Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐÀI BBC ĐANG BÊN BỜ VỰC THẲM

Lê Hải
21-11-2012

Ông Chris Patten, giám đốc ban quản trị BBC (phải) trả lời về vụ ông George Entwistle từ chức 11/11/2012 (REUTERS)Hình bên: Ông Chris Patten, giám đốc ban quản trị BBC (phải) trả lời về vụ ông George Entwistle từ chức 11/11/2012 (REUTERS)

Trong thời gian gần đây, hãng truyền thông BBC lâm vào một cuộc khủng hoảng nặng nề, với hàng loạt vụ tai tiếng. Thị trưởng London, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình ITV1, nhận định các bê bối tại BBC là "một thất bại toàn diện về các tiêu chuẩn báo chí". Thông tín viên Lê Hải tường trình từ Luân Đôn. 

Giám đốc chính sách của viện nghiên cứu thị trường Adam Smith nổi tiếng mô tả tình cảnh của BBC hiện nay giống như là một hãng hàng không bị rơi liên tục 3 chiếc máy bay trong vòng một tuần.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho kênh truyền hình Ả Rập al-Jazeera ông Sam Bowman nói rằng : "Nếu một công ty bình thường gặp chuyện tương tự thì đã đóng cửa từ lâu rồi, chẳng hạn như đài truyền hình tư nhân Sky mà để xảy ra chuyện như vậy, thì khán giả sẽ ầm ầm cắt hợp đồng thuê bao". Bản thân đài truyền hình al-Jazeera cũng bắt đầu từ một dự án nhằm thải hồi nhân viên của BBC cho nên họ hiểu rất rõ các vấn đề về biên tập và lãnh đạo bên trong BBC, cho nên có được những bình luận rất sắc bén trong câu chuyện này.

Cũng trả lời phỏng vấn của al-Jazeera, chuyên gia Charlie Beckett từ tổ chức Polis chuyên nghiên cứu và truyền thông của Học viện kinh tế chính trị London (LSE) nhận định "các lãnh đạo cao cấp của BBC dần tạo ra không khí lãnh đạm và mất kiểm soát chính mình". Theo ông điều đáng kinh ngạc nhất là : "Trong bộ máy của BBC có rất nhiều người ăn lương để ngăn hình ảnh BBC bị bôi xấu".

Đây là những nhận xét rât xác đáng từ một cựu nhân viên của BBC, và mới đây trên chương trình Radio 4 một nhân vật cao cấp của BBC là David Dimbleby, người được coi là nhiều khả năng sẽ lên thay thế tổng giám đốc vừa từ chức, cũng nhận định rằng "ban lãnh đạo của BBC có vẻ không biết phải làm gì, quá nhiều lãnh đạo và lãnh đạo nói toàn điều vớ vẩn, còn các trưởng ban tin tức thì suốt ngày điền các mẫu đơn và trả lời những câu hỏi không cần thiết".

Bê bối có hệ thống, hơn là các tai nạn nghề nghiệp đơn lẻ

Theo như những gì tôi quan sát được trong 10 năm làm việc ở đây thì đúng là có nhiều lãnh đạo của BBC không phù hợp với vị trí, khi một trưởng ban vừa ít kinh nghiệm lẫn kiến thức nghề báo vừa không được đào tạo gì về quản lý ngoài vài ngày huấn luyện cấp tốc, và tiếp tục được cơ cấu lên làm trưởng vùng, hay nhân viên phòng tổ chức thì thường không có khái niệm gì về công việc hàng ngày của nhà báo, bộ phận hành chính thiên về hành là chính hơn là giúp đỡ phóng viên, người kiểm tra nội dung phim thì vừa mới đi học một khóa cấp tốc và chưa từng sản xuất bộ phim nào.

Nếu thính giả ở Việt Nam quan tâm thì sẽ bất ngờ với những phát hiện của mình về một tên tuổi truyền thông có thời là huyền thoại, nhưng nay đã biến mất vào quá khứ, ví dụ như có lãnh đạo nghĩ rằng Côn Sơn nằm ở Trường Sa, hay BBC sẽ kỷ luật đuổi việc nhân viên nào viết blog chê trách lãnh đạo, chứ không phải BBC ủng hộ gì cho các phong trào nhà báo tự do ở Việt Nam.

Người dân Anh thường đánh giá cao chất lượng các chương trình khoa giáo của BBC, nhưng các nội dung tạo ra thành công đa số đều là giáo trình của Đại học Mở là đơn vị liên kết, còn thì rất nhiều chương trình truyền hình hay là do các công ty bên ngoài thắng thầu vào sản xuất. Khi đến giờ tin tức thì rất nhiều người kể cả nhân viên BBC chuyển sang các đài khác để xem. Nói chung những vụ việc vừa qua là những gì lộ ra bên ngoài của một loạt các bê bối có hệ thống, hơn là tai nạn nghề nghiệp đơn lẻ. Bình luận viên nổi tiếng trên tờ Daily Telegraph cũng nhận định như vậy, rằng "những gì thực sự hư hỏng bên trong BBC là một dịch bệnh và mang tính cơ chế, vô đạo đức và thiếu chuyên môn đến đáng kinh ngạc". Có thể nói là BBC đang bên bờ vực thẳm mà nếu ngã xuống thì không còn gì có thể cứu vãn được nữa.

Hành xử kỳ lạ của các lãnh đạo BBC

Trong giờ phút nguy hiểm như vậy mà các lãnh đạo của BBC hành xử vô cùng kỳ lạ khiến dư luận không thể nào giữ nổi yên lặng. Tờ báo Evening Standard dành cho dân chúng London giờ đi làm về dành toàn bộ một trang báo để mô tả câu chuyện phó chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn là bà Diane Coyle ra quyết định trả rất nhiều tiền cho tổng giám đốc trong lúc vừa uống rượu và xem chương trình khiêu vũ trên TV, lại còn chụp ảnh gửi lên mạng khoe. Nguyên thống đốc Hồng Kông là Lord Patten nay về đây giám sát BBC nhận rằng ông đã đề nghị bà Coyle trả tiền bồi thường nhiều gấp đôi cho tổng giám đốc George Entwistle chịu nhanh chóng từ chức chỉ sau 54 ngày nhậm chức.

Vụ việc đã khiến phó thủ tướng Nick Clegg nổi giận đòi BBC phải giải trình và dư luận đang ép ông Entwistle trả lại số tiền bồi thường nghỉ việc trị giá 450.000 bảng Anh. Sức ép cũng đến từ bộ trưởng văn hóa Maria Miller đối với Lord Patten và dư luận ở Quốc hội cũng muốn ông này từ chức. Giám đốc viện Adam Smith là ông Sam Bowman viết blog chỉ trích việc Lord Patten có những lời lẽ không phù hợp với tập đoàn New Internatinal, mà đằng sau là các tờ báo lớn như Times, Sunday Times, the Sun và hệ thống Sky TV, một hành động được coi là không phù hợp với một vị trí đòi hỏi phải trung lập không bè phái.

Trước mắt, hiện ông Tim Davie đã về văn phòng chính ở London để tạm giữ chức tổng giám đốc và điều hành sự vụ. Trong một email gửi cho toàn bộ nhân viên ông cam kết sẽ tìm lại uy tín cho BBC và hứa ban lãnh đạo sẽ thống nhất. Giám đốc BBC Scotland là Ken MacQuarrie cũng được đưa về để chỉ huy công việc điều tra của ban kỷ luật và đưa ra kết luận rằng hai yếu tố khiến cho chương trình Newsnight phát tin sai làm hại danh tiếng của một nghị sĩ quốc hội là do các sai sót cơ bản trong nghề báo và thiếu mạch lạc trong quản lý. Mặc dù BBC vẫn chưa đưa ra danh tánh cụ thể những nhân viên nào có liên quan, sự vụ điều tra được tờ nhật báo Guardian đăng tải khá chi tiết.

Hiện tại chưa biết số phận của BBC sẽ ra sao sau cơn khủng hoảng này, nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì những gì người ta vẫn thường tưởng tượng về một vòng hào quang bao quanh BBC nay đã bị rơi xuống. Thị trưởng London trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình ITV1 nhận định đây là "một thất bại toàn diện về các tiêu chuẩn báo chí" và cho rằng cách xử lý duy nhất là kỷ luật hàng loạt.

Nhân dịp kỷ niệm đúng 90 năm ngày radio BBC phát sóng lần đầu tiên, rất nhiều tờ báo trên thế giới mô tả ngày kỷ niệm của tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới này là không hạnh phúc. Báo Independent ở Anh chế nhạo với hàng tít "Sinh nhật 90 tuổi, nhưng còn tiệc mừng thì ở đâu?" Tin nội bộ từ BBC cho biết nhân viên nhận được email nhắc nhở tuyệt đối không được nói gì trên các mạng xã hội khiến bầu không khí trong văn phòng thêm u ám.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét