nữa!

Những trường hợp trên đây cho thấy yếu tố con người là quyết định mà lại bất ngờ hơn hết. Không nhà chiến lược nào tiên liệu được. Có quản lý triệt để xã hội với đội ngũ công an răng bọc thép đi nữa vẫn chưa phải an toàn 100% khi trong đầu người dân có những tư tưởng và những khao khát dân chủ tự do


Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét