Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHIẾN DỊCH NĂM 1979: SỰ ĐÁP ỨNG CỦA VIỆT NAM

Edward C. O’Dowd
Marine Corps University, Quantico
Ngô Bắc dịch
09.04.2012

Các sư đoàn Việt Nam đã dụng độ với cuộc tấn kích của Trung Quốc, mặc dù bị thương tổn nặng nề, tiếp tục giao chiến khi Trung Quốc khởi sự cuộc lui quân của nó vào ngày 5 Tháng Ba.

Chỉ riêng ở chiến trường Lạng Sơn là có các đơn vị mới được điều động để cứu giúp các đơn vị bị đánh nhừ tử ở tiền tuyến: các Sư Đoàn 337, 327, và 338, vốn được giữ ở gần Chi Lăng, phía nam Lạng Sơn, để ngặn chặn một sự chọc thủng phòng tuyến của Trung Quốc, sau cùng đã được tung ra để chiến đâu.

Sư Đoàn 337 đã có sự giao tiếp vào ngày 2 Tháng Ba, khi nó gắng sức chặn đứng bộ phận của cuộc tiến quân của Trung Quốc vào Lạng Sơn tại khu vực của khe sông cạn Khánh Khê [?].  Việc gia nhập của nó thì quá trễ để ảnh hưởng đến trận đánh phòng thủ Lạng Sơn, nhưng giờ đây cuộc phản công của Việt Nam đã khởi sự.  Sư Đoàn 337, được cải danh thành Sư Đoàn 390, và Sư Đoàn 338 đã tấn công quân Trung Quốc khi chúng quay gót trở về đi băng qua biên giới tại Chi Mã. 89

CÁC HOẠT ĐỘNG HẢI QUÂN VÀ KHÔNG LỰC HẢI QUÂN

Nhiệm vụ của Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc trong cuộc chiến là hỗ trợ các lực lượng trên đất liền tại Vân Nam và Quảng Tây, phòng vệ để chống lại các sự đột nhập khả hữu của hải quân Sô Viết và để phòng thủ quần đảo Hoàng Sa chống lại sự giành giựt đảo của Việt Nam”. 90 Để thi hành các nhiệm vụ này, nó đã lập ra Hải Đội 217 và giao phó cho hải đội việc tuần cảnh hải phận của Vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Hoa.  Đội Hình 217 có báo cáo rằng nó đã tuần tra 38,971 hải lý và duy trì tình trạng cảnh giác trong 2,151 giờ (chín mươi ngày) trong khi thi hành các nhiệm vụ này. 91

Tuy nhiên, Đội Hình 217 đã thiếu chuẩn bị cho sứ mệnh này.  Được tổ chức để tấn công các tàu hải quân Việt Nam, nó nhận thấy khi đên nơi rằng đối thủ của nó đã thay đổi: Hải Đội 217 phải đối đầu với hải quân Sô Viết. 92 Điều dễ hiểu, thủy thủ đoàn Trung Quốc, các kẻ coi trọng các lợi điểm mà Sô Viết nắm giữ về kích thước con tàu, hỏa lực, và truyền tin, đã lấy làm lo ngại. 93 Các chỉ huy hải quân và các sĩ quan chính trị QĐGPNDTQ đã tổ chức một loạt các buổi họp chính trị để động viên các người ngờ vực trong số thủy thủ đoàn, nhưng một sự vắng bóng nhận thức được của tinh thần chiến đấu nằm dưới sàn tàu có thể chỉ là mối lo ít nhất trong các vấn đề của họ.  Các chiếc tàu và thủy thủ đoàn của Đội Hình 217 đang trải qua các sự trục trặc từ cơ xưởng lắp ráp kỹ thuật, thiếu nước uống, say sóng biển, và các khó khăn trong việc thông tin với nhau.  Các kỹ năng tác xạ của họ vẫn còn bị nhìn thấy là không thích ứng.  Công tác ngăn chặn một sự xâm nhập bởi Hạm Đội Thái Bình Dương của Sô Viết trong thực tế phải được xem là ghê gớm. 94
   
Trận đấu với Sô Viết đã không bao giờ xảy ra.  Các báo cáo điều tra của các chiếc tàu Guiyang (Quế Dương) và Chengdu (Thành Đô) về các chiếc tàu thủy bộ (deng lu jian) hạngAlligator (e yu li) của Sô Viết tiến vào trong khu vực, nhưng không có sự ghi nhận về một cuộc trao đổi hỏa lực hay ngay cả một sự ngăn chặn. 95 Và khi viên tư lệnh Đội Hình 217 thay đổi kế hoạch hành động từ một kế hoạch “bố trí và đánh mạnh” (deploy and fight hard: bai kai ying da) thành “dựa vào các hòn đảo và bờ biển, từ một vị thế phòng thủ phóng ra các cuộc tấn công bất ngờ từ các vị trí ẩn khuất” (yituo dao an, yinbi tuji … zai fangyu zhong), 96 xác xuất của một sự đụng độ đã lùi xa.  Nói cách khác, ông ta đã lượng định sức mạnh của các đối thủ Sô Viết của ông và đã quyết định né tránh một trận đánh.  Thủy thủ đoàn dĩ nhiên đã cảm thấy kế hoạch mới thích hợp hơn với các yêu cầu thực tế của chiến tranh. 97

Không lực của hải quân cũng đi theo cùng một đường lối hành động.  Các đơn vị không lực thuộc hải quân Trung Quốc có dự liệu một sự đáp ứng bởi không lực hải quân Sô Viết 98 và nhìn vào trang thiết bị của họ từ quan điểm mới này đã nhận thấy nó bị yếu kém rành rành.  Giống như trường hợp của các thủy thủ của các chiếc tàu, các sĩ quan chính trị và các viên chỉ huy không lực hải quân nhận thấy chính họ đang đối diện với sự khó khăn để động viên lính không quân tham dự vào sự giao chiến nghiêng về một bên.  Năm 1979, không lực hải quân Trung Quốc vẫn còn bay nhiều máy bay Mig-19, vốn đã quá cũ và không còn được sản xuất.  Ngay chiến đấu cơ tinh vi nhất trong số máy bay của Trung Quốc, Mig-21 (Hình 6), đã bị loại dần ra khỏi không quân Sô Viết.  Máy bay thay thế của Sô Viết, Mig-23, Mig-25, và Mig-27, đã đi trước đến cả ba thế hệ máy bay tốt nhất của Trung Quốc. 99

Nếu vấn đề đầu tiên của các phi công hải quân là sự tương đối lỗi thời của máy bay của họ, vấn đế thứ nhì là tầm mức to lớn của công tác mà họ được giao phó.  Để theo dõi hoạt động hải quân của Sô Viết tại biển Nam Hải và để phòng vệ quần đảo Hoàng Sa sẽ đòi hỏi máy bay bay tầm xa, các hàng không mẫu hạm, hay một năng lực tiếp tế nhiên liệu trên không.  Trung Quốc không có gì cả trong các năng lực này.  Mặc dù họ đã di chuyển máy bay của Đơn Vị 37262 đến các căn cứ gần Việt Nam và biển Nam Hải, 100 phóng pháo cơ hay máy bay thám thính có tầm bay xa nhất của họ, chiếc H-5 (Il-28, hay Beagle), chỉ có thể bay 550 hải lý (nautical miles) (khoảng 1,000 cây số) đến mục tiêu của nó và quay về.  Chiến đấu cơ có tầm bay xa nhất trong trận liệt máy bay hải quân Trung Quốc là Mig-19, có tầm bay là 530 hải lý.  Quần đảo Hoàng Sa cách căn cứ không quân Trung Quốc gần nhất khoảng 150 hải lý, trên đảo Hải Nam.  Trong khi Trung Quốc có thể tới và bay trên các hòn đảo một cách thoải mái, nó đã không có khả năng cung cấp sự yểm trợ thường trực sẽ cần đến để chặn đường và làm nản chí các tàu xâm nhập Sô Viết.

Bị hạn chế bởi phẩm chất máy bay của họ, các phi công hải quân Trung Quốc đã chỉ thực hiện những hoạt động có tính khả hành đối với họ: họ có chụp ảnh các chiếc tàu tình báo điện tử của Sô Viết, 101 vốn đang theo dõi cuộc xung đột.  Giả dụ, nếu chiến tranh đến với họ, họ sẽ làm tròn bổn phận của mình như mức độ mà máy bay của họ cho phép.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHÔNG QUÂN

Cả không quân Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không có phi vụ yểm trợ từ trên không cho đất liền nào trong chiến dịch 1979, cả hai bên không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến đấu trên không nào.  Sự góp phần cụ thể của hai không lực được giới hạn thực sự vào một vai trò tái tiếp tế.  Trong ngày đầu tiên của chiến dịch, không quân QĐGPNDTQ đã có 567 phi xuất, sử dụng 170 nhóm máy bay. 102 Trong diễn tiến của toàn thể chiến dịch, từ 17 Tháng Hai đến 16 Tháng Ba, nó đã phóng ra 8,500 phi vụ sử dụng 3,131 nhóm máy bay.  Nó cũng phóng ra 228 phi vụ vận tải, chuyên chở 1,465 binh sĩ và 151 tấn (153.5 tấn thập phân) quân dụng. 103

Lý do thực sự mà không quân Trung Quốc không đụng độ với Việt Nam có lẽ được tìm thấy trong một sự tính toán điềm tĩnh về các khả tính của sự chiến thắng.  Không quân QĐGPNDTQ có một lợi thế số lượng đáng kể trên đối thủ Việt Nam nhưng ít thế thượng phong trong lãnh vực các chiến đấu cơ trận tiền.  Trong khi Trung Quốc sở hữu 4,000 Mig-17/Mig-19 số với 210 chiếc của Việt Nam, nó chỉ dàn ra được tám mươi Mig-21 mới hơn so với 70 chiếc của Việt Nam. 104 Chắc chắn phía Trung Quốc hay biết rằng lực lượng Mig-21 của Việt Nam được chứng tỏ đáng nể sợ trong cuộc chiến tranh của nó chống lại Hoa Kỳ (Trong ‘Chiến Dịch Sấm Sét Cuồn Cuộn: Operation Rolling Thunder’, từ 1 Tháng Mười, 1967 đến 31 Tháng Ba, 1968, Mig-21 của Việt Nam đã bắn rơi máy bay Hoa Kỳ nhiều gấp ba lần số tổn thất của họ [sic, các nguồn tài liệu khác cho biết các máy bay này được điều khiển bởi các phi công Liên Sô, chứ không phải phi công Việt Nam, chú của người dịch], và biết rằng một trận chiến đánh nhau với các chiến đấu cơ Mig-21 của Việt Nam là một trận chiến nên được né tránh. 105

Các phi công Mig-19 Trung Quốc đặc biệt nghi ngờ về các cơ may của họ.  Một cuộc thảo luận chính trị cấp thấp trong Đơn Vị 39530 có lẽ tiêu biểu cho các phi công trong QĐGPNDTQ.  Báo cáo chính trị của đơn vị có ghi lại: “Không lâu sau khi các mệnh lệnh [cho chiến dịch] nhận được, một số đồng chí không tin rằng Mig-21 [của Việt Nam] có thể bị đánh bại” (Zuo zhan renwu gang xia da shi, youxie tongzhi duineng fou da sheng Mig-21 xinli mei di”). 106 Cuộc thảo luận giữa các sĩ quan chính trị và các phi công rõ ràng tiếp diễn trong một thời gian.  Phi hành đoàn lập luận rằng Mig-21 nhanh hơn, trang bị mạnh hơn, và nhiều năng lực ở độ cao hơn máy bay Mig-19 của họ.  Các sĩ quan chính trị đã lập luận rằng phi hành đoàn đã không hiểu rằng “vũ khí là một yếu tố quan trọng nhưng không phải quyết định trong chiến tranh, con người mới là yếu tố quyết định” (“wuqi shi zhanzheng de zhongyao yinsu, dan bushi jueding de yinsu, jueding de yinsu shi ren”).  Các sĩ quan chính trị đã kêu gọi thêm lòng yêu nước của các phi hành đoàn và cảm nhận của họ về “lịch sử vinh quang“ của KQ/QĐGPNDTQ trong Chiến Tranh Triều Tiên. 107

Các phi công đã chỉ thỏa mãn khi các sĩ quan chính trị thay đổi đường hướng tranh luận và lập luận rằng có thể đánh bại Mig-21 bằng việc nhấn mạnh đến các năng lực của Mig-19 KQ/QĐGPNDTQ ở độ cao trung bình và trong các chiến thuật phòng thủ.  Trưng dẫn các thí dụ của các hoạt động của Mig-19 của Pakistan chống lại Mig-21 của Ấn Độ, các sĩ quan chính trị đã thuyết giảng cho các phi công về nhu cầu lựa chọn cẩn thận các chiến thuật của họ khi giao chiến với Mig-21.  Ban Chính Trị của Đơn Vị 39530 tuyên bố rằng các lập luận thực dụng này đã thắng cuộc – nhưng không có các cuộc xuất kích của chiến đâu cơ được báo cáo, và đã không có các sự giao tiếp với không quân Việt Nam.

Dĩ nhiên, có nhiều lý do tuyệt hảo khác cho phía Trung Quốc để không thực hiện các hoạt động không quân hiếu động.  Sự sử dụng không lực có thể làm cuộc xung đột leo thang đến một mức độ không kiểm soát được và có khả năng lôi kéo Liên Bang Sô Viết vào cuộc chiến.  Phòng không Việt Nam, đặc biệt chung quanh Châu Thổ sông Hồng, trong thập niên 1970, nằm trong số thiện chiến nhất thế giới.  Sau cùng, KQ/QĐGPNDTQ không được huấn luyện để thực hiện các cuộc tấn công vào các lực lượng trên đất liền, và có thể là giới lãnh đạo QĐGPNDTQ cảm thấy đã ôm đủ khó khăn trong tay để không bổ túc thêm cơn ác mộng của sự phối hợp trên-trời-với-dưới-đất vào mớ bòng bong.  Bởi tất cả các nguyên do này, và bất kể sự kiện rằng Trung Quốc đã chuyển 700 chiến đấu bổ sung đến các căn cứ không quân của nó dọc theo biên giới, QĐGPNDTQ đã lựa chọn việc không thực hiện hoạt động không quân xâm lấn trong chiến dịch 1979.

Hai mươi năm sau khi chiến dích 1979 kết thúc, Tướng Wang Hai của KQ/QĐGPNDTQ đã ấn hành hồi ký về những gì đã tạo thành một chức nghiệp xuất sắc và lâu dài.  Họ Wang, kẻ đã châm dứt chức nghiệp của mình với chức Tư Lệnh Không Quân/QĐGPNDTQ và là một ủy viên của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã từng chỉ huy các đơn vị không lực được điều động trong chiến dịch 1979.  Ông đã không dành dù chỉ một trang hay đưa ra một sự đề cập duy nhất nào về chiến dịch trong tập hồi ký của ông ta.  Có lẽ ông hoàn toàn không có hồi ức hay ho nào về những ngày đó. 108

                     
_____
CHÚ THÍCH

89. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 475-6.

90. Từ ZGJX-1, trang 359; “Weile peihe wo Yunnan, Guangxi Bianfeng Budui dui Yue zi wei huanji zuozhan, daji Sulian Shehui diguozhuyide haishang ruqin, baowei wo xisha qundao” “Peihe” có nghĩa “phối hợp”, và Sô Viết ở đây được định nghĩa là Đế Quốc Chủ Nghĩa Xã Hội Sô Viết”, nhưng bản địch được dùng cho ba nhiệm vụ này đã chuyển tải ý nghĩa chính xác.

91. ZGJX-1, trang 359.

92. ZGJX-1, trang 362.

93. Hạm Đội Thái Bình Dương của Sô Viết (Soviet Pacific Fleet), đặt căn cứ tại Vladivostok, đã phái một tuần dương hạm và khu trục hạm có hỏa tiễn được hướng dẫn xuống biển Nam Hải vào ngày 21 Tháng Hai, 1979 (Far Eastern Economic Review, Asia Yearbook 1980 (Hong Kong: Far Eastern Economic Review, 1980), trang 319).  Phía Trung Quốc đã không tường thuật về các chiếc tàu này.

94. ZGJX-1, trang 362-3.

95. Alligator (Cá Sấu) là một hạng trong tàu đổ bộ của Sô Viết, chuyên chở khoảng 4,000 tấn (4,065 tấn thập phân).  Các tàu hạng Alligator bắt đầu phục vụ với hạm đội Sô Viết trong năm 1966.

96. ZGJX-1, trang 364.

97. ZGJX-1, trang 364.

98. ZGJX-1, trang 367.

99. Ray Bonds (biên tập), The Soviet War Machine (Secaucus, New Jersey: Chartwell Books, 1976), trang 86.

100. ZGJX-1, trang 367.

101. “Su lian dianzi jiancha jian”, ZGJX-1, trang 369.

102. Kenneth W. Allen, China’s Air Force Enters the 21st Century, trang 93.

103. Lin Hu (biên tập), Kongjun Shi (Không Quân Sử: Air Force History) (Beijing: PLA Publishers, 1989) các trang 247, 302.  Kenneth Allen liệt kê cùng thống kê trên trang 93 của quyểnChina’s Air Force Enters the 21st Century.  Allen, người có lẽ là phân tích viên uyên bác nhất tại Hoa Kỳ về các sự vụ không quân Trung Quốc, phát biểu rằng các dữ liệu này là bằng chứng về một sự thi hành yếu kém của Không Lực QĐGPNDTQ, cho thấy một tỷ số phi hành là một phi vụ mỗi năm ngày trong suốt chiến dịch kéo dài 60 ngày.  Lin Hu ấn định rằng chiến dịch chỉ kéo dài ba mươi ngày, nhưng một sự tính toán mới trên thời hạn này vẫn chỉ cho ra một phi vụ cho mỗi hai ngày rưỡi.  Điều này thật đáng tội nghiệp khi so sánh với hai hay ba phi vụ mỗi ngày mà một đơn vị Không Quân Hoa Kỳ được ước định sẽ phóng ra trong một cuộc xung đột tại Âu Châu trong cùng thời kỳ.  Như Allen nói, không có gì đáng ngạc nhiên rằng không lực QĐGPNDTQ tuyên bố một tỷ lệ ứng chiến cao cho các máy bay của nó trong chiến dịch 1979 – nếu bạn không lái máy bay của bạn, bạn sẽ có đầy thời gian để giữ chúng sạch sẽ và tu sửa.  Allen truy tìm các nguyên do của sự yếu kém này phơi bày các vấn đề nội bộ của Trung Hoa của mười lăm năm trước đó.

104. Far Eastern Economic Review, Asia Yearbook 1979, các trang 32-3.

105. Marshall L. Michell III, Clashes: Air Combat over North Vietnam, 1965-1972 (Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1997), trang 150.

106. ZGJX-1, trang 390.

107. ZGJX-1, trang 390.

108. Wang Hai, Wang Hai Shangjiang: Wode Zhandou Shengya (General Wang Hai: My Combat Career: Thượng Tướng Wang Hai:Nghiệp Chiến Đấu Của Tôi) (Beijing: Central Literature Publishers, 2000).

___

Nguồn: Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy In The Third Indochina War, The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign, các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979, các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”, các trang 159-166.       

Ngô Bắc dịch và phụ chú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét