Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THƯỢNG ĐỈNH APEC KHAI MẠC TRONG MỐI RẠN NỨT VÌ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO & KẾT THÚC VỚI LỜI KÊU GỌI ĐOÀN KẾT

Nguyễn Khanh, RFA
9-9-2012
Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh APEC
tại Vladivostok 
Sau 2 ngày thảo luận, Thượng Đỉnh APEC 2012 đã kết thúc tại thành phố cảng Vladivostok của Liên Bang Nga với lời kêu gọi đoàn kết và mở rộng thương mại khu vực.

Bản tuyên bố chung của APEC nêu rõ các mục tiêu cần phải tiến đến bao gồm gia tăng hỗ trợ tăng trưởng, khuyến khích bình ổn tài chánh và khôi phục niềm tin.

Tuyên bố cũng cho thấy các nhà lãnh đạo APEC tán đồng ý kiến phải xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ thương mại dưới mọi hình thức, một mặt siết chặt an ninh lương thực nhưng mặt khác lại không giới hạn xuất khẩu lương thực cho dù tình trạng khô hạn đang gây ảnh hưởng xấu cho nông nghiệp ở Hoa Kỳ và Liên Bang Nga, là 2 quốc gia sản xuất lượng lúa mì lớn nhất toàn cầu.

Bản tuyên bố chung của APEC 2012 cũng nói đến khủng hoảng nợ nần của một số nước Châu Âu, cho rằng điều này sẽ tạo bất lợi toàn cầu và kêu gọi các quốc gia đang sử dụng đồng EURO bằng mọi giá phải giải quyết.

Bên cạnh những cam kết cùng hợp tác phát triển kinh tế, thượng đỉnh APEC năm nay còn được chú ý tới vì những căng thẳng ngoại giao xảy ra giữa một số quốc gia thành viên.

Thủ Tướng Nhật Bản, ông Yoshihiko Noda, cho hay không gặp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Tổng Thống Nam Hàn Lee Myung-bak, điều đó xác nhận căng thẳng do cuộc tranh chấp chủ quyền các vùng đảo giữa Nhật với Trung Quốc và Nhật với Nam Hàn đang ở mức rất cao.

hangzhou-anti-japan-250.jpg
Biểu tình chống Nhật Bản tại Hàng Châu, Trung Quốc ngày 19/8/2012. AFP photo.

Trong cuộc họp báo trước khi thượng đỉnh kết thúc, phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vẫn bày tỏ thái độ cứng rắn của Bắc Kinh, nói rằng chủ quyền quần đảo Điếu Ngư thuộc về Hoa Lục, đồng thời nói rõ là chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Đảo Điếu Ngư được người Nhật gọi là Senkaku là vùng đảo hiện đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, đồng thời cũng là đầu mối gây nên tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc.

Với Nam Hàn và Nhật Bản, căng thẳng xảy ra liên quan đến quần đảo được gọi là Dokdo theo tiếng Hàn hay Takeshima theo tiếng Nhật. Đảo này đang nằm trong vòng kiểm soát của Seoul, và tháng trước Nhật Bản lên tiếng phản đối khi Tổng Thống Nam Hàn Lee Muyng-bak cùng phái đoàn chính phủ đến thăm đảo này.

Ngay cả cuộc gặp gỡ giữa 2 nhà lãnh đạo Philippines và Trung Quốc cũng không thành hình, cho dù trước khi rời Manila lên đường phó hội, các phụ tá của Tổng Thống Benigno Aquino có nói rằng mục tiêu quan trọng nhất của ông là cuộc thảo luận với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào để giảm bớt căng thẳng đang xảy ra giữa 2 nước ở Biển Đông.

Bằng lời lẽ mang tính ngoại giao, Ngoại Trưởng Alberto del Rosario của Philippines cho báo chí biết cả 2 bên đã cố gắng để dàn xếp cuộc gặp nhưng không thành công, vì Chủ Tịch nhà nước Trung Quốc quá bận rộn.

000_DV1305553-200.jpg
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang đến tham dự APEC 2012 tại
 Vladivostok vào ngày 06-9-2012.
AFP PHOTO.
Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào lại có cuộc gặp riêng với Chủ Tịch nước Việt Nam là ông Trương Tấn Sang, gặp Tiểu Vương Brunei và đại diện của Đài Loan, là 3 quốc gia nằm trong danh sách những nước đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng không mạnh mẽ lên tiếng phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc bằng Philippines.

Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc cũng tuyên bố tại APEC rằng duy trì hòa bình, ổn định và đà phát triển của vùng Châu Á-Thái Bình Dương là lợi ích chung của các nước, và tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm phải góp phần làm điều này.

Trước khi rời Thượng Đỉnh APEC, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton có đưa ra phát biểu nói rằng đã đến lúc tất cả mọi quốc gia can dự vào vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông phải cùng nhau làm giảm mức căng thẳng, tiến đến giải quyết tranh chấp bằng cách gia tăng nỗ lực về mặt ngoại giao.

Bà Ngoại Trưởng Mỹ cũng cho hay đã thảo luận với lãnh đạo 2 nước đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản về điều này, nói thêm là bà tin cả Tokyo lẫn Seoul đều biết rõ quan điểm của Washington.

Hình bên: Photo courtesy of US State Dept.
Ngoại trưởng Hillary Clinton trong một buổi lễ ký kết với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Thượng Đỉnh APEC hôm 8 tháng 9 năm 2012 tại Vladivostok, Nga.

Các bản tin được giới truyền thông Mỹ phổ biến cũng cho biết trong cuộc gặp riêng với Tổng Thống Nga Vladimir Putin, bà Clinton kêu gọi Maxcơva đóng vai trò chủ động hơn ở Châu Á-Thái Bình Dương, để cùng với Hoa Kỳ kiềm chế căng thẳng leo thang ở biển Đông và Biển Hoa Đông.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/apec-wrap-up-09092012093402.html



====000====


THƯỢNG ĐỈNH APEC KHAI MẠC 
TRONG MỐI RẠN NỨT VÌ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO

Tú Anh
8-9-2012

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn APEC tại ​Vladivostok (RFI)
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn APEC
tại ​Vladivostok (RFI)
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương khai mạc hôm nay 08/09/2012 tại Vladivostok, miền viễn đông của Nga dưới sự chủ tọa của Tổng thống Putin. 21 quốc gia thành viên được kêu gọi « đoàn kết » đối phó với thách thức kinh tế. Tuy nhiên xung khắc chủ quyền biển đảo trở thành chủ đề gây bất đồng.

Trong bài diễn văn khai mạc, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi « tháo bỏ hết rào cản, thúc đẩy phát triển khu vực Châu Á Thái Bình dương và toàn thế giới, xây thêm cầu thông thương thay vì dựng tường bảo hộ ». Tuy nhiên, theo AFP, tranh chấp biển đảo giữa một số nước thành viên, giữa Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã đưa vấn đề an ninh lên hàng trọng yếu.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố là « duy trì hòa bình và ổn định là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên ». Tuy nhiên, lối hành xử theo chiến thuật gậm nhấm của Trung Quốc đã được thể hiện qua lời « kêu gọi » của lãnh đạo Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.

Theo bản tin của China Daily, ấn bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi ông Trương Tấn Sang là « hai bên cần phải giữ thái độ tự kềm chế, tránh hành động đơn phương làm tình hình phức tạp thêm hay quốc tế hóa tranh chấp gây cản trở cho hợp tác và phát triển kinh tế khu vực ».

Còn theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ thì hai ông Hồ Cẩm Đào và Trương Tấn Sang « nhất trí về nhiều phương hướng lớn…. nhất là tăng cường hoạt động giao lưu giữa nhân dân nhất là giới trẻ hai nước về tình hữu nghị, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế ». Cũng theo báo chí Việt Nam, Chủ tịch Trương Tấn Sang có nhấn mạnh đến nhu cầu « nghiêm túc » giải quyết tranh chấp bằng « đàm phán » dựa theo Luật biển 1982 và phải đi đến « Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông ».

Về phần Hoa Kỳ, tại hội nghị Vladivostok, ngoại trưởng Hillary Clinton, một lần nữa, nhấn mạnh đến nhu cầu « ổn định » tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, nơi mà chính sách tăng cường quân sự của Bắc Kinh đang làm các láng giềng lo ngại.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố « là sau một thời gian dài dụng tâm, dụng sức ở các khu vực và ở những vùng xung đột khác, giờ đây, Hoa Kỳ gia tăng đầu tư một cách dồi dào tại châu Á Thái Bình Dương ». Ngoại trưởng Mỹ giải thích là Hoa Kỳ đang phối hợp với nhiều quốc gia khác để xây dựng « một trật tự khu vực ổn định, công bằng và có ích lợi cho tất cả ».

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120908-thuong-dinh-apec-khai-mac-trong-moi-ran-nut-vi-tranh-chap-bien-dao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét