Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

Đặng-Quang-Chính
29-03-2013


Hiến Pháp năm 1992, đến nay đã mười hai năm mới được nhận ra là chưa hoàn chỉnh. Có gì là mới là hay đâu. Dù sao, có sửa còn hơn không. Nhưng, mục tiêu làm việc này của nhà nước là gì ?...Thời gian chưa đủ để đưa ra câu trả lời chính xác (kể cả lúc viết bài này) 

Anh cán bộ tình báo, dù đã hưu, nhưng đang có văn phòng Luật sư, hẳn đã được nhà nước cho học tập trước, về việc sửa đổi Hiến Pháp. Điều này chưa chắc. Điều chưa chắc đó cũng giống như việc anh ta nói là anh ta không đồng ý về điều 69 (?) của bản Hiếp Pháp năm 1992. Đó là suy nghĩ của riêng anh (?)…hay là anh thấy tình thế có mòi khác xưa, nên anh ta nói thuận theo chiều gió, theo lối nói người xưa: ”Gió chiều nào, che chiều đó”. 

...
Cả nhóm đương ngồi nói chuyện ...chợt có người ra hiệu, ý như muốn những người khác nên thận trọng sao đó. Có lẽ nhóm đã trải qua trường hợp này đôi lần trước đây, nên họ có thái độ khác hẳn. Đôi người dạt ra, như muốn nhường chổ cho một vị khách quí nào mới đến. 

Anh bạn ngồi gần tôi nói nhỏ, cho biết là anh ta là người cấp tá trong ngành Công an. Cùng lúc, anh chủ nhà chào khách bằng câu nói theo lối xa xưa, ý rằng, ngọn gió nào đã đưa "rồng đến nhà tôm". Gió này không biết từ đâu thổi tới. May là gió đến sớm hơn ý định của tôi, khi tôi định cho anh em xem lại đoạn phim video, thâu lúc anh chủ nhà nói chuyện với bà Vân, mẹ nhạc sĩ Việt Khang. 

Lâu quá ...mới gặp lại các anh. Còn anh ...(anh "gió độc" nhìn về phía tôi, ngập ngừng) 
"Anh này mới về thăm gia đình ...trước cũng dạy học". Chủ nhà nhanh chóng trả lời. 

Do ông bạn ngồi bên trái tôi đã nhường chổ, nên người khách mới đến đã có vị trí sát nách tôi. Dáng người thon thỏn cao, chắng có vẻ "vai u thịt bắp". Ăn mặc sạch sẽ, giản dị, chỉnh tề. Tướng có vẻ là người làm việc văn phòng, một công chức bình thường của chính phủ, trước năm 1975. 

- "Tình hình tài chánh lúc này của Hy Lạp có vẻ bết bát quá ...anh nhỉ..?". Anh ấy hói 
- "Rồi cũng sắp đến Tây Ban Nha, Ý ...". Tôi trả lời 

Công an theo cách anh bạn nói nhỏ với tôi không phải là thứ này. Thứ này là loại thường được người ta liên tưởng đến. Đó là loại Công an chuyên trấn áp biểu tình, tra tấn kẻ tình nghi thẳng tay để lên cấp, có trình độ nghiệp vụ chẳng cao; kể cả kiến thức nhà trường. Anh ta bên ngành tình báo. Không biết có cao cấp như có người, có lần, đề cập đến anh ta, xem như là một loại tình báo phản gián!... 

Các xã hội tự do theo lối Tây Phương khó tránh được những thăng trầm như thế !... 
- Nhưng, có những thăng trầm người ta có thể kiềm chế và tái tạo sự ổn định 

Lúc nói, cách nói của anh ta xem ra cũng dè chừng, cẩn thận. Không biết có phải do tính cách nghề nghiệp mà tạo nên bản chất đó. Nhưng, thật tình mà nói, khuôn mặt tạo được sự thiện cảm của riêng tôi. Từ lâu, ngày còn trong nước, khi nhận thư và hình ảnh của những người bạn, đã có dịp vượt biên được sang xứ người, tôi hơi thất vọng. Chỉ sau một thời gian ngắn, con người thay đổi gần như khác hẳn. Rõ nhất là khuôn mặt. Mặt trở nên no tròn, phúng phính. Tưởng chừng cả con người đều chạy theo nếp sống vật chất thừa mứa. 

- "Anh còn ở đường Trương Định không ..?". Một anh bạn trong nhóm hỏi 
Con tôi ở riêng lâu rồi ... 

Đó là cách trả lời vừa đúng sự thật, vừa dấu sự thật. Trước đây, tôi đã nghe trong nhóm nói anh ta đã được nhà nước cho mua hóa giá, căn nhà đó, giá thực tế có đến vài trăm cây (con số thật sự còn cao hơn nhiều). Cán bộ cấp cao của nhà nước XHCH là đương nhiên có được những quyền lợi theo kiểu đó. Chẳng hạn, Trần Bạch Đằng, bút danh là Nguyễn Trường Thiên Lý (*), trước khi chết, đã bán một căn nhà có đến cả hàng ngàn cây vàng. 

"Ở dưới Long An có một trường Đại học nổi tiếng lắm ...phải không anh?". Tôi hỏi, để trắc nghiệm, vì truớc tôi, có người hỏi anh ta lúc này có thường về quê hay không. 
Trường đó thuộc tập đoàn Tân Tạo. Không biết kéo dài được bao lâu ... 
- Nghe nói trường mời cả Giáo sư bên Mỹ qua dạy ... Chắc chi nhiều mà thu không khá ..? 
- Trường thuộc khu công nghiệp Tân Tạo ...Khu này rộng đến mấy trăm mẫu. 

Một lúc nào đó trước đây, vô tình tôi đã đọc được tiểu sử của trường Đại học này. Trong bài viết đưa lên mạng đó, nội dung muốn nói đến sự từ chức dân biểu Quốc Hội của người chủ khu Công nghiệp, đồng thời là người sáng lập trường. Chẳng qua, cũng chỉ vì điều người đó phát biểu, có tính chống đối với sự sai trái gì đó của ông nhà nước Trung ương (Lâu quá, nên tôi không nhớ chi tiết. Tôi xem bài viết vì thấy nó có liên quan đến nền giáo dục tại nước nhà). 

"Nhà nước chắc sẽ xét lại hợp đồng khai thác Bâu Xít ở Cao nguyên". (Tin này còn tính gây "nóng" của nó ..mà một cán bộ, dù đã hưu trí, nhưng giá trị tin cậy của nó không thấp) 
"Vừa rồi, ngày kỷ niệm cuộc chiến Trung - Việt, xem ra như có rắc rối gì đó ...”. Một anh bạn hỏi 

Câu trả lời không nhắm thẳng vào đó. Anh ta dẫn giải trường hợp căng thẳng tại đảo Hoàng và Trường Sa. Lý do là …là…gần như đúng y theo bài bản của nhà nước. Tôi nghe mà không chú ý nhiều vì chẳng có gì mới lạ. Nhưng, điều anh nói thêm cho tôi biết anh còn ”tại ngũ”, chưa hưu trí. Anh ta cho biết, Trung quốc đã cung cấp nhiều thứ cho Campuchia, kể cả thiết bị quân sự. Điều này gây khó khăn cho ta…bởi các ”thế lực thù địch” tại nước ngoài, lúc nào cũng muốn tạo sự bất ổn cho đất nước. 

”Vụ ”Hiến pháp” gần đây ra sao…?”. Tôi hỏi. Lần nữa, tôi muốn trắc nghiệm trình độ thuộc bài của anh ta. 
Tôi không đồng ý điều 69 …(?) …buộc quân đội phải trung thành với Đảng. Quân đội chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước và nhân dân 
”Anh nói đúng …” Chủ nhà nói tiếp: ”Tôi đã từng nói với ..(tên người Luật sư, cũng bạn với chủ nhà) …đừng để vai trò Luật sự và toà án trở thành công cụ của chính quyền. Chỉ một câu này của anh đủ chứng tỏ anh là một Luật sư đúng nghĩa!...” 

Câu nói này của chủ nhà xác định điều mà tôi tưởng anh ta nói quá, khi đón tiếp anh ”Gió độc” đến nhà như là ”Rồng đến nhà tôm”. Hiến Pháp năm 1992, đến nay đã mười hai năm mới được nhận ra là chưa hoàn chỉnh. Có gì là mới là hay đâu. Dù sao, có sửa còn hơn không. Nhưng, mục tiêu làm việc này của nhà nước là gì ?...Thời gian chưa đủ để đưa ra câu trả lời chính xác (kể cả lúc viết bài này) 

Anh cán bộ tình báo, dù đã hưu, nhưng đang có văn phòng Luật sư, hẳn đã được nhà nước cho học tập trước, về việc sửa đổi Hiến Pháp. Điều này chưa chắc. Điều chưa chắc đó cũng giống như việc anh ta nói là anh ta không đồng ý về điều 69 (?) của bản Hiếp Pháp năm 1992. Đó là suy nghĩ của riêng anh (?)…hay là anh thấy tình thế có mòi khác xưa, nên anh ta nói thuận theo chiều gió, theo lối nói người xưa: ”Gió chiều nào, che chiều đó”. 

Đặng-Quang-Chính 

________________________________
Ghi chú: 
Tác giả truyện "Ván bài lật ngữa". Có bộ phim phỏng theo truyện, cũng cùng tên.

(Bạn đọc sưu tầm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét