Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LÝ GIẢI VÌ SAO VIỆT NAM CẤM CHIA SẺ THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Steven Millward, Tech in Asia
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
03/08/2013


Tổng số người sử dụng mạng internet tại Việt Nam hiện đang ở mức khoảng 36 triệu người. Nghị định này cũng không nêu rõ trang mạng xã hội nào họ muốn giám sát. Chỉ có thể nói rằng việc giám sát hết tất cả những lưu lượng truy cập trên các trang mạng xã hội ngày nay là điều không tưởng.

Chính phủ Việt Nam đã công bố một nghị định mới liên quan đến việc chia sẻ tin tức trực tuyến. Nghị định mới này sẽ cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội như Facebook và một số trang khác. Theo ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử:


“Trang thông tin cá nhân không được trích dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước”.

Nghị định này cũng cấm:
“…thông tin chống lại Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội, và đoàn kết dân tộc [...] hoặc những thông tin xuyên tạc, vu khống, và bôi nhọ uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

Các hãng truyền thông như ABC, Bangkok Post, và Saigoneer đã phản đối nghị định mới này, cho rằng nó có liên quan chặt chẽ với hành vi vi phạm nhân quyền. Nhưng những người trong ngành cho biết có hai khía cạnh để nhìn nhận vấn đề này.

Nghị định này thực sự liên quan đến một trường hợp mà nhiều người đã biết đến hồi đầu năm nay, trong đó Báo Mới – một trang tập hợp tin tức, đã bị kiện bởi một tờ báo địa phương cho rằng trang này vi phạm bản quyền. Nghị định này ra đời như một cách để bảo vệ báo chí cũng như quyền tác giả và các doanh nghiệp của họ. Nói cách khác, nghị định này nghiêm cấm việc sao chép và dán lại nội dung tin tức từ các trang chính thống sang các trang mạng khác, cụ thể là các trang mạng xã hội như blog, Facebook và Twitter.

Đấu tranh để tồn tại

Có lẽ nhiều hơn bất kỳ ngành nghề nào khác tại Việt Nam, ngành báo chí hiện đang bị tấn công nghiêm trọng. Chủ yếu là do việc sao chép và dán lại các bài viết tràn lan trên các trang mạng khác. Ví dụ, chúng ta hãy nhìn vào một bài viết về hàng nhái Apple tại Việt Nam vào tháng trước. Trong hai ngày qua, bài viết này đã được lưu hành tại Việt Nam với tên “Đức Nam từ trang Infonet“. Bài viết không trích nguồn cụ thể do ai viết và cũng không kèm rõ link của TechinAsia. Nhưng điều này không chỉ xảy ra đối với các bài dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt (mặc dù nó xảy ra trên một quy mô lớn), việc này cũng sẽ xảy ra giữa các trang web tin tức tiếng Việt với nhau.

Ngay cả các trang tin tức phổ biến nhất Việt Nam cũng sao chép và dán lại nội dung và chỉ cần viết “Bài viết trích từ…” ở dưới cùng của một bài báo. Đa số các bài viết đều không được dẫn link liên kết đến trang gốc. Vấn đề này đã làm các hãng tin, người đã bỏ tiền và công sức để đưa ra những bài viết hay, nhận về số doanh thu ít ỏi và không nhận được số truy cập xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Nói cách khác, một số trang web trên mạng chỉ sao chép và dán lại nội dung một cách miễn phí nhưng lại được thu nhiều lợi nhuận.

Đối với các hãng tin trên toàn thế giới, điều này đang là mối quan tâm nghiêm trọng và họ bị đe dọa bởi các loại phương tiện truyền thông trực tuyến mới cũng như trích dẫn và sao chép nội dung đăng lại tại các trang blog. Nghị định mới nhất này đưa ra nhằm hạn chế những vị phạm trên.

Hạn chế chia sẻ tin tức

Xét theo một khía cạnh thì nghị định này có những tác động rõ ràng hơn với nhiều người. Nghị định này không nói chính xác chính quyền có kế hoạch giám sát những hoạt động trực tuyến đối với các cá nhân vi phạm tin tức trên những trang web xã hội ra sao, và cũng không đề cập cụ thể đến những hình phạt. Phương tiện truyền thông xã hội cũng là một thuật ngữ rất mơ hồ trong nghị định này vì ‘truyền thông xã hội’ bao gồm một số lượng lớn các hoạt động trên mạng Internet. Trang Tin tức của Úc dịch rằng, “Blog hoặc các trang web truyền thông xã hội như Facebook và Twitter chỉ được ‘sử dụng để cung cấp và trao đổi các thông tin cá nhân’” tại Việt Nam khi nghị định này được ban hành vào tháng Mười một tới đây. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền có thể sử dụng nghị định mới này để truy tố các cá nhân chia sẻ tin tức mà họ xem là không phù hợp hoặc mang nội dung bất tiện.


Chắc chắn, nghị định này đang là mối quan tâm rất lớn vì nhiều blogger Việt Nam đã bị truy tố và bị bắt giữ trong thời gian vừa qua. Nhưng nếu nghị định này thực sự được ban hành thì còn nhiều câu hỏi sẽ phát sinh.

Thực thi và trừng phạt

Hiện nay vẫn chưa rõ ràng liệu chính phủ có kế hoạch giám sát những hoạt động này như thế nào. Để thực thi việc này thì các chức trách sẽ cần xem và đọc các bản status cập nhật của tất cả những người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Theo số liệu mới nhất, Facebook hiện có hơn 12 triệu người sử dụng, và Zing Me – một mạng xã hội cây nhà lá vườn do Việt Nam xây dựng, hiện có khoảng 12 triệu người thành viên. Đây còn chưa kể đến các trang mạng xã hội mới như HaiVL, trong đó có hơn hai triệu lượt truy cập mỗi ngày, và trang Twitter. Tổng số người sử dụng mạng internet tại Việt Nam hiện đang ở mức khoảng 36 triệu người. Nghị định này cũng không nêu rõ trang mạng xã hội nào họ muốn giám sát. Chỉ có thể nói rằng việc giám sát hết tất cả những lưu lượng truy cập trên các trang mạng xã hội ngày nay là điều không tưởng.

Nghị định này cũng không nêu rõ các quan chức nhà nước sẽ trừng phạt những người vi phạm như thế nào. Do đó, nhiều người cảm nghị định này tương tự như việc thực thi các vụ kiện tụng chống Napster tại Mỹ cách đây vài năm trước. Đế nhắc lại, các nhà chức trách Mỹ đã bắt giữ và phạt nhiều cá nhân hàng triệu đô la vì tội ăn cắp nhạc trên trang Napster. Đó là một chiến thuật gây nhiều sợ hãi dẫn đến sự ra đời của nền tảng chia sẻ tập tin tiên tiến hơn như bit-torrent [một giao thức chia sẻ tài nguyên trên mạng].

Để thực hiện nghị định này quả thực là một điều khó khăn đối với Việt Nam. Hiện nay Việt Nam muốn 60 đến 70% dân số còn lại có thể truy cập mạng internet nhưng dường như nhà nước không thể trang bị đủ khả năng hiệu quả để đối phó với nội dung vi phạm bản quyền – hoặc nội dung bất đồng chính kiến ​​– thường xuyên diễn ra trên mạng internet. Thêm vào đó, các trang tin tức là những trang truy cập hàng đầu trong nước, và hầu hết sự tăng trưởng của các trang này đều nhờ vào sự gia tăng của các trang mạng xã hội.

Các thống kê do Facebook đưa ra hồi đầu năm 2010 cho thấy số lượng các link liên kết và các bài báo cũng như các bài đăng trên blog mà người sử dụng chia sẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ, và con số vẫn tiếp tục gia tăng mỗi tháng lên đến hàng tỉ lượt. Nói cách khác, tin tức có thể giúp số lượng lớn người sử dụng truy cập vào mạng internet. Nếu thực thi được nghị định trên, các trang mạng xã hội tại Việt Nam sẽ bị giới hạn trong việc cập nhật dành riêng cho các status cá nhân, và có thể dẫn đến sự sụt giảm lớn trong lượng truy cập trên internet tại nước này.

Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?

Việt Nam dường như đang đánh vào các trang mạng xã hội và những cá nhân chia sẻ thông tin chứ chưa hẳn thật tâm sửa chữa nguyên nhân của vấn đề: vi phạm bản quyền của các trang thông tin lười biếng. Chắc chắn rằng việc quy định chung cho ngành truyền thông sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với những loại cấm đoán kiểu này. Kết quả là, động thái của chính phủ Việt Nam thậm chí còn nghiêm ngặt hơn các nghị định cấm đoán của Trung Quốc, nơi mà các trang mạng xã hội như Sina Weibo – kết hợp giữa Twitter và Facebook – đã chứng minh gây nhiều phiền toái cho chính quyền. Chính quyền Trung Quốc đã phản ứng lại bằng cách yêu cầu người sử dụng phải kê khai tên thật khi đăng ký tài khoản trên trang Sina Weibo, cũng như kiểm duyệt trực tuyến các thông tin và đối tượng gây tranh cãi trên các trang mạng xã hội.

Hiện nay chúng ta vẫn đan theo dõi các phản ứng từ những blogger trước nghị định này có hiệu lực vào tháng Mười một tới đây. Nếu thực sự nghị định này được ký ban hành thành luật thì sẽ rất thú vị để xem cách cộng đồng mạng phản ứng ra sao. Trong chiến lược tồi tệ nhất, nghị định này có thể được đưa ra sử dụng nhằm biện minh cho việc ngày càng cónhiều blogger bị chính quyền Việt Nam bắt giữ.

Bài viết do Enricko Lukman và Anh-Minh Đỗ biên tập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét