Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TỪ VIỆC BẦU KIÊN NGHĨ ĐẾN BI KỊCH Ơ-ĐÍP LÀM VUA

Lê Phú Khải
06-9-2012

"Người ta bắt bầu Kiên để chống tham nhũng, để chỉnh đốn và củng cố Đảng. Nhưng nếu truy đến cùng, nguyên nhân của tham nhũng chính là một xã hội không có kỷ cương, pháp luật. Quyền lực của người có chức vụ cao đứng trên pháp luật. Đảng cũng đứng trên pháp luật. Vì thế, càng củng cố Đảng thì tham nhũng càng nhiều. Không có tam quyền phân lập, báo chí tự do, Quốc hội do dân bầu… thì nói chuyện chống tham nhũng chỉ là nói cho vui mà thôi. Vì thực tế cho thấy nhỡn tiền, Đảng càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Quyền lực không hạn chế,  vẫn còn đó các nhóm lợi ích thì bắt bầu Kiên này lại có bầu Kiên khác xuất hiện mà thôi !".

Bầu Kiên bị bắt để chống tham nhũng, chấn chỉnh Đảng… lùm xùm dư luận, làm cho tôi liên tưởng đến bi kịch "Ơ-đíp làm vua" của Xô-Phốc (429 TCN) từ mấy nghìn năm trước. Marx sinh thời rất  hâm mộ Xô-Phốc. Có lần, con gái Marx hỏi :  Cha thích những tác phẩm nào nhất? Marx kể ra ba người, Xô-Phốc, Sếch-pia và Gớt.

"Ơ-đíp làm vua" là vở bi kịch bất hủ dựa theo truyền thuyết Hy Lạp. Ở một quốc gia nọ có một ông vua sinh hạ được một hoàng tử. Một hôm, nhà tiên tri đến bảo vua rằng, đứa bé này sẽ giết cha và lấy mẹ (!). Vua sợ quá, bèn sai người tâm phúc đem đứa bé lên núi giết đi. Nhưng người được vua sai thấy đứa bé kháu khỉnh dễ thương nên không nỡ giết mà vứt vào một hang đá trên núi rồi ra về. Một ông thầy tu ở nước bên cạnh đi hái thuốc, thấy đứa bé mặt mũi khôi ngô liền nhặt về nước mình và đem cho nhà vua không có con trai. Nhà vua nhận đứa bé giấu trong cung cấm và tuyên bố nó là con đẻ của mình. Đứa bé lớn lên khôi ngô tuấn tú, thông minh khác thường. Một hôm có nhà tiên tri đến bảo nó rằng : Mi sẽ là kẻ giết cha lấy mẹ ! Sợ quá, cậu ta bỏ cung cấm và trốn sang nước bên cạnh. Ông vua nước bên cạnh vốn là cha đẻ của người thanh niên tuấn tú này, từ khi "giết" con mình đã suy nghĩ và lâm bệnh. Vua bỏ ngai vàng và đi theo một đảng cướp.

Trên đường sang nước láng giềng, cậu thanh niên tuấn tú nọ đã đánh nhau với đảng cướp và giết ngay chính cha đẻ của mình. Theo tục lệ của nước này, nếu ai phá được đảng cướp, cứu được dân thì sẽ được lên làm vua và lấy hoàng hậu. Thế là Ơ-đíp, tên cậu con trai tuấn tú đã lấy hoàng hậu, tức mẹ đẻ của mình và trở thành vua Ơ-đíp.

Sau khi Ơ-đíp lên làm vua thì một nạn dịch khủng khiếp xảy ra trong nước không sao dập tắt được. Một hôm có nhà tiên tri bảo với nhà vua rằng, ở quốc gia này có kẻ loạn luân, giết cha lấy mẹ. Nếu không tìm ra được thủ phạm thì nạn dịch sẽ giết cả bàn dân thiên hạ !

Là một ông vua sáng suốt, quả cảm và thương dân, Ơ-đíp đã lập một chuyên án để quyết tìm ra thủ phạm đã giết cha, lấy mẹ trong quốc gia của mình, để cứu muôn dân. Nhưng bi thảm thay, càng lần theo đầu mối từ trong cung vua ra đến nước láng giềng, Ơ-đíp càng ngày càng nhận ra thủ phạm lại chính là mình. Nhưng quyết tâm dập tắt nạn dịch để cứu vớt đất nước, Ơ-đíp đã lập ra một phiên tòa tại chính  cung đình để xử chính mình. Nhà vua đã rời bỏ ngai vàng… đi lang thang như một kẻ hành khất. Nạn dịch đã được dập tắt. Vở bi kịch bắt đầu từ lúc nhà vua lập ban chuyên án… để lần ra thủ phạm. Viết "Ơ-đíp làm vua", Xô-phốc đã ngợi ca lý trí của con người. Và ngay lúc ra đời, "Ơ-đíp làm vua" đã trở thành vở bi kịch bất hủ, một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của loài người, sánh với Hăm-lét của Sếch-pia, Phao-tơ của Gớt…

Nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay "nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có", bất cứ làm một việc gì cũng phải có tiền để mua, để hối lộ; đến người  bệnh cũng phải dúi tiền cho y tá mới khỏi khỏi bị tiêm đau; xin con vào trường học để được giáo dục cũng phải lót tiền cho  thầy cô có chữ… thì nhân cách con người Việt Nam đã xuống  đến độ Âm mất rồi. Người ta bắt bầu Kiên để chống tham nhũng, để chỉnh đốn và củng cố Đảng. Nhưng nếu truy đến cùng, nguyên nhân của tham nhũng chính là một xã hội không có kỷ cương, pháp luật. Quyền lực của người có chức vụ cao đứng trên pháp luật. Đảng cũng đứng trên pháp luật. Vì thế, càng củng cố Đảng thì tham nhũng càng nhiều. Không có tam quyền phân lập, báo chí tự do, Quốc hội do dân bầu… thì nói chuyện chống tham nhũng chỉ là nói cho vui mà thôi. Vì thực tế cho thấy nhỡn tiền, Đảng càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Quyền lực không hạn chế,  vẫn còn đó các nhóm lợi ích thì bắt bầu Kiên này lại có bầu Kiên khác xuất hiện mà thôi !

Liệu những người cộng sản Việt Nam có dám lập một Tòa án như Ơ-đíp 2000 năm trước để tìm ra đích danh thủ phạm của quốc nạn tham nhũng hiện nay để cứu đất nước, để tìm lối thoát cho Đảng hay không ?

Xin kính hỏi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

http://www.tintuchangngay.org/2012/09/le-phu-khai-tu-viec-bau-kien-nghi-en-bi.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét