Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SỰ VÔ CẢM: TÌM ĐÂU CHO XA!

Quỳnh Yên
27-9-2012

Hình Bên: Vụ cháy xưởng may ở thị trấn Yegoryevsk (Nga) khiến 14 nạn nhân người Việt xấu số thiệt mạng. Trong ngày là nỗi đau của những người ở lại khi đón thi hài con em họ tại sân bay Nội Bài hôm 23.9, hơn 10 ngày sau vụ cháy.

Họ ra đi chủ yếu từ những vùng quê nghèo, nơi mà tăng trưởng kinh tế – bốn từ đẹp đẽ như phép màu ấy – chưa với tới được, để mong đổi đời, mong thoát cuộc sống lầm than, sau khi đã phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, vay mượn hàng chục triệu đồng đóng lệ phí.

Khi đi, họ không được bảo vệ: không ai, không tổ chức nào cảnh báo cho họ về cái bẫy của bọn buôn người đội lốt môi giới xuất khẩu lao động. Sang đến đất người, ở nước Nga xa xôi, họ bị tịch thu giấy tờ, bị bóc lột sức lao động và đối xử như những nô lệ thời hiện đại trong những xưởng may chui.

Cũng không ai bảo vệ họ: sứ quán quá xa (thực ra chỉ cách cái xưởng may chui ấy hơn 100km) và người của sứ quán có lẽ còn nhiều việc quan trọng để làm hơn là quan tâm đến những công dân của một đất nước độc lập, với một nền kinh tế thường được ca ngợi là tăng trưởng nhanh và ổn định nhưng họ thì đang phải tha phương cầu thực ở nơi xa xôi ấy. Và cuối cùng, họ đã phải bỏ mình trong đau đớn, bị chết cháy trong một xưởng may bị khoá trái cửa bên ngoài.

Sứ quán có quan tâm giúp đỡ chuyện hậu sự, thúc giục chính quyền sở tại điều tra nguyên nhân thảm kịch sau khi nó xảy ra. Và rồi, ngày về của 14 di hài và thi hài ấy, tại sân bay Nội Bài, cũng chỉ có 14 cái quan tài và người thân đón họ với di ảnh và nước mắt.

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và đại diện cục Lãnh sự bộ Ngoại giao là bên bàn giao, đại sứ Việt Nam tại Nga cũng có nói lời chia sẻ mất mát với các gia đình người bị nạn. Nhưng nhiều người cứ nhói lòng nghĩ: giá như, giá như… có bà bộ trưởng bộ Lao động, thương binh xã hội hay ai đó ở cấp tương đương hoặc cao hơn chia sẻ với người nhà nạn nhân và nói lời hối tiếc vì đã không bảo vệ được công dân của mình!

Chợt nhớ lại, sau vụ cô dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc bị người chồng Hàn Quốc mắc bệnh tâm thần sát hại vào tháng 7.2010, trên Đài phát thanh KBS Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình cô dâu Việt Nam. Ông Lee Myung Bak còn tuyên bố Chính phủ Hàn Quốc sẽ chấn chỉnh hoạt động của các trung tâm môi giới hôn nhân quốc tế của Hàn Quốc nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự.

Có thể, với một số người Việt, người Hàn và lãnh đạo của họ quá dễ xúc cảm, quá dễ dàng xin lỗi, vì cô dâu bị sát hại chỉ là một phụ nữ nước ngoài, có gì mà một tổng thống phải đứng ra xin lỗi!

Đó phải chăng là sự khác nhau giữa ta với người?
Nhưng dù thế nào, đây chẳng phải là người nước ngoài, đây là 14 con dân nước Việt phải bỏ mình trong đau đớn ở xứ người. Họ không gây được chút xúc cảm nào chăng với người Việt ở cương vị thấp cũng như cao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét