Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SĨ KHÍ CŨNG “ĐỔI MÀU” !?

Hoàng Thanh Trúc 
23-03-2013

Hình bên: Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp ông Nguyễn Đình Lộc

[Nguyễn Đình Lộc]...  mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia.(??) Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến (??). Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó…(??)  (không nghe rõ) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không…(không nghe rõ).


-------------------------
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai ?” (Chí sĩ Phan Bội Châu) .

Đó là một trong những “dữ liệu” mà tôi cài vào “memory” (bộ nhớ) cho mình và các con tôi từ rất sớm , để tự mình và các con thêm “dũng khí” không hèn nhát, nhụt chí mỗi khi khi đương đầu với khó khăn nghịch cảnh thách thức, rất khiêm tốn, chúng tôi chỉ muốn vượt qua chứ không dám nghĩ mình muốn “làm Anh Hùng” với chính mình  .

Dù rằng, nếu một cuộc đời cứ luôn phẳng lặng, êm đềm như hạ lưu của dòng sông, không lên thác xuống ghềnh, phong ba, bão tố thì làm sao phân biệt được Anh Hùng và ….kẻ “tầm thường” ( nặng quá nếu gọi là “tiểu nhân” )

Chuẩn mực anh hùng là tích lũy từ nhân cách, cá nhân qua sự quả cảm, anh dũng, kiên cường rất khác biệt, bởi “Anh Hùng” thường không bằng lòng  với bản năng sinh tồn tự tại mà luôn nung nấu một ý chí đấu tranh vươn lên tầm cao của “chân, thiện, mỹ” mà hiệu năng cao cả, quí giá mang lại nhiều khi không chỉ cho chủ thể đơn thuần ấy mà còn là mục đích,mục tiêu quang trọng  hướng tới một sự san sẽ cho cộng đồng quốc gia dân tộc .

Gần đây nhất. Tôi hình dung điều này qua bản kiến nghị khẳng khái chân tình nặng lòng yêu nước của 72 vị “Sĩ Phu” trí thức,học giả hàng đầu quốc gia, góp ý “Sửa đổi Hiến Pháp” cho Quốc Hội “nhà nước,đảng ta” ngày 04-2-2013 . (Từ tấm gương này mà rất sớm, tôi ký vào bản tuyên bố của “Các công dân tự do” trên Danlambao) .

“Kiến nghị 72” này , những ngày qua, công luận trong nước và quốc tế đánh giá như là “cơn sóng Bạc Đầu” mà dư chấn của nó kéo theo sau hàng loạt những “con sóng” khác, nhỏ hơn nhưng như triều dâng tiếp nối làm nên cao trào khát vọng “thay đổi” chứ không là “sửa đổi” Hiến Pháp, mà từ trước đến nay chưa hề có, khiến “nhà nước “đảng ta” phải lúng túng mất ăn mất ngũ “rất nhức đầu” phải huy động các ban ngành tuyên truyền chống đỡ bằng các “chân lý,luận điểm” ngây ngô “muôn năm củ”  .

Thì đùng một cái !  Công luận nhân dân cũng rất “bất ngờ”. Trong bản tin thời sự tối 22-3-2013 trên hệ thống VTV cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp ông Nguyễn Đình Lộc , (một trong 72 bông hoa “mãn khai dân chủ” dẫn đầu của bản kiến nghị ấy) như bị “trụng nước sôi” ủ rủ , thảm não khi trả lời phỏng vấn của VTV :

Đây ! Chúng ta hãy nghe (Phút 19:14:31) 

Phóng viên VTV giới thiệu trước :
 “…Từng là người đứng đầu ngành tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc cho rằng đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã huy động được sự đóng góp rộng rãi của nhân dân cả nước.
                                  
Ông Nguyễn Đình Lộc phát biểu: 
khen ngợi đợt lấy ý kiến nhân dân lần này “rộng rãi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù “còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi” (??) tuy “thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm”. (!?)

Phóng viên: Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ ký tán thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Lộc (phút 19:16:34 – 19:15:18): 
Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), (??)  đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn…(!?) Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia.(??) Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm… trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng những cái bản ấy.(??)  Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. (??)  Chính anh em khác bảo làm. (??) Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi.(??) Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. (??)

Tôi có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ sửa thì không nên. Cho nên cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ.(??)  Tôi thấy là là… cũng có lúc định là người khác trao. (??) Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia.(??) Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến (??). Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó…(??)  (không nghe rõ) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không…(không nghe rõ).
                                                               Phạm Thị Hoà  (Bùi Văn Bồng's Blog)

Muốn sống lâu để xem cái “chế độ” CS/XHCN này đưa dân tộc Việt Nam lên “thiên đàng” ra sao ? và cũng không dám làm trái lời chân phương của người xưa khuyên bảo: “kính lão đắc thọ” nên không lạm bàn thêm , dù nhiều người nói, khác với Trung Tướng Trần Độ (Cựu PCT/QH - PCT/HĐBT) - vị “cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp này muốn tặng “nhà nước,đảng ta” một liều “Aspirin ” cho bớt “nhức đầu” - lại có người “nặng miệng” còn nói : “hồi chánh” để đảm bảo cuốn “sổ hưu” và chắc cú được nằm 48 giờ trong “sơ mi gổ” ở nhà tang lễ quốc gia để lắng nghe “lời truy điệu” .  

Còn riêng trong góc khuất trái tim mình tôi tự nhủ :

- Hãy nhớ hoài ai đó đã làm tinh thần ta tổn thương, vì nhờ họ mà ta trở nên cứng rắn hơn.
- Hãy nhớ hoài ai đó đã lừa dối ta, và mọi người, vì nhờ họ mà ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn.
- Hãy nhớ hoài ai đó  đã làm ta và mọi người cảm thấy nhục,vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng hơn.

Và rất quan trọng : Hãy nhớ họ vì họ cho ta và mọi người nhớ mặt, để biết họ là ai ??

Hoàng Thanh Trúc 
Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét