Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ẢO TƯỞNG KINH TẾ CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG CÓ XUNG ĐỘT VỚI ẢO TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG ?

Phạm Khánh Chương
13-12-2015

Hình bên: Bà Victoria Kwakwa tai cuộc họp báo công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB trước thềm VDPF ngày 2/12

Một câu hỏi nghiêm túc và thực tế, được đáp trả bằng 1 câu đùa giỡn và đầy ảo tưởng. Kẻ trả lời không bị tâm thần mà là Thủ tướng của VN, người cầm lái "vĩ đại" của nền kinh tế quốc gia. Trong tương lai, biết đâu đó, sẽ là người đứng đầu VN. 

Tại Diễn Đàn Đối Tác Phát Triển Việt Nam (VDPF) ngày 5/12/2015,  bà Victoria Kwakwa,  Giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, đã "lo âu" đặt câu hỏi với Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”

Nguyễn Tấn Dũng trả lời, đó là "việc thực hiện đầy đủ thể chế kinh tế thị trường, hiện đại, hiệu quả", và đồng thời "huy động hiệu quả nguồn lực xã hội với 92 triệu dân; 4,5 triệu đồng bào đang định cư ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế".

Nguyễn Tấn Dũng, "nhà lãnh đạo thế giới vì hòa bình, an ninh và phát triển" đang xây dựng và phát triển đất nước bằng những ảo tưởng.

Ảo tưởng vì 2 điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được tại VN hiện nay dù cho bất cứ thay đổi nào về cấu trúc kinh tế hay luật lệ kinh doanh. Muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì trước tiên phải thay đổi nền tảng của cơ chế chính trị, mà điều này lại xung đột với ảo tưởng chính trị của Nguyễn Phú Trọng. 

Nguyễn Tấn Dũng ảo tưởng khi tin rằng "92 triệu dân; 4,5 triệu đồng bào đang định cư ở nước ngoài"  sẽ đóng góp, giúp sức cho một chính phủ CS độc tài, tham nhũng, cai trị bằng đàn áp và cướp đất của ông ta được phát triển.

Còn "cộng đồng quốc tế" mà Nguyễn Tấn Dũng nói tới có phải là những tập đoàn kinh tế của Tàu Cộng mà đảng của ông ta cho phép đang nằm rải rác khắp VN? Có thể lắm, vì chỉ có nó đang ra sức giúp cho đảng CS vững mạnh.

Thời bà Nguyễn Thị Năm lầm lỡ đóng góp hàng trăm cây vàng cho "chính phủ cách mạng" của Hồ Chí Minh (rốt cuộc bị đấu tố chết) qua lâu rồi. Thời nhà giàu miền Bắc, nhà tư sản miền Nam, vì tin lời "cách mạng" mà ở lại xây dựng đất nước (rốt cuộc cũng bị cướp hết) qua lâu rồi.

Thời nay là thời của những đại gia chơi ngông với xã hội nghèo đói bằng cách sắm hàng hiệu bạc triệu, mua giường bạc tỹ. Là thời  của những tên đảng viên, lãnh đạo cấp dưới của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Tấn Dũng và cả cấp trên ông ta, ra sức bòn rút ngân sách quốc gia làm của riêng và chuyển ra nước ngoài.

Hậu quả của nền kinh tế xin-cho ngày nay đã tạo 1 tâm lý thu vén trầm trọng trong xã hội, thì làm sao Nguyễn Tấn Dũng hay đảng CS có thể "huy động hiệu quả nguồn lực xã hội" được?

Có nhiều đặc điểm để cùng làm nên 1 nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, nhưng có 2 đặc điểm kinh tế nổi bật (1) quyền tư hữu, và (2) quyền tự do trao đổi. Hai  quyền này phải được tự do và bình đẳng trong nền kinh tế với sự can thiệp rất hạn chế của nhà nước. 

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế không có "định hướng" của nhà nước mà chỉ có "mục đích" riêng của những người tham gia trong nền kinh tế đó, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài.

Trong khi đặc điểm chính của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN tại VN hiện nay là (1) quyền tư hữu đất đai bị tước đoạt, và (2) quyền tự do trao đổi trong nền kinh tế quốc gia - giữa kinh tế tư nhân và  kinh tế nhà nước - hoàn toàn bất bình đẳng với sự giúp sức của nhà nước.

Với chủ trương xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đảng CS lấy phát triển kinh tế quốc doanh làm ưu tiên. Điều này chứng tỏ sự can thiệp của nhà nước trong tự do trao đổi của nền kinh tế thị trường, là hình thức can thiệp bất công, thô bạo vào sự vận hành của nền KT tự do, là nguyên nhân tạo ra sự bao cấp, bất bình đẳng trong sử dụng nhân lực, trong phân phối và sử dụng tài nguyên quốc gia.

Sự bất bình đẳng trong sự sử dụng nhân lực, phân phối và sử dụng tài nguyên quốc gia còn thể hiện ở chổ cấm tự do thành lập nghiệp đoàn, cấm tự do biểu tình và sự trưng thu một cách bất công, vô tội vạ đất đai, tài sản của nhân dân.

Nhưng đặc điểm của nền "kinh tế thị trường theo định hưóng XHCN" là 1 trong những ảo tưởng chinh trị của Nguyễn Phú trọng. Và ông ta quyết dùng mọi biện pháp để bảo vệ nó.

Sự bảo vệ đó thể hiện qua việc đảng CS phải cương quyết nắm chặt quyền lãnh đạo toàn diện. Để làm gì? theo lời Nguyễn Phú Trọng, tức theo đảng CS, chỉ để xây dựng.... XHCN!

Tất cả những đặc điểm của "nền kinh tế thi trường theo định hướng XHCN" trên thực chất chỉ là sự bao che cho việc thu vén,  chia chác tài nguyên quốc gia, trấn áp và bóc lột nhân lực của những kẻ cầm quyền là đảng CSVN hiện nay.

Có phải nền "kinh tế  thị trường theo định hướng XHCN" của Nguyễn Phú Trọng là "thể chế kinh tế thị trường, hiện đại, hiệu quả" mà Nguyễn Tấn Dũng muốn nói khi trả lời bà Victoria Kwakwa ?

Đất nước đang được xây dựng và phát triển bởi những kẻ ảo tưởng. Hay Nguyễn Tấn Dũng đang có âm mưu gì chăng?


Phạm Khánh Chương


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét