Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




BÀN CHUYỆN CUNG ĐÌNH

11-1-2016

Tôi là kẻ lẩn thẩn, có lẽ vậy. Theo thông báo của bộ y tế, nước ta có 13 triệu người mắc bệnh tâm thần, tôi sợ mình là một trong số 13 triệu người tâm thần nói trên. Lẩn thẩn là dạng nhẹ nhất trong những người bệnh tâm thần, nếu thật sự là bệnh nhân tâm thần, tôi mong mình chỉ là kẻ lẩn thẩn.

Có lẽ lẩn thẩn nên là một thường dân đã bước sang giai đoạn bị thải loại tôi vẫn muốn làm kẻ bao đầu, muốn bàn về nhân tình thế thái kể cả bàn chuyện cung đình. 

Những bệnh nhân tâm thần dạng nhẹ như tôi, chắc không ít bởi nhìn trước nhìn sau, nhìn phải nhìn trái tôi thấy khá nhiều người giống tôi, cũng thích bàn chuyện cung đình. Một dự luật không thành văn nhưng được đa phần những người không mắc bệnh giống tôi thực hiện một cách tự nguyện và nghiêm túc đó là không bàn chuyện cung đình. Hôm nay, nhân rỗi rải lại được nghe đài báo nói nhiều về việc chuẩn bị nhân sự cấp cao cho 5 năm sắp tới, kẻ lẫn thẩn là tôi xin mạo muội có một vài lời bàn.

Tôi cứ ngỡ, theo điều lệ của đảng cộng sản, tổng bí thư khoá 12 phải do đại hội đảng quyết định, lẽ nào ban chấp hành trung ương khoá 11 lại quyết định điều này. Nếu vậy, trong đại hội, các đại biểu có được quyền bỏ phiếu hay không? Khi được quyền bỏ phiếu, ngộ nhỡ các đại biểu của đại hội không bỏ phiếu cho người mà trung ương khoá 11 dự kiến chức vụ tổng bí thư thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu ban tổ chức đại hội có tự tin thái quá hay không? Tuy chưa có tiền lệ nhưng khả năng đại hội loại bỏ ông A, bầu thêm ông B vẫn có thể xảy ra mặc dù xác suất của điều này khá nhỏ!

Việc hội nghi trung ương khoá 11 dự kiến 3 nhân vật chủ chốt trong bộ máy chính quyền là chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tích quốc hội để cùng tổng bí thư tạo thành bộ tứ quyền lực của đất nước ngay từ lúc này liệu có nên và có khôn khéo hay không? 

Theo hiến pháp hiện hành, ba chức vụ trên phải do quốc hội khoá tới bầu, quốc hội khoá tới chưa hình thành mà đã bàn chuyện này có lẽ khá lạ. Hiến pháp hiện hành xác định độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản, nhưng hiến pháp hiện hành cũng xác định quyền bầu các chức vụ chủ chốt của chính quyền thuộc về các nghị sĩ quốc hội. Các nghị sĩ nhiệm kỳ tới, ngoài quyền bầu ai, gạt ai cũng có quyền đề cử và ứng cử ( nếu đủ tiêu chuẩn theo luật định) vào các chức vụ nói trên. Nếu trong kỳ họp đầu tiên của quốc hội khoá tới, các nghị sĩ yêu cầu mỗi chức danh trong bộ ba quyền lực phải có ít nhất hai người tranh cử thì điều gì sẽ xảy ra? 

Việc đảng cử quốc hội bầu trước nay vẫn theo kiểu giới thiệu 1 bầu 1 nhưng ít ra đã có một nhiệm kỳ trái với thông lệ khi có 2 người được đề cử vào chức CTHĐBT ( thủ tướng ) cách đây 20 năm. Lỡ trong phiên họp đầu của quốc hội khoá tới, nhiều nghị sĩ học tư duy dân chủ của thiên hạ, sử dụng quyền của mình đề cử vài người vào mỗi chức danh trong bộ ba quyền lực do quốc hội được quyền bầu thì liệu những người mà trung ương khoá 11 dự kiến liệu có nắm chắc phần thắng hay không?

Hiến pháp quy định, quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng hoạch định lãnh đạo cấp cao do quốc hội bầu và phe duyệt lại được định đoạt từ khi quốc hội khoá tới chưa hình thành liệu có hợp lý và hợp lòng dân hay không? 

Kẻ lẩn thẩn xin có một vài lạm bàn cùng các bạn, những người thuộc diện 13 triệu cũng như những người không thuộc diện này!

Vinh Le, FB



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét