Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG ĐẢ KÍCH "ĐÒI HỎI CHỦ QUYỀN VÔ LÝ"

Người Việt, Singapore
31-05-2013

Hình bên: Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri-La tổ chức ở Singapore ngày 31/5/2013. Ông chỉ trích tuyên bố chủ quyền vô lý ở Biển Đông. (Hình: ROSLAN RAHMAN/AFP/Getty Images)


Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đả kích những tuyên bố chủ quyền “vô lý” ở các vùng biển Á Châu và kêu gọi các nước tự kềm chế trong các tranh chấp.

Phát biểu trong ngày khai mạc Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri-La 31 tháng 5, 2013 tổ chức hàng năm tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các nước “xây dựng lòng tin chiến lược” hầu có thể có hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực Á Châu.

Dịp này ông không nói rõ nước nào và chỉ đả kích bâng quơ nhưng tinh ý thì người ta biết ông ám chỉ ai, nước nào.

Đề cập đến những thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực. Ông Dũng nói rằng “Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.”

Ông nói cụ thể hơn như “Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ biển Hoa Đông đến biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”

Trong các cuộc họp ASEAN về an ninh khu vực, Philippines và Việt Nam là hai nước chính yếu chống các hành động bá quyền, đơn phương của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Hà Nội thường đẩy cho Manila lên tiếng còn mình hậu thuẫn phía sau, không thấy đả kích trực tiếp.

Bắc Kinh, qua nhiều hành động khác nhau, tuyên bố chủ quyền chiếm gần hết Biển Đông nằm trong cái vạch “Lưỡi Bò”, bất chấp lịch sử và luật lệ quốc tế. Nhiều khu vực của cái “Lưỡi Bò” lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia. 

Nằm gọn trong cái “Lưỡi Bò” đó là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển chung quanh của Việt Nam. Bắc Kinh đã đánh cướp quần đảo Hoàng Sa đầu năm 1974. Đến năm 1988 và mấy năm sau thì mới đem tàu chiến tới chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Nay thì lấn chiếm thêm bãi đá Scarbourough Shoal và Bãi Cỏ Mây.

Bắc Kinh cũng từng, bán chính thức, nhiều lần đe dọa dùng sức mạnh quân sự ăn trùm của mình đối phó với Việt Nam và Philippines khi có những biến cố liên quan đến chủ quyền biển đảo.

Đặc biệt từ năm ngoái đến nay, căng thẳng trên Biển Đông càng thêm nổi bật vì các hành động hung hăng bá quyền của Bắc Kinh. Tập trận hải quân quy mô liên miên và xua từng đoàn tàu hải giám, hải tuần và tàu đánh cá khua quậy Biển Đông, thách thức các nước nhỏ phía Nam, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Hà Nội, một mặt vướng mắc “16 chữ vàng” và “bốn tốt” , một phần vì sự chia rẽ ở trong nội bộ ASEAN, vẫn cố theo đuổi chính sách đu dây “không liên minh với nước này để chống nước khác”, “không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam”.

Bản Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC (Code of Conduct) để tránh xung đột võ trang, thảo luận tới lui suốt nhiều năm qua, đến nay vẫn không thể thành hình cụ thể vì sự bất hợp tác của Bắc Kinh.

Giữa tháng 8 tới đây sẽ có một cuộc họp giữa các nước ASEAN với hy vọng đạt một lập trường chung trước khi họp với Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhiều hơn một lần, Bắc Kinh tuyên bố sẽ chỉ họp cho một COC khi “thời gian chín mùi”. Nghĩa là Bắc Kinh thấy mình đã đạt điều mình muốn.

Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Cam Bốt năm ngoái đã không ra nổi một bản tuyên bố chung của 10 nước hội viên chỉ vì Philippines và Việt Nam muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong khi nước chủ tọa (Cambodia) bị Bắc Kinh giật dây, từ chối.

Bắc Kinh chỉ muốn điều đình tay đôi với các nước tranh chấp quần đảo Trường Sa để dễ lợi dụng thế mạnh nước lớn mà chèn ép. Riêng quần đảo Hoàng Sa đã nuốt gọn thì Bắc Kinh từ chối thảo luận với Hà Nội.

Theo ý kiến của ông Christian Le Miere, một chuyên viên khảo cứu của Viện Nghiên Cứu Cứu Chiến Lược Quốc Tế (International Institute for Strategic Studies) Những hành động hung hăng của Bắc Kinh thời gian vừa qua trên Biển Đông là chiến lược của họ lấn tới dần, củng cố vị thế chủ quyền.

“Những gì chúng ta tiếp tục nhìn thấy là Trung quốc đang cố thay đổi sự kiện trên mặt nước và cố gắng xây dựng cơ sở pháp lý cũng như thích nghi hoàn cảnh pháp lý theo hướng có lợi cho họ bất cứ khi nào. Đồng thời, tận dụng tối đa những tuyên bố chủ quyền vì chúng sẽ cung cấp cho Trung quốc một vị thế mạnh hơn trong các cuộc đàm phán”. Ông Le Miere nói. (TN)

Người Việt 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét