Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRAO ĐỔI VỀ "DÙNG CHÍNH NGHĨA ĐỂ TRÁNH CHIẾN TRANH"

Bình Minh

Trong cuộc đấu tranh dành tự do dân chủ cho Việt Nam, chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ "chính nghĩa" và "chiến tranh". 

Nếu chúng ta không có chính nghĩa,  thì việc đấu tranh của chúng ta dễ bị lung lạc, dễ bị địch lèo lái chệch hướng, và nhất là không được sự yểm trợ của toàn dân. Như các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo là những cuộc biểu tình có chính nghĩa, nhưng lãnh đạo CSVN vì muốn đàn áp dẹp tan nên đã gán cho những người biểu tình là đang bị "thế lực thù địch" xúi giục để làm rối loạn trật tự an ninh xã hội. Luận điệu cũ rích này được dễ dàng chấp nhận với những người vô cảm, thờ ơ với vận mệnh đất nước, và nghe cũng rất xuôi tai với những kẻ tay sai cố công thi hành chỉ đạo đàn áp biểu tình một cách triệt để. Là người dân Việt Nam, chúng ta đã xác quyết yêu nước là chính nghĩa, chống ngoại xâm là chính nghĩa, đòi hỏi minh bạch xã hội là chính nghĩa, đòi hỏi tự do báo chí là chính nghĩa, dân oan khiếu kiện đi tìm công lý, v.v... là chính nghĩa. 
Có chính nghĩa là tất thắng. 
Nhưng dựa vào đâu để chúng ta khẳng định chúng ta có chính nghĩa ? Chủ nghĩa nào là chủ nghĩa có chính nghĩa ? Đấu tranh cho một chính nghĩa có liên quan thế nào đến chiến tranh ? Phải chăng đấu tranh cho chính nghĩa là cố tình tạo ra chiến tranh như một số người đã tự biện hộ để quay lưng trước những đau khổ của người dân đang gánh chịu ?  

Nếu biết rõ mục đích và con đường chúng ta đang đi thì không một lập luận hay một thế lực chính trị nào có thể lôi kéo hay đánh gục chúng ta trên con đường đấu tranh dân chủ, nhân bản, văn minh, thiện đức cho Việt Nam.

Sau đây là trao đổi khá thú vị giữa tác giả Trần Minh Khôi của bài viết "Đối Diện Về Chủ Nghĩa Dân tộc Lớn" và bạn đọc Trần Thanh về suy nghĩ "dùng chính nghĩa để tránh chiến tranh". Mời bạn đọc theo dõi.

==================

Đối diện với chủ nghĩa dân tộc lớn

Trần Minh Khôi on Friday, July 6, 2012 at 11:37am 

Tài liệu Khuấy động Biển Đông của International Crisis Group giúp chúng ta thấy rõ cái cơ chế mà qua đó kế hoạch bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông được thực hiện. Kế hoạch đó thể tóm lược như sau: Bắc Kinh thả lỏng cho chính quyền địa phương các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, và Quảng Tây, cùng với các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị tuần dương thuộc các bộ, và lực lượng hải quân của Giải phóng Quân tự do theo đuổi quyền lợi riêng của chúng trên Biển Đông mà không có một cơ quan điều hợp hữu hiệu nào ở cấp trung ương. Khi cần làm dịu đi sư căng thẳng khu vực có hại cho nó thì Bắc Kinh có thể đổ lỗi cho các cơ quan này và thực hiện một vài cử chỉ hòa giải để xoa dịu dư luận quốc tế. Nhưng, như hành xử ôn hòa của Bắc Kinh từ giữa 2011 đến giữa 2012 cho thấy, rõ ràng nó cố tình duy trì tình trạng có vẻ như hỗn loạn đó cho mục đích bá quyền của nó.

Chiến thuật này không có gì cao siêu hay mới mẻ. Đây là chiến thuật của các băng đảng. Khi cần thì tên thủ lĩnh có thể xử vài tên đàn em trước mặt đối thủ nhưng chính bọn đàn em này đang thực hiện mục đích cướp bóc cho nó. Chỉ có một điểm khác biệt: Bắc Kinh theo đuổi chính sách này với sự bảo trợ của chủ nghĩa dân tộc lớn. Fukuyama nói đâu đó trong cuốn Những nguồn gốc của trật tự chính trị rằng quyền lợi và sự chính đáng là nền tảng của các trật tự chính trị. Lòng tham của Bắc Kinh và sự kích động chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc để tạo sự chính đáng cho lòng tham đó là vấn đề then chốt của cuộc xung đột ở Biển Đông.

Việc Bắc Kinh dung túng các hành động gây hấn tự tung tự tác của các cơ quan nhà nước địa phương Trung Quốc ở Biển Đông đặt chúng ta trước một nguy cơ chiến tranh rất lớn. Trong ngắn hạn, khi mà Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được một nền kinh nội địa vững mạnh và giải quyết thỏa đáng vấn đề năng lượng, Bắc Kinh sẽ không dám tổ chức một cuộc chiến tranh xâm lược ở Biển Đông. Nhưng mặt khác nó vẫn duy trì tình trạng hiện nay như một công cụ chính trị, một phần là vừa để đe dọa vừa để thăm dò dư luận khu vực và quốc tế về các kế hoạch bá quyền, phần khác là để giải quyết sức ép chính trị nội bộ bằng sự kích động chủ nghĩa dân tộc. Điều mà Bắc Kinh không tiên liệu được là những hành động gây hấn, ngày càng trở nên hung bạo, của các cơ quan nhà nước địa phương có thể làm bùng nổ một cuộc chiến nằm ngoài sự tính toán của nó. Khi súng đã nổ thì chiến tranh sẽ đi theo logic của nó. Lúc đó không ai dám khẳng định rằng một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ không xảy ra. Ở thời điểm này, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh là tác nhân duy nhất có khả năng ngăn ngừa sự táo tợn của các cơ quan địa phương, như nó đã làm trong thời gian vừa rồi, qua đó ngăn ngừa sự bùng nổ của một cuộc chiến như thế.

Việc tăng cường các lực lượng phòng vệ sẳn sàng chiến đấu ở Trường Sa là cần thiết. Nó giúp ngăn chặn một khả năng điên rồ, những vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là để giải quyết bế tắc chính trị nào đó, của Bắc Kinh là dùng lực lượng hải quân hùng hậu của nó để cưỡng đoạt Trường Sa ở thời điểm này, như nó đã làm năm 1988. Nhưng việc ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến chiến tranh vẫn là ưu tiêu quan trọng hơn. Từ hơn 1000 năm nay, Đại Việt đã là một tảng đá không lay chuyển nổi ở biên cương phía nam nước Tàu. Trong cái thế giới nhất cực đó, cha ông chúng ta vẫn có thể giữ được nước. Trong thế giới đa cực ngày nay khó có thể hình dung là chúng ta bị khuất phục và mất nước, ngay cả khi chúng ta đang đương đầu mới một tình huống rất khó khăn là một bộ phận của thế lực cầm quyền, vì những duyên nợ của quá khứ và tham vọng quyền lực của hiện tại, đang thỏa hiệp với Bắc Kinh vì quyền lợi của nó.

Vậy chúng ta cần phải làm gì? Việc từ từ nhích dần về phía Mỹ và Đông Nam Á giúp cảnh tỉnh Bắc Kinh trong các động thái bá quyền phiêu lưu của nó. Đây là vai trò của ngoại giao.

Việc thứ hai là luôn luôn kịp thời đánh động dư luận thế giới về các động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Mục tiêu của chúng ta là vạch trần bộ mặt tham lam được tô vẻ bằng cái mặt nạ ôn hòa nhằm đánh lừa dư luận quốc tế về một triển vọng vươn lên trong hòa bình mà Bắc Kinh đã dày công gầy dựng từ hơn ba mươi năm qua. Hình ảnh xuống đường biểu tình chống Trung Quốc của công dân Việt Nam trên các trang báo lớn của thế giới có khả năng tố cáo tâm địa của Trung Quốc hơn bất cứ một hoạt động ngoại giao nào từ phía nhà nước. Bắc Kinh không sợ chúng ta nhưng nó phải bảo vệ hình ảnh của nó trên trường thế giới. Hơn thế, nó sợ những cuộc biểu tình ở Việt Nam có thể làm bùng nổ những bức xúc xã hội được ngụy trang bằng tinh thần nồng nhiệt của chủ nghĩa dân tộc mà chính Bắc Kinh đã nuôi dưỡng như một công cụ bảo chứng cho tính chính đáng cai trị của nó. Trước tình huống như thế Bắc Kinh buộc phải giới hạn sự ngông cuồng của các cơ quan nhà nước địa phương như nó đã làm trong thời gian qua. Đây là lý do cho sự cần thiết phải tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc mỗi khi có sự cố gây hấn xảy ra. Biểu tình giúp ngăn chặn nguy cơ bùng nổ của chiến tranh trên Biển Đông.

Nhà nước Việt Nam hiểu rất rõ tác dụng của việc xuống đường biểu tình của các tầng lớp nhân dân trong việc giúp ngăn chặn các ý tưởng phiêu lưu của các lực lượng cứng rắn trong nội bộ nhà nước Trung Quốc. Trong vài trường hợp nó có vẻ như muốn bảo trợ cho các cuộc biểu tình này. Nhưng sự sợ hãi, cũng giống như sự sợ hãi của Bắc Kinh đối với nguy cơ bùng nổ biểu tình thách thức quyền lực của nó, đã đẩy nhà nước Việt Nam vào một lựa chọn phản động: chống lại những cuộc xuống đường bảo vệ đất nước của nhân dân. Điều này đặt ra một thử thách rất lớn cho chúng ta.

Một điều quan trọng khác là chúng ta phải có đủ ý chí và sự tỉnh táo để không làm kích động thêm nữa sự ngông cuồng và mù quá của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Có người lập luận rằng việc đánh động chủ nghĩa dân tộc, và đi cùng với nó là sự thù hận lịch sử, cả ở Việt Nam và Trung Quốc, là cần thiết để giải quyết vấn đề chủ nghĩa cộng sản mà tầng lớp quyền lực đang bám víu. Điều này có sự cám dỗ của nó (như đã nói trong cái note Tư duy Tàu chống Tàu và sẽ nói thêm trong cái note kế tiếp, Chủ nghĩa dân tộc phản bội). Nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy, chủ nghĩa dân tộc có khả năng thiêu cháy luôn cả những người cổ xúy nó và thiêu cháy sinh lực quốc gia. Không có gì chắc chắn là sự bùng dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc sẽ thiêu cháy tập đoàn quyền lực Bắc Kinh, thế lực đã nuôi dưỡng nó. (Cũng như không có gì chắc chắn chủ nghĩa dân tộc Việt Nam có khả năng tước đoạt quyền lực từ thế lực độc tài hiện nay. Khả năng lớn hơn là các thế lực này sẽ sử dụng chủ nghĩa dân tộc để thay thế chủ nghĩa cộng sản và tiếp tục cai trị. Sẽ nói thêm về sau.) Nhưng chắc chắn hơn là sự trỗi dậy này sẽ đẩy các khả năng bùng nổ chiến tranh ở Biển Đông ra khỏi giới hạn của khả năng ngăn ngừa của chúng ta. Như đã nói, chống một chủ nghĩa dân tộc lớn bằng một chủ nghĩa dân tộc nhỏ hơn là vô vọng.

Chính nghĩa ở phía chúng ta. Nhưng đó là chính nghĩa của lòng tự trọng, của công lý, và tự do chứ không phải là chính nghĩa mang tính hận thù lịch sử. Đối diện với chủ nghĩa dân tộc lớn, mục đích của chúng ta là dùng chính nghĩa đó để tránh chiến tranh.

Một khi vẫn còn có thể tránh được.


Phản hồi

Thanh Tran 
Anh Trần Minh Khôi,
Rất đồng ý với anh về sự không cần thiết của lòng hận thù trong cái chính nghĩa bảo vệ tự do của đất nước. Tuy nhiên, cái câu kết của anh tôi thấy nó sao sao như thiếu sót cái gì đó:
"Đối diện với chủ nghĩa dân tộc lớn, mục đích của chúng ta là dùng chính nghĩa đó để tránh chiến tranh."
Tôi nghĩ cho dù đối diện với cái gì cũng vậy, nếu chính nghĩa thuộc về ta thì mục đích chính của chúng ta là bảo vệ cái chính nghĩa đó. Chúng ta có nhiều cách để bảo vệ chính nghĩa và tránh chiến tranh là một điều nên làm nhưng đó không phải là mục đích thật sự. Mục đích thật sự là bảo vệ chính nghĩa mà trong đó có khả năng của chiến tranh. Vì khi chúng ta đặt "tránh chiến tranh" làm mục đích thì vô tình hay gián tiếp chúng ta đã quên đi cái mục đích thật sự là bảo vệ chính nghĩa hay trong truờng hợp này là bảo vệ lãnh thổ của đất nước.

Chiến tranh thuờng xảy ra bất chấp có chính nghĩa hay không hoặc dựa vào những chính nghĩa mang tính cách vay muợn mà không hoàn toàn. Theo tôi việc tránh chiến tranh xảy ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ngoại giao, áp lực quốc tế, áp lực quân đội, vv mà những người lãnh đạo trong chính phủ là người có ảnh hưởng trực tiếp, và thường thì quyết định của họ chẳng dựa vào chính nghĩa theo kiểu lý thuyết. Vậy theo tôi chính nghĩa trong trường hợp này tốt hơn là để mang lại can đảm trong lòng của mọi người dân VN. Can đảm đây không đồng nghĩa với quá khích, mù quáng và hiếu chiến. Can đảm để sẳn sàng làm những gì có thể làm đuợc vì chính nghĩa mà thôi. Chúng ta nên để dành cái việc "tránh chiến tranh" cho chính phủ (mặc dù là một chính phủ tồi nhưng thực tế mà nói thì chỉ có họ mới là người quyết định trong hoành cảnh hiện tại) và dùng chính nghĩa để khơi động tinh thần yêu nước và lòng can đảm ở người dân thường bé nhỏ như những người đã tham gia biểu tình vừa qua. Và cũng hy vọng rằng lòng can đảm và tinh thần yêu nước đó không chỉ giới hạn ở việc chống ngoại xâm mà còn chống tất cả những gì xấu xa và bất công trong xã hội để xây dựng một đât nước tốt đẹp hơn.
Wednesday at 9:27am


Description: https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-snc4/260866_1766007716_825002203_q.jpg
Trần Minh Khôi 
cám ơn bạn Thanh Tran đã chia sẻ. thật ra, theo tôi, mục đích thật sự là tránh chiến tranh để bảo vệ đất nước, trong lúc này khi nó vẫn còn có thể tránh được. tránh chiến tranh cũng vĩ đại, nếu ko nói là vĩ đại hơn, là chiến tranh, ngay cả khi có chính nghĩa.

tránh chiến tranh đòi hỏi phải có ý chí, phải tỉnh táo, phải bản lĩnh, phải chuẩn bị sẳn sàng chiến tranh, phải có niềm tin rằng mình đúng (chính nghĩa), phải có một tình yêu bao dung đối với kẻ thù, vân vân...

khi súng đã nổ, đồng bào mình phải chết thì đó đã là sự thất bại của chính nghĩa. cá nhân tôi không tin vào thứ chính nghĩa không có khả năng cứu sống con người.

quyền lực (nhà nước) không có khả năng tránh chiến tranh. trong rất nhiều trường hợp chúng khởi động chiến tranh vì những lý do chính trị.

nếu chúng ta làm hết khả năng của mình để tránh mà không tránh được thì chúng ta sẽ sẳn sàng chiến tranh. tôi không nghĩ rằng người Việt Nam chúng ta cần phải được khuyến khích về chính nghĩa hay lòng yêu nước mới có thể chiến thắng kẻ thù. Chúng ta sẽ không bao giờ mất nước. Chúng ta chỉ sợ chiến tranh, hận thù, quyền lực làm yếu sức mạnh quốc gia mà thôi.
See Translation
Wednesday at 9:44am


Description: https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-snc4/41758_1480249542_6946_q.jpg
Thanh Tran 
Anh Trần Minh Khôi,
Nếu anh đem hai câu này của anh gộp với nhau thì anh sẻ thấy sự mâu thuẩn trong đó và anh sẻ hiểu ý của tôi muốn nói là gì:
"mục đích thật sự là tránh chiến tranh để bảo vệ đất nước"

"nếu chúng ta làm hết khả năng của mình để tránh mà không tránh được thì chúng ta sẽ sẳn sàng chiến tranh"
Vậy thì rõ ràng là mục đích thật sự là "bảo vệ đất nước" (hay chính nghĩa) bằng cách "tránh chiến tranh" hoặc "sẳn sàng chiến tranh" phải không anh? Cái mục đích anh đưa ra theo tôi nghĩ chỉ là "biện pháp" (đuợc coi là tốt nhất) mà không phải là "mục đích" và mục đích thật sự và cao nhất vẫn là "bảo vệ chính nghĩa" bằng mọi cách (chiến tranh hay không chiến tranh)..

Tôi không có ý định bàn cãi về sự vĩ đại của hòa bình vì đó là điều quá rõ ràng. Điều tôi muốn bàn ở đây chỉ là cái mục đích thật sự của bảo vệ chính nghĩa. Và cũng xin nói rõ thêm là chiến tranh tự nó không phải là chính nghĩa hay không chính nghĩa. Nó chỉ là một công cụ để bảo vệ hoặc để lợi dụng chính nghĩa mà thôi. Chiến tranh dành độc lập tự nó phải mang lại chết chóc cho con người nhưng nó chỉ là một công cụ để bảo vệ cho chính nghĩa là sự độc lập của một quốc gia và dân tộc.

Tôi không hiểu ý anh lắm khi cho rằng "quyền lực (nhà nước) không có khả năng tránh chiến tranh. trong rất nhiều trường hợp chúng khởi động chiến tranh vì những lý do chính trị". Nếu nó không có khả năng tránh chiến tranh thì tại sao lại có khả năng khởi động chiến tranh hả anh? Rõ ràng là chính phủ của Hitler hay Nhật Hoàng có thể tránh chiến tranh nhưng họ đã không làm. Hay ý anh muốn nói ở đây là nước nhỏ không có quyền lực tránh chiến tranh có thể gây ra từ nuớc lớn? Nếu như vậy thì bài viết của anh lại có ý nghĩa gì? Nếu một Đảng độc tài toàn trị không có quyền lực để tránh chiến tranh không lẽ 80 mấy triệu người dân ngay cả những quyền căn bản như tự do ngôn luận cũng không có lại có cái quyền này sao?

Anh không cho rằng "người Việt Nam chúng ta cần phải được khuyến khích về chính nghĩa hay lòng yêu nước mới có thể chiến thắng kẻ thù". Vậy hỏi anh Trần Hưng Đạo viết "Hịch Tướng Si~" để làm gì? Không phải để làm khích động lòng yêu nước của quân si~ hay sao? Và cho dù chỉ để nêu cao chính nghĩa thì nó cũng là một cách để khích động lòng yêu nước.

Chúng ta không bao giờ mất nước vì chúng ta biết bảo vệ nó không phải chỉ vì chúng ta nhờ vào "4000 năm văn hiến và truyền thống chống ngoại xâm của tổ tiên" hay chỉ đơn thuần bằng chính nghĩa của sự yêu chuộng tự do và hòa bình.
Wednesday at 12:03pm


Description: https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-snc4/260866_1766007716_825002203_q.jpg
Trần Minh Khôi 
Thưa anh/bạn Thanh Tran,

Rõ ràng là hai chúng ta không cùng điểm xuất phát, không chia sẻ cùng những ý niệm nền tảng, nên hiểu được nhau là khó. Tôi xin phép anh được nói thêm đôi điều mong có thể làm sáng tỏ hơn chăng. Có lẽ chúng ta phải lùi lại chút nữa để xác định nội hàm của những khái niệm mà chúng ta dùng.

1. Trước hết, trong một xã hội đa nguyên rất khó có thể xác định được cái gì là chính nghĩa cái gì không. Cái coi là "chính nghĩa" đối với người này không nhất thiết là "chính nghĩa" đối với người kia. Tương tự, một khái niệm mà người này coi là "thật sự" và "cao nhất" thì không nhất thiết người kia phải coi là "thật sự" và "cao nhất".

Từ đó, chúng ta đi tìm những đồng thuận nào đó được nhiều người chia sẻ nhất. Trong một xã hội đa nguyên và mở, qua thực nghiệm, đồng thuận đó là "tự do" và "công lý". Có thể anh/bạn không tin, nhưng trong một xã hội như thế (đa nguyên và mở), những giá trị tưởng chừng như cao cả như tinh thần dân tộc hay lịch sử, những tiếng hô hào cuồng nhiệt như "ngàn năm văn hiến", "truyền thống chống ngoại xâm" không có ý nghĩa gì nhiều. Khi một người thật sự trưởng thành về ý thức dân sự thì những lời kếu gào như thế không cần thiết nữa. (Nói chuyện lịch sử, cha ông ta chưa bao giờ hô hào như thế cả.)

2. Ngay cả khi chúng ta có đồng thuận về một "chính nghĩa" nào đó thì thứ "chính nghĩa" này phải phục vụ một mục đích nhân sinh cụ thể nào đó thì nó mới có ý nghĩa.

3. Bảo vệ đất nước là mục tiêu tối thượng. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu này bằng nhiều cách: tránh chiến tranh, tổ chức chiến tranh vệ quốc, tổ chức tiêu thổ kháng chiến, tổng đình công bất bạo động, tổ chức nhà nước lưu vong, v.v... Quan điểm của tôi là: tránh chiến tranh là cách tốt nhất để bảo vệ đất nước.

3. Trong hoàn cảnh của đề tài đang bàn (nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc lớn Trung Quốc), thì chính nghĩa ở trên, trong thời điểm này, có thể giúp để ngăn chặn chiến tranh. Chính nghĩa chỉ là PHƯƠNG TIỆN để tránh chiến tranh, qua đó để bảo vệ đất nước. Sẳn sàng chiến tranh cũng là cách để tránh chiến tranh.

Những điểm còn lại không quan trọng nhưng tôi cũng xin trình bày luôn:

1. Đức Quốc xã và Nhật chủ động tổ chức chiến tranh nên không thể nói họ tránh được hay không tránh được cái gì cả. Đặng Tiểu Bình tổ chức chiến tranh xâm lược VN 1979. Không thể nói ông ta tránh được hay không tránh được cái gì. Và nhiều ví dụ khác.

2. Trong các trường hợp khác, một số quốc gia khi phải đương đầu với chiến tranh vẫn có khả năng tránh chiến tranh như các Bắc Âu trong Thế chiến thứ II chẳng hạn. Trong những trường hợp này, ý chí dân sự, chứ không phải quyền lực nhà nước, quyết định. Nhà nước chỉ làm theo ý chí dân sự.

3. Trường hợp Việt Nam, tập đoàn quyền lực hiện nay có thể lấy cớ Trung Quốc gây sự để tiến hành chiến tranh bất cứ lúc nào nếu phục vụ mục đích của nó (điều này khó xảy ra vì quyền lợi gắn chặt giữa hai tập đoàn quyền lực).

4. Nhưng nó có khả năng tránh chiến tranh không? Câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào ý chí dân sự dù rằng chúng ta vẫn chưa có dân chủ. Bắc Kinh có tiến hành chiến tranh ở Biển Đông hay không gần như không phụ thuộc gì vào tập đoàn quyền lực ở Việt Nam. (Đọc bài gần đây của Lữ Phương để thấy Bắc Kinh đã từng bán đứng tập đoàn Hà Nội như thế nào.) Nhưng, như tôi đã trình bày trong bài viết trên, nếu chúng ta tiếp tục xuống đường sau mỗi động thái gây hấn thì Bắc Kinh phải tính toán kỹ lưỡng hơn trong những phiêu lưu của nó (vì hai lý do đã đưa ra ở trên).
See Translation
Wednesday at 12:56pm


Description: https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-snc4/260866_1766007716_825002203_q.jpg
Trần Minh Khôi
tôi cố tình ko nói đến chuyện Hịch Tướng sĩ trong ý kiến trên. anh không nghĩ rằng nếu không có Hịch Tướng sĩ thì Đại Việt đã mất vào tay Quân Nguyên chứ? Phần lớn chúng ta đã hiểu lầm Hịch Tướng sĩ. Nhưng chuyện này quá dài để nói ở đây. Trên báo Văn hóa Nghệ An có một bài rất hay về Hịch Tướng sĩ.
See Translation
Wednesday at 7:18pm 


Description: https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-snc4/41758_1480249542_6946_q.jpg
Thanh Tran 
Thưa anh/bạn Khôi,
Chúng ta đang bàn tới một "chính nghĩa" chung mà cả hai chúng ta đều công nhận như anh đã viết "Bảo vệ đất nước là mục tiêu tối thượng". Như vậy là đủ rồi vì đó là cái mục tiêu thật sự mà tôi muốn nói đến. Những thứ khác thì tôi đồng ý với anh nhưng nó lạc đề và đi xa vấn đề cụ thể và không cần thiết phải triết lý thế nào gọi là "chính nghĩa" vì chúng ta không bàn tới chính nghĩa nào khác ngoài vấn đề bảo vệ đất nước, một chính nghĩa có tính cách phổ quát rõ ràng mà không cần phải tranh luận. Tránh chiến tranh là điều đáng làm nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng vì đầu hàng cũng là tránh chiến tranh mà thôi. "Tránh chiến tranh nhưng đừng để mất nước" nghe như là hai vế ngang nhau nhưng thật sự thì vế sau mới là chính.

Còn về những điểm khác:
1. Nếu đã gọi là chủ động tức là có quyền làm chủ chính mình. Tôi chủ động đánh anh thì tôi cũng có thể chủ động không đánh anh. Như vậy cũng là một cách để tôi tránh gây chiến với anh. Tránh hiểu theo nghĩa của anh là bị động (hay nói một cách khác là một phản xạ) hoàn toàn và hiểu theo nghĩa của tôi thì vừa bị động và chủ động.

2. Những ví dụ anh đưa ra chỉ dành cho những nước có "dân chủ" mà thôi. Để tôi đưa ra cho anh một số ví dụ của những nước độc tài làm bằng chứng. Saddam Hussein vẫn có thể tránh chiến tranh với Mỹ nếu nhún nhường (và có thể bị cho là mất thể diện phần nào) cho phái đoàn thanh tra của LHQ vào kiểm tra. Rõ ràng ông ta là một nhà độc tài không tôn trọng ý của dân. Một ví dụ khác là Iran, tôi nghĩ người dân Iran nếu có được chọn lựa giữa việc chế tạo bom nguyên tử và tránh chiến tranh với Mỹ và Do Thái thì họ chắc chắn sẻ chọn tránh chiến tranh. Nhưng cái quyết định đó không thuộc về họ mà về chính phủ và giáo quyền độc tài của Iran.

3. Cái này không bàn tới vì đúng là khó có thể xảy ra chuyện VN tự động khiêu chiến mà không bị tấn công trước.

4. "Câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào ý chí dân sự dù rằng chúng ta vẫn chưa có dân chủ". Tôi nghĩ anh đã quá chủ quan và đề cao quá mức anh huong cua những cuộc biểu tình gần đây. Sao lại có "ý chí dân sư." du? manh de gay ap luc khi chưa có "dân chủ" được? Một điều khá rõ ràng là con số người biểu tình vẫn còn quá rất ư là ít so với 80 mấy triệu người dân VN. Vậy cái ý chí dân sự này ở đâu mà ra với con số ít ỏi này mà không có đủ số đông dám đứng lên thách đố một chế độ không có dân chủ? Và đứng trên bình diện thực tế mà nói, nếu DCSVN không quá ngu dốt biết cải cách kinh tế sớm hơn và củng cố quân đội nhiều hơn thì tôi nghĩ so sánh giữa những chiến đấu cơ, tàu ngầm và chiến hạm mà chính phủ quyết tâm mua với những biểu tình lẻ tẻ thì cái nào sẻ làm cho TQ chùn tâm hơn? Hoặc là so với quyết định của họ khi xích lại gần Mỹ hơn? Tôi không nghĩ TQ không tấn công chiếm đảo vì sợ đám người biểu tình ở SG va HN đâu anh à mà vi` những lý do khác quan trọng hơn.

Và củng một câu hỏi để anh suy nghĩ là chính phủ Bắc Hàn đã tránh chiến tranh với Mỹ là vì "ý chí dân sư." hay là vì họ đã tạo dựng một nền quân sự ma.nh có tầm cỡ? Anh có nghĩ là dân Bắc Hàn có đủ điều kiện để quyết định có hay không có chiến tranh hay không?
Wednesday at 7:35pm


Description: https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-snc4/41758_1480249542_6946_q.jpg
Thanh Tran 
Tôi không nghĩ nếu không có Hịch Tuớng Sĩ thì Đại Việt sẻ mất về quân Nguyên. Cái cần ở đây nên hiểu theo từ "need" hơn là "must" của tiếng Anh. Cũng như cho rằng nếu không có bài diễn văn hùng hồn "I have a dream" của Martin Luther King thì người dân da đen vẫn sẻ có đuợc quyền bình đẳng. Nhưng tác động của bài diển văn đó như thế nào thì chúng ta không thể coi nhẹ được. Cũng như chúng ta không thể coi nhẹ tác động của Hịch Tướng Sĩ.

Tôi không biết anh cho như thế nào gọi là hiểu lầm Hịch Tướng Sĩ nhưng tôi thấy khó mà hiểu lầm được cách mời gọi, khuấy động tinh thần yêu nuoc của Hịch Tuớng Sĩ trong đoạn văn:

"Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ....Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm."

Và cũng nên nói thêm là Hịch Tuớng Sĩ không phải chỉ là cái duy nhất dùng để khích động lòng yêu nước trong cuộc chiến kháng Nguyên mà có lẽ còn nhiều khích động khác ở những cấp bậc nhỏ hơn nhưng không đuợc sử sách nói đến.
Wednesday at 8:04pm 

https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-minh-kh%C3%B4i/%C4%91%E1%BB%91i-di%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-l%E1%BB%9Bn/10151246428518242

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét