Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"HỒN NHIÊN CHỮ - NGHĨA" CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Minh Tâm
5-9-2014

Dự lễ khai giảng niên học mới 2014/2015 tại một ngôi trường bề thế ở thủ đô, (cũng trường mà ông học thuở bé!), trên cương vị thủ lĩnh của đảng cầm quyền, ông đã có những phát biểu vừa tính cách bề trên, vừa công khai vi hiến và chẳng ngại ngần làm luôn chuyện “sửa đổi” Luật Giáo dục.

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trích Điều 2, Luật Giáo dục. Mục tiêu này không hề có điều khoản nào đưa đến liên tưởng trực tiếp lẫn gián tiếp, về yêu cầu cả thầy lẫn trò phải có trách nhiệm với sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) như lời thỉnh thị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

(Bài viết này không nhằm mục đích chính trị, không công kích cá nhân, mà chỉ muốn thực hiện quyền công dân, là yêu cầu không ai được phép nhân danh bất kỳ điều gì để đứng trên pháp luật!)

Chủ nghĩa xã hội không phải là chủ nghĩa cộng sản

“Chủ nghĩa xã hội”, theo định nghĩa tại tác phẩm “Sassoon, Donald. One Hundred Years of Socialism: The West European Left in the Twentieth Century. New Press. 1998”, thì bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.

Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được “cộng đồng hóa”.

Các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hay sử dụng các từ “xã hội chủ nghĩa” và “chủ nghĩa xã hội” để tự gọi họ nên đã có nhiều nhầm lẫn. Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: theo lý thuyết của những người theo chủ nghĩa Mác- Lênin chủ nghĩa xã hội là giai đoạn nằm giữa trong quá trình từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản.

Những người theo trường phái chủ nghĩa xã hội khác đưa ra chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh thái kinh tế - xã hội không phải chủ nghĩa tư bản, và không đưa ra mục tiêu tiến đến chủ nghĩa cộng sản. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc.

Như vậy, với quy định tại Điều 4 của Hiến pháp 2013, thì “các tổ chức của đảng và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, đã tái khẳng định “trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, chẳng liên quan gì đến trách nhiệm phải “chăm lo xây dựng đảng”.

Đảng – thanh lịch – văn minh 

Tuy nhiên, trên cương vị Tổng Bí thư ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra yêu cầu như vậy tại buổi lễ khai giảng hôm 04-09-2014, tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.

Theo tường thuật của http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/195612/tong-bi-thu-ve-truong-cu-du-khai-giang.html, ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nhà trường cùng toàn ngành giáo dục thủ đô “cần chăm lo xây dựng đảng, đoàn”.

Chính trị tư tưởng” là cụm từ được ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong 3 trên 4 yêu cầu mà ông muốn được trường THPT Nguyễn Gia Thiều cùng toàn ngành giáo dục của Hà Nội thực hiện.

Yêu cầu thứ nhất, “gắn học kiến thức với công tác giáo dục chính trị tư tưởng”. Thứ hai, “phải xây dựng được đội ngũ giáo viên vững chính trị”. Thứ tư, cũng liên quan đến “chính trị tư tưởng”, với nhiệm vụ “chăm lo xây dựng đảng, đoàn, thực hiện công khai dân chủ trong nhà trường”.

Yêu cầu thứ ba, nhẹ nhàng hơn “xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch” (là dân khoa văn, chắc ông Trọng đồng ý rằng có thể hiểu theo nghĩa phản đề: hiện tại người Hà Nội không văn minh, cũng không thanh lịch!?)

Các yêu cầu này của Tổng Bí thư ĐCSVN, một lần nữa lại vi phạm vào Điều 15 của Luật Giáo dục.

Điều 15 “Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo”: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Ngày khai giảng, người đứng đầu ĐCSVN đã độc thoại với thầy cô giáo và học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều, để đưa ra thông điệp liên quan mật thiết để tồn vong của độc đảng cầm quyền, đó là “giáo dục cần phải chăm lo xây dựng đảng, đoàn”.

Cũng nói thêm, người Hà Nội chắc hẳn quá đỗi mích lòng khi ông Nguyễn Phú Trọng đã gián tiếp chê họ là không văn minh và cũng chẳng thanh lịch. 

Chút tò mò. 

Lý lịch của ông Nguyễn Phú Trọng, thấy ghi như vầy: Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19-1-2011, ông từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26-6-2006 đến ngày 23-7-2011. Ông cũng là một giáo sư, tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Có thể ở đây là sự “hồn nhiên chữ - nghĩa” của Tổng Bí thư ĐCSVN.


Minh Tâm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét