Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐÁNH ĐỔ MỘT HUYỀN THOẠI

Nguyễn Cao Quyền
4-05-2013

Huyền thọai là một hiện tương quen thuộc trong thế giới cộng sản.  Hiện tượng này đầy rẫy tại bất cứ nơi nào có chủ nghĩa Mác- Lênin ngự trị.  Những người cộng sản ẩn núp sau những huyền thoại để lừa bịp dân chúng, che dấu sự dốt nát của họ, và lẩn tránh những tội ác đối với quốc dân. 

Ở Việt Nam, huyền thoại cộng sản liên quan đến hai nhân vật: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.  Cả hai đều là những tội đồ của dân tộc nhưng đã được nâng lên hàng thần thánh.  Bộ mặt thật của Hồ Chí Minh đã được phơi trần, nhưng bộ mặt thật của Võ Nuyên Giáp thỉ vẫn còn ở trong vòng tranh cãi.  Bài viết này có tham vọng giải quyết rứt điểm những tranh cãi liên quan đến trường hợp của Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp và cuộc chia tay trên đường Cổ Ngư (HàNội)

Việt Nam, trong thập kỷ 1930, lên cơn sốt cách mạng giải phóng dân tộc.  Đảng Cộng Sản Vịệt Nam Thống Nhất ra đời ngày 3/2/1930 tại Hong Kong.  Tám tháng sau, Quốc Tế Cộng Sản (QTCS ) chỉ thị đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD).  Vì là một chi bộ của QTCS nên ĐCSĐD được trợ  cấp hàng năm một ngân khoản 50.000 nhân dân tệ để điều hành. 

Vào thời gian này, quyền lãnh đạo ĐCSĐD nằm trong tay Trần Phú, Hilaire Noulens và Jacques Doriot (đại diện Đảng CS Pháp trong QTCS).  Dựa theo kinh nghiệm của Công Xã Quảng Châu,  Đoriot cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải khời nghĩa.  Nghệ  Tĩnh nhận lệnh cầm cờ tiên phong.  Đêm 24/4/1930 Phong Trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bắt đầu.  Thực dân Pháp đàn áp dã man.  Cuối năm 1931,  ĐCSĐD coi như vỡ hẳn.

ĐCSĐD tuy tan tác sau vụ Xô Viết Nghệ tĩnh nhưng vẫn giữ được Ban Hải Ngoại bên Trung Quốc,  gồm Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh và Phùng Chí Kiên.  Ban này tuy lập ra nhưng tê liệt vì không có viện trợ.  Giữa lúc đó thì tháng 9/1938 Hồ Chí Minh được QTCS cho lệnh về Hoa Nam hoạt động.  Phùng Chí Kiên liên lạc được với Hồ Chí Minh và Ban Hải Ngoại sống lại bằng viện trợ của QTCS. 
      *
Vào những năm cuối của thập kỷ 1930, Võ Nguyên Giáp, một giáo sư tại trường trung học tư thục Thăng Long Hà Nội, viết cho tờ báo Lao Động.  Tại đây ông quen với Trường Chinh và bị Trường Chinh dụ dỗ vào ĐCSĐD.  Lúc đó, trong số những người cộng tác với tờ báo này còn có cả Phạm Văn Đồng. 

Ngày 16/4/1937 tờ Lao Động bị thực dân pháp đóng cửa. Tình hình chính trị trên bàn cờ thế giới chuyển biến nhanh chóng.  Hồ Chí Minh, đang hoạt động ở Hoa  Nam, yêu cầu Hoàng Văn Thụ (bí thư xứ ủy Bắc Bộ của ĐCSĐD) gửi Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc vào tháng 4/ 1940. 

Vào một buổi tối tháng 4 năm đó, Giáp từ giã vợ là Quang Thái và đứa con mới sinh là Hồng Anh trên đường Cổ Ngư Hà Nội.  Đó là lần biệt ly đầu tiên và cũng là lần chia tay cuối cùng. Năm 1941, Quang Thái hoạt động cách mạng, bị thực dân bắt, tra tấn dã man, phải nuốt giải rút tự tử trong tù. Giáp ôm mối hận này suốt cả cuộc đời. 

Rời đường Cổ Ngư, Giáp leo lên một chiếc xe kéo chùm kín của một đồng chí tên Minh và đi thẳng đến Chèm tại ngoại ô Hà Nội.  Tại đây Giáp gặp Phạm Văn Đồng.  Ngày hôm sau họ lấy vé xe lửa  đi Lào Cai, rồi từ Lao Cai, vượt biên giới đến Côn minh để gặp Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chờ Giáp và Đồng trên bờ sông Tsuy Hu vào một buổi sáng tháng 6 năm 1940.  

Sau cuộc gặp gỡ này, Hồ phái Giáp, Đồng và Cao Hồng Lĩnh lên Diên An (sào huyệt của ĐCSTQ) để học tập chính trị và quân sự. Tuy nhiên thời gian huấn luyện chưa đựợc bao lâu thì cả ba lại bị Hồ Chí Minh gọi về Quế Lâm để thành lập một Mặt Trận kết hợp mọi lực lượng yêu nước lấy tên là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh). 

Thật ra VNĐLĐMH là tên của một tổ chức đã sẵn có từ lâu do cụ Hồ Học Lãm, một đoàn viên trong tổ chức của cụ Phan Bội Châu, dựng lên để giúp đỡ các nhà cách mạng lưu vong thời đó. Hồ Chí Minh sang đoạt VNĐLĐMH nhưng mời cụ Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để dựa vào đó mà hoạt động. Ông Hồ thay tên Lâm Bá Kiệt (bí danh của Phạm Văn Đồng) vào chỗ phó chủ nhiệm để loại Nguyền Hải Thần. 

Võ Nguyên Giáp và thành tích tiêu diệt đối lập. 

Ngày 22/12/1944 tại Việt Bắc, Võ Nguyên Giáp đứng ra thành lập Đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân (ĐTTGPQ) với 34 chiến sỹ. Ngay sau khi thành lập ĐTTGPQ đã đánh thắng hai trận ở Nà Ngần và Khai Phát thuộc tỉnh Cao Bằng.  Lợi dụng việc Nhật đảo chính Pháp, ĐTTGPQ đã mở rộng hoạt động quân sự tử Cao Bằng tới Tuyên quang, Lạng Sơn. Ngày 15/5/1945 tại Chợ Chu Thái Nguyên  lực lượng này đã hợp nhất với Cứu Quốc Quân và lập ra Giải Phóng Quân.

Ngày 17/8/1945 Tổng Hội Công Chức của Hà Nội tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ nhà vua.  Trong cuộc biểu tình, vài cán bộ cộng sản võ trang súng lục chiếm diễn đàn và biến cuộc biểu tình thành một cuộc tuần hành trên đường phố. Quân đội Nhật không phản ứng.  Được thể, sáng hôm sau Việt Minh loan tin cướp chính quyền vào  ngày  19/8/1945.

Ngày đó, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới khắp mọi nơi.  Một tuần lễ sau (25/8 1945), vua Bảo Đại thoái vị.  Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố trước thế giới, Việt Nam là một nước độc lập với quốc hiệu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
      *
Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền, tình hình chính trị thế giới biến chuyển: đồng minh thắng Hiter.  Quân đội Tưởng Giới Thạch được phân cộng vào Việt Nam tước khí giới quân đội Nhật và thiết lập một chính phủ thân Quốc Dân Đảng Trung Hoa.  Trước viễn tượng đó, Hồ Chí Minh thành lập một chính phủ lâm thời (24/8/1945) do ông làm chủ tịch. Năm người trong chính phủ này không phải là đảng viên cộng sản. 

Cuối tháng 8/1945 hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn mang 180.000 quân vào Việt Nam theo Chiến Dịch Hoa Quân Nhập Việt. Trên đường tới Hà Nội, họ tước khi giới quân đội Nhật và giao quyền kiểm soát những nơi này cho các đảng phái quốc gia.  Đảng phái quốc gia hồi đó gồm có Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vũ Hồng Khanh), Đại Việt (Nguyền Tường Tam) theo Lư Hán, và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Nguyễn Hải Thần) theo Tiêu Văn.  Các đảng phái này tố cáo Việt Minh là cộng sản theo Liên Xô, còn Việt Minh thì buộc tội họ là phản động. 

Lợi dụng việc quân Tầu tràn ngập đất nước và mặc sức quấy nhiễu, Việt Minh tổ chức “Tuần Lễ Vàng” để lấy tiền “cứu quốc”.  Số tiền và vàng quyên được là 20 triệu đồng và 370 ki lô vàng.  Việt Minh dùng số vàng và tiền này để đút lót cho các tướng Tầu và mua vũ khí. 

Nhận được một số vàng lớn, Lư Hán và Tiêu Văn đứng ra dàn xếp việc thành lập một chính phủ liên hiệp trước kỳ họp quốc hội. Ngày 2/3/1946 ̉ Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến ra đời: mười ba bộ được chia đều cho ba phe (Việt Minh, VNCMĐMH, VNQDĐ và Đại Việt) . 
      *
Để quân Lư Hán rút khỏi miền Bắc, Việt Minh ký Hiệp Định Sơ Bộ với Pháp ngày 6/3/1946, cho phép quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa. Nhân dân Bắc vĩ tuyến 16 bất mãn.  Các đảng phái quốc gia phản đối kịch liệt. Mâu thuẫn cộng sản-quốc gia ngày càng trầm trọng.  Bắt cóc, thủ tiêu lẫn nhau xảy ra liên tục. Sự tàn sát đối lập được Việt Minh tung ra dưới hình thức chiến dịch.

Chiến dịch diệt trừ đối lập do Võ Nguyên Giáp chỉ huy và bắt đầu ngay từ khi Hồ Chí Minh lên đường sang Paris ngày 31/5/1946.  Hồ cố tình vắng mặt trong nước lúc đó để tránh tội với dân tộc và lịch sử.  Giáp hung hăng lập công vì thấy mình ở thế mạnh. Giải Phóng Quân do Giáp chỉ huy đã lớn lên gấp bội do số vũ khí mua lại được của Tầu và do quân Nhật để lại. 

Các trụ sở của VNQDĐ và VNCMĐMH bị triêt hạ. Các chiến khu của hai đảng này ở miền Bắc và miền Trung bị huy diệt. Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải bỏ chạy sang Trung Quốc. Các lãnh tụ khác như Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc Dân Đảng),  Lý Đông A (Đại Việt Duy Dân), Khái Hưng (VNQDĐ) bi giết và mất tích. 

Tại miền Nam các thủ lãnh Đệ Tứ Quốc Tế như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Hiệp,  Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch, đều bị thủ tiêu. Nhiều lãnh tụ khác như Hồ Văn Ngà, Hùynh Văn Phương, Dương Văn Giáo và hai vợ chồng bác sĩ Hồ Văn Ký cũng bị giết.  Bùi Quang  Chiêu bị bắt với bốn người con, mang đi mất tích. 

Các chức sắc Cao Đài, Hòa Hảo, như Huỳnh Phú Sổ bị giết cùng với 20.000 người.  Phối Thượng Sư Trần Quang Vinh  (Cao Đài)  cũng bị bắt nhưng trốn thóat. Một chính phủ mới được thành hình sau đó, không có ai đối lập. Trong số 441 đại biểu chỉ còn 291 người có mặt, khi quốc hội nhóm họp để chấp thuận hiến pháp đầu tiên.

Đây là chiến tích vẻ vang nhất của Võ Nguyên Giáp trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông. Để tưởng thưởng công  lao này, tháng 3/1948, Hồ Chí Minh phong Giáp  lên hàm đại tướng.  Lúc đó Giáp mới có 37 tuổi. Cả thế giới cho đến nay, chưa  ai được phong tướng nhanh chóng như vậy. Song song với việc thăng cấp này, Giáp được giữ những chức vụ quan trọng như ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Quân Ủy Trung Ương, bộ trưởng quốc phòng, tổng tư lệnh quân đội cho đến năm1982.

Võ Nguyên Giáp và Địên Biên Phủ

Hiện nay đang có một sự tranh cãi giữa Trung Quốc và Việt Nam về công lao trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Một vài bằng chứng sau đây có thể giúp chúng ta nhận định chính xác về huyền thoại Võ Nguyên Giáp, từng được rất nhiều nhà báo Tây Phương một thời thêu dệt.

Sau năm 1950, nhờ sức viện trợ lớn lao vả sự cố vấn của Trung quốc, nên các chiến thắng Cao Bằng (1950. Nghĩa Lộ (1952) Sầm Nứa (1953) và Điện Biên Phủ (1954) đã gây được nhiều tiếng vang trên thế giới.

Trong cuộc tấn công Cao Bằng, Việt Minh đánh theo kế hoạch của tướng Tầu Trần Canh: đánh điểm diệt viện. Trần Canh tấn công Đông Khê để nhử quân Pháp lên cứu rồi mới đánh Cao Bằng. Trong trận đánh này, Võ Nguyên Giáp chỉ đứng ngoài quan sát và học hỏi. 

Chiến thắng Cao Bằng làm cho Giáp tự tin. Giáp lên kế hoạch cho bước tiếp theo là tấn công Pháp ở đồng bằng sông Hồng và uy hiếp Hà Nội. Cố vấn Tầu, tướng Vi Quốc Thanh không đồng ý vì cho rằng giải phóng vùng Tây Bắc và Thượng Lào trước sẽ tốt hơn. Đại Sứ Tầu Lã Qúy Ba thảo kế hoach cho Vi Quốc Thanh và xin Bắc Kinh chấp thuận. Kế hoạch của Vi Quốc Thanh đước Bắc Kinh đưa lên hàng ưu tiên “1” và kế hoạch của Giáp bị xếp xuống số “2”.  Hồ Chi Minh cũng chọn kế hoạch Vi Quốc Thanh.

Khi tướng Navarre của Pháp đổ quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh thảo kế hoạch tấn công căn cứ này và gửi đề nghị về Bắc Kinh xin ý kiến.  Quân Ủy Trung Ương ĐCSTQ chấp nhận kế hoạch Vi Quốc Thanh và gửi tờ trình lên Bộ Chính Trị.  Tờ trình ấn định thời gian tác chiến là 45 ngày bắt đầu từ tháng 2/1954. 

Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm tư lệnh chiến dịch và Vi quốc Thanh làm cố vấn.  Giáp lên Khuối Tát Cao Bằng xin ý kiến Hồ Chí Mnh và được Hồ đồng ý.  Tháng 1/1954 đoàn cố vấn Tàu quyết định mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào cứ điểm Điện  Biên Phủ trước khi quân Pháp hoàn tất vị trí phòng thủ.  Võ Nguyên Giáp tung biển người vào  cuộc tấn công nhưng bị tổn thất nặng.  Pháp tăng viện mau chóng và pháo nặng của Việt Minh chưa vào vị trí bao vây.  

Bắc Kinh phải ra lệnh cho Vi Quốc Thanh diệt địch từng phần.  Cố vấn Tàu thay đổi cách đánh nhanh bằng cách đánh vững chắc.  Về sau này, Giáp nhận vơ và cho rằng sự thay đổi chiến thuật này là sáng kiến của mình. Chính Vi Quốc Thanh đã lên tiếng về sự nhận vơ này. 

Chiến dịch Điện Biên Phủ bị hoãn lại tới ngày 13/3/1954 mới tái tục.  Tất cả đều được chuẩn bị lại.  Bốn trung đoàn phòng không được tăng cường, hai sư đoàn pháo binh, hai sư đoàn công binh và nhiều đại bác của quân đội Trung Quốc được đưa đến địa điểm hành quân.  Các sĩ quan công binh Tàu tràn ngập chiến trường để chỉ dẫn cho binh sĩ Việt Minh cách đào hào tránh đạn. 


 Trận Điện Biên Phủ kéo dài 55 ngày, chấm dứt lúc 17 giờ 31 phút ngày 7/5/1954.  Tướng De Castries và toàn thể bộ tham mưu quân đội Pháp đầu hàng.  Cô vấn Tàu có một phần công lao, nhưng yếu tố quyết định thắng lợi vẫn là lòng yêu nước của người Việt.  Còn đối với Võ Nguyên Giáp và ĐCSĐD thỉ hào quang Điện Biên Phủ chỉ là một sự tiếm danh để xây dựng huyền thoại.  Lịch sử cần được điều chỉnh lại.

 Võ Nguyên Giáp trong vụ án xét lại chống đảng

Vào tháng 9 năm 1953, Khrushchev được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô. Ông chủ trương chung sống hòa bình với các nước tư bản. Đường lối của Khrushchev bị Trung Quốc, dưới thời Mao Trạch Đông, chống đối và gọi là “chủ nghĩa xét lại”.

Tại Việt Nam, những người cộng sản phân hóa thành hai nhóm. Một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev chủ trương sống hòa bình với Việt Nam Cộng Hòa. Trong giai đoạn 1954-1959 ̣, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ủng hộ ý kiến này.  Nhóm kia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của Mao Trạch Đông, nghĩa là tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam. Cầm đầu nhóm này là đại tướng Nguyễn Chí Thanh. 

Tai Hội Nghị Trung Ương lần thứ 9, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng phê phán chủ trương chung sống hòa bình và Hội Nghị kết thúc với nghị quyết xác định lập trường đứng về phia Trung Quốc, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh vũ lực ở miền Nam. Những bất đồng của hai nhóm không dừng lại ở năm 1963-1964 mà kết thúc bằng những đợt bắt giữ phe thân Liên Xô vào năm 1967. 

Nguyên nhân của vụ án là  vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ bệ Võ Nguyên Giáp. Sophie Quinn Judge công bố trên Journal of Cold War History tháng 11/2005 là có khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.  Còn Pierre Asselin, giáo sư lịch sử đại học Hawaii thì nói thêm rằng: “do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên Lê Duẩn đã  nhắm vào đội ngũ ủng hộ vị tướng…”.

Trong số những nạn nhân nói trên có thể kể:  thượng tướng Chu Văn Tấn (tư lệnh quân khu Việt Bắc);  thiếu tướng Đặng Kim Giang (chỉ huy hệ thống hậu cần); tướng Lê Liêm (ủy viên Đảng Ủy); trung tướng Trần Độ (chi huy đại đoàn 312, người nhận sự đầu hàng của tướng De Castries); đại tá Đỗ đức Kiên (cục trưởng tác chiến); đại tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính và nhiều nhân vật quan trọng khác nữa.

Riêng ông Giáp thì mãi đến Đại Hội Đảng V (1982) ông mới bị đưa ra khỏi Bộ Chính Trị. mất chức bộ trưởng quốc phòng và được phân công về làm Trưởng Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch.  Thật ra đây là một vụ hạ nhục. 

Dưới thời Đỗ Mười và Lê Đức Anh ông bị cáo buộc những tội danh nhơ nhớp sau đây:  con nuôi chánh sở mật thám Pháp Louis Marty; cẫm đầu vụ án xét lại chống Đảng; bán bí mật quân sự cho đại sứ Liên xô Serbakov; hèn nhát trong chiến dịch Điện Biên Phủ vì không dám ra ngoài như tướng Nguyễn Chí Thanh; trong Tết Mậu Thân vì sợ Mỹ đánh bom nguyên tử Hà nội nên trốn đi Moscow; chưa bao giờ đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975. 

 Nhiều tài liệu thông tin nói rằng Võ Nuyên Giáp đã chết năm 2011, tuy nhiên đến  giờ phút này (tháng 4/2013), thì việc sống chết của viên tướng, một thời đã được báo chí quốc tế xưng tụng là Nã Phá Luân của Á Châu vẫn chưa ai biết tới.  Dư luận quần chúng thì cho rằng, trong nhóm lãnh đạo Ba Đình, không mấy ai muốn làm lễ quốc táng cho vị tướng quân cộng sản họ Võ này./.

Tháng  4  năm  2013
Nguyễn Cao Quyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét