Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CUỐI NĂM, CHUYỆN BUỒN

31-12-2015

Ở một góc đường ĐBP tôi thường nhìn thấy anh ngồi trên một cái ghế thấp, bên lề đường, cụt cả 2 chân rao bán vé số. Khuôn mặt vuông, đầy nghị lực. Ở một số hè phố, công viên Sài Gòn tôi cũng nhìn thấy nhiều người như vậy. Họ có tên chung "thương phế binh"!

40 năm trước, khi cuộc chiến Bắc Nam kết thúc với chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, họ đã trở thành một thành phần cùng cực nhất trong đời sống miền Nam. Những người là sĩ quan VNCH, còn lành lặn bị đưa đi cải tạo, có người bỏ xác rừng xa cũng cùng cực, bi kịch, nhưng thương phế binh, dù không bị "cải tạo" thì cái bi kịch ấy vẫn ngang tầm những đớn đau bậc nhất của con người.

Người Cộng sản đã gọi họ là thành phần ngụy quân ngụy quyền, dù tàn phế nên "tha", không đi "học tập" nhưng bị phân biệt đối xử. Và giữa một xã hội khó khăn trong những ngày đó, và cho cả đến bây giờ, họ sống với những tấm thân không lành lặn, không được tiếp nhận ở cơ quan, xí nghiệp, họ phải sống ra sao? Có bao nhiêu người đã sống được như những người bình thường?

Người Mỹ đã nhân đạo nửa vời trong Chương trình ODP, gọi là Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (tiếng Anh: Humanitarian Resetlement Program, viết tắt là HR) vào năm 1979. Bởi sự "nhân đạo", trong đó có HO, chỉ dành cho những tù nhân trại cải tạo là sĩ quan VNCH. Nếu xem VNCH từng là đồng minh, thì một binh nhì cũng là đồng đội. Nước Mỹ luôn xiển dương tinh thần nhân đạo, luôn ưu tiên với người yếu đuối nhất về thể chất, họ, những thương phế binh, há không phải là người yếu đuối nhất sau cuộc chiến đầy xương máu kia? Và chính sách phân biệt đối xử này, khác gì xát muối thêm vào vết thương cả thể xác và tâm hồn họ!

Hơn 40 năm sau, ngày 17/12/2015, 5 vị Dân Biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét để tái định cư cho các cựu sĩ quan Thương Phế Binh VNCH còn sót lại ở VN hiện nay. Thật mỉa mai? Vì sao chỉ là cựu sĩ quan?

Giờ đây, với đề nghị của 5 vị Dân Biểu Hoa Kỳ này, nếu thành sự thật, liệu còn có bao nhiêu người vẫn sống? Còn có bao nhiêu tâm hồn rách nát có thể đựơc khâu vá lại chỉ bằng chút ân huệ đồng minh?

Tất nhiên không thể đổ lỗi hết cho Hoa Kỳ. Lỗi nhiều nhất là chính sách vô nhân đạo của "kẻ thắng cuộc", dù thắng nhưng vẫn dành cho kẻ thù của mình những đối xử tàn tệ nhất!

@Bổn Đình Nguyễn, FB



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét