Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TƯỞNG NIỆM 30/4 : VINH DANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA. TRẬN XUÂN LỘC - MỘT CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH .

25-4-2017

Chiến dịch Xuân Lộc hay Trận Xuân Lộc, tên đầy đủ là Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh, là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trong khoảng 9-20 tháng 4 năm 1975 giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH)

Chúng ta hãy xem nhận định của hai bên về trận chiến Xuân Lộc :

"Mặt trận Xuân Lộc ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư đoàn 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ..." (Văn Tiến Dũng, Tư lệnh tiền phương Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam 1975, Đại Thắng Mùa Xuân 75).

"Tinh thần binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt. Các đơn vị Dù và Biệt động quân đã đến. Con đường Sài Gòn được khai thông. Các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác, nhanh chóng, tình trạng chiến đấu của họ gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ..." (Oliver Todd, Cruel April).

"Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gắp nhiều lần..." (Tướng X. Smith, Trưởng phòng tùy viên Quân sự, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ)

"Trận đánh muộn kéo theo những khuyết điểm không đáng có. Việc chuẩn bị trận đánh quá gấp, xác định hướng chủ yếu từ đông-bắc đánh vào là không chính xác. Đúng đây là phía sau căn cứ sư đoàn 18, nhưng lại là khu vực phòng thủ rắn của địch, địa hình không thuận lợi, ta phải từ dưới cánh đồng thấp, ngược sườn đồi đánh lên, phải mở tám, chín hàng rào kẽm gai, vượt qua hệ thống đường ủi và các vị trí phòng thủ vòng ngoài mới có thể tiến vào tung thâm tiến công chiến đoàn 52 và trung đoàn 5 thiết giáp phòng giữ. Khi phát hiện phía tây- nam, qua cổng chính tiến vào căn cứ địch có nhiều sơ hở, nhưng không còn lực lượng đảm nhiệm, vì Sư đoàn 7 làm nhiệm vụ ở hướng chủ yếu, không thật sung sức lắm. Qua trận vận động tiến công từ Định Quán đến Di Linh, quân số, vũ khí bị tiêu hao, ta chưa kịp bổ sung. Khi phát hiện hướng chủ yếu gặp khó khăn, địch tăng cường lực lượng phản kích quyết liệt đẩy ta ra khỏi thị xã, thế trận căng thẳng giằng co, lại không kịp thời chuyển hướng, thay đổi cách đánh. Việc phối hợp giữa các hướng tiến công không thật thích hợp và ăn khớp..." (Hoàng Cầm, Tư lệnh quân đoàn 4, Chặng đường mười nghìn ngày).

Đầu tháng 4 năm 1975, QK 1 và QK2 đã lọt vào tay CSBV, hai phòng tuyến chính của VNCH phía đông bắc Sài Gòn bấy giờ là Phan Rang và Xuân Lộc thuộc Long Khánh. Từ 25-3-1975 Bộ chính trị CSBV quyết định đốt giai đoạn cuộc tổng tấn công, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật đánh chiếm Sài Gòn trước mùa mưa.

Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80 cây số, cửa ngõ của Thủ đô, phòng tuyến Xuân Lộc rất quan trọng vì nó nó là vị trí yết hầu, CSBV từ miền Trung nếu chiếm được Xuân Lộc sẽ đổ xuống Sài Gòn. Từ đầu tháng 4-1975 sư đoàn 18 BB, các đơn vị thiết giáp, Biệt động quân, pháo binh tăng cường đã được đưa lên trấn đóng trên một tuyến dài 20 km. CSBV mở đầu chiến dịch Hồ chí Minh bằng cuộc tấn công Xuân Lộc từ ngày 9-4, trận chiến đẫm máu kéo dài 11 ngày, đây là một chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH trước ngày đất nước lọt vào tay CS.

Chiến tuyến Xuân Lộc được thiết lập dọc theo Quốc lộ 1 dài dộ hơn 10 Km về phía tây và 8 km về phía đông. Chiến đoàn 52 (gồm trung đoàn 52 thuộc sư đoàn 18 + tăng phái)) và Thiết đoàn xe tăng giữ mặt tây tại ngã ba Dầu Giây trên đường đi Đà Lạt, Trung đoàn 48 (sư đoàn 18 BB) và Liên đoàn 7 Biệt động quân phòng thủ mặt đông từ núi Chứa Chan, Giá Rai đến Xuân lộc. Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43 (sư đoàn 18 BB) và các tiểu đoàn địa phương quân Long Khánh bảo vệ. Tướng Lê Minh Đảo Tư lệnh sư đoàn đóng tại Tân Phong phía nam Xuân Lộc 3 cây số . CSBV đưa vào mặt trận sư đoàn 6 (2300 người), sư đoàn 7(4100 người), sư đoàn 341, sư đoàn 1 (3400 người), sư đoàn 325 (5000 người), Trung đoàn 95B (1200 người), tổng cộng khoảng 1700 người.

Biết trước địch sẽ tấn công Xuân Lộc Long Khánh, Tướng Đảo đã chuẩn bị trận địa chờ địch, ông khuyến khích dân chúng di tản, cho di chuyển các trại gia binh, bệnh viện, thương binh cùng các cơ sở chuyên môn về hậu cứ, ông cũng cho sửa sang các phòng tuyến, đào giao thông hào chuẩn bị chiến đấu . Theo Hồ Đinh (Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc) truyền tin của ta tại chiến trường rất giỏi, đã bắt và giải mã được tần số VC, biết trước lệnh tấn công của địch nên đã tránh được nhiều tổn thất cho phía VNCH.

Năm giờ sáng 9-4 VC pháo kích thị xã Xuân Lộc trong 2 tiếng đồng hồ khoảng 3000 quả đại bác giết hại vô số thường dân, tại nhà thờ thị xã dân chúng đang hành lễ bị trúng đạn pháo kích chết nhiều. Pháo vừa ngưng tức thì bộ binh, xe tăng VC ào ạt tiến vào, quân trú phòng chống trả ác liệt, hơn 10 xe tăng VC bị bắn hạ sau 6 tiếng đồng hồ giao tranh. Hai tiểu đoàn đặc công VC bị thiệt hại nặng , hơn 100 tên bỏ xác tại trận, VC rút lui giữa ban ngày bị máy bay, pháo binh ta truy kích dữ dội. Địa phương quân Long Khánh phòng thủ mặt bắc chiến đấu rất dũng cảm.

Trưa hôm ấy VC chém vè, sáng hôm sau 10-4 sư đoàn 6, sư đoàn 7 VC tấn công tuyến phòng thủ Long Khánh , hai trung đoàn VC giao tranh ác liệt với chiến đoàn 52, một số tiền đồn các cao điển trên Quốc lộ 20 bị mất, tuyến phòng thủ của chiến đoàn nay thu ngắn lại còn chừng 10 km.

Đêm 11-4 tiểu đoàn 2 của chiến đoàn đã phục kích đánh tan một tiểu đoàn VC đang di chuyển trên đường từ đồn điền Bình Lộc về Xuân Lộc. Một đoàn xe 30 chiếc chở đầy bộ đội, đạn dược, lương thực, quân dụng.. bị lọt ổ phúc kích của tiểu đoàn 2/52 , hàng ngũ địch bị rối loạn vì chúng bị hoàn toàn bất ngờ. VC bị bắn chết như rạ ngay khi còn trên xe cũng như nhẩy xuống đất, cả tiểu đoàn bị chận đánh tơi bời, hằng trăm tên bỏ xác tại trận. Trên phòng tuyến chính từ 10-4 những trận đánh cấp trung đoàn đã diễn ra tại phía bắc, phía đông và đông nam Long Khánh.

Sau trận đánh mở đầu thất bại, hôm sau 10-4 CSBV đem 2 sư đoàn 6, 7 cùng với xe tăng đại bác tiến đánh toà hành chánh và tiểu khu, sân bay thị xã và tây bắc Long Khánh. Trưa 10-4 VC di chuyển trên tỉnh lộ từ Định Quán xuống bị máy bay trinh sát của ta phát hiện, không quân VNCH liền được gọi tới oanh kích gây nhiều thiệt hại nặng cho địch, hàng chục xe tăng, hằng trăm VC bị tiêu diệt. Hai trung đoàn VC từ hướng bắc Long Khánh ồ ạt tấn công vị trí phòng thủ của BĐQ và trung đoàn 48 BB nhưng bị thảm bại, hàng trăm tên bỏ xác tại trận.

Sang ngày thứ tư 12-4 mặt trận Long Khánh được tăng cường lữ đoàn dù và một tiểu đoàn pháo, cuộc đổ quân bằng trực thăng vận vĩ đại đã được sư đoàn 3 và 4 không quân thực hiện đúng thời gian qui định. Lữ đoàn Dù đã giao tranh dữ dội với Cộng quân để yểm trợ cho các lực lượng trú phòng. Hai tiểu đoàn VC đã đột nhập thị xã chiếm được một số cơ sở hành chánh quân sự, ĐPQ và trung đoàn 43 đã dũng cảm đẩy lui địch, nhờ sự chiến đấu anh dũng của các đơn vị trú phòng Xuân Lộc vẫn còn đứng vững.

Tỉnh trưởng Long Khánh Đại tá Phạm Văn Phúc, sĩ quan BĐQ mới nhậm chức từ cuối tháng 3-1975, kiên quyết giữ vững vị trí chiến đấu bảo vệ Long Khánh, ông đã cho lệnh bắn bỏ những kẻ đào ngũ khiến cho tinh thần binh sĩ được nâng cao, ai nấy chiến đấu anh dũng cho tới khi Bộ chỉ huy tiểu khu phải rời về phía Nam Xuân Lộc.

Tướng Smith đã tường trình về Mỹ, ông đã ghi nhận không quân VNCH đã chứng tỏ ý chí kiên cường gây thiệt hại nhiều cho đối phương . Trận giao tranh nhằm kiểm soát Xuân Lộc, VC quyết tâm tiêu diệt các đơn vị phòng thủ VNCH để lấy cửa ngõ vào Biên Hoà và Sài Gòn bằng bất cứ giá nào.

Sáng ngày 13-4 QĐVNCH vẫn giữ vững vị trí, nhờ sự yểm trợ chính xác của không quân, lực lượng phòng thủ đã gây thiệt hại nặng nề cho VC.

Sang ngày 14-4, 15-4 chiến đoàn 52 và ĐPQ đã bị thiệt hại và mệt mỏi vì giao tranh liên tục với quân số đông đảo của CSBV . Tại Ngã ba Dầu Giây trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt, BV tung thêm nhiều sư đoàn có xe tăng yểm trợ cùng với pháo binh để chọc thủng phòng tuyến của ta tại ngã ba Dầu Giây do chiến đoàn 52 bảo vệ. Trong trận đánh cuối cùng này các chiến sĩ ta phải đương đầu với một lực lượng địch đông gấp mười lần cùng với sự yểm trợ dữ dội của pháo binh và xe tăng T-54.

Trận chiến rất ác liệt tàn khốc ngay từ lúc mới giao tranh, Những đợt xung phong biển người của VC đã tràn ngập các vị trí chiến đấu của VNCH, địch chọc thủng phòng tuyến và chia cắt các lực lượng ta, 4 xe tăng M-48 của ta bị trúng pháo kích VC, trời tối nên máy bay cũng không yểm trợ được. Chiến đoàn 52 gồm một trung đoàn thuộc sư đoàn 18 BB và các lực lượng tăng phái đã bị CSBV đánh tan đêm 15-4, chỉ có hai đại đội thoát được. Phòng tuyến của chiến đoàn tại ngã ba Dầu Giây Long Khánh bị vỡ đêm 15-4-1975, pháo binh, thiết giáp của ta tại đây bị tiêu hủy hết. VC tác chiến không giỏi nhưng chúng rất đông, bộ đội phần nhiều là những thanh niên còn trẻ dưới 20 chỉ mới được huấn luyện sơ sài, không có kinh nghiệm chiến trường gì mấy.

Tướng Toàn xin lệnh Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter, hồi đó còn gọi là bom CBU để ngăn sức tiến của Cộng quân.

Hôm sau 16-4 vào lúc 11 giờ sáng hai trái bom khổng đã được thả xuống vị trí đóng quân của BV cùng với một đoàn xe dài đầy những xe tăng đại bác trên quốc lộ 20 từ Định Quán trở xuống. Có vào khoảng 2 sư đoàn, 10 ngàn cán binh VC bị tiêu diệt, hằng trăm thiết giáp, đại bác bị phá huỷ, CSBV bị chận đứng tại Dầu Giây.

Ngày 20-4 Tướng Toàn bay vào Long Khánh gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch rút quân bỏ Xuân Lộc. Sau này tại hải ngoại Tướng Toàn đã trả lới Phạm Huấn trong một cuộc phỏng vấn về chiến trường Long Khánh.

Nguyễn Văn Toàn cho biết sau khi phòng tuyến của chiến đoàn 52 bị CS tràn ngập đêm 15-4, ông đã xin lệnh Bô TTM cho ném bom Daisy Cutter vì VC tập trung rất đông đảo trong vùng này, BTTM đã chấp thuận đề nghị và cho thi hành ngay hôm sau.

“Hỏi: Trung Tướng có được báo cáo về kết quả sau khi những trái bom này được thả ?

Đáp: Vâng, khoảng hai sư đoàn Cộng sản bị loại khỏi vòng chiến (hơn 10 ngàn quân) và rất nhiều chiến xa T-54, đại pháo của Bắc Việt bị hủy diệt khi đang di chuyển trên Quốc lộ 20, từ Định Quán xuống ngã ba Dầu Giây. Tôi đã đề nghị thả 5 bom ’Daisy Cutter’ nữa xuống nhiều vùng tập trung quân khác của Cộng Sản Bắc Việt trên chiến trường Quân Đoàn III sau khi biết chắc rằng những pháo đài bay B- 52 của Mỹ không còn trở lại ViệtNam, và để quân ta có thể bung ra phản công, tiêu diệt địch, nhưng chỉ có 2 quả được thả xuống phía Bắc Dầy Giây mà thôi.

Hỏi: Lý do?

Đáp: Tôi được thông báo cho biết loại bom ’Daisy Cutter’ tùy thuộc vào đầu nổ, và các chuyên viên của Mỹ. Mình có bom, nhưng không có đầu nổ và chuyên viên xử dụng cũng như không !

Mặc dù sáng 20-4 lữ đoàn Dù và thiết giáp đụng dộ VC giữa ban ngày, ta tiêu diệt gần 2 trung đoàn VC nhưng theo Tướng Toàn phòng tuyến này không thể giữ được nữa, VC bị thiệt hại nặng nhưng chúng vẫn còn 4 sư đoàn chính qui, nếu còn cố giữ Dầu giây thì sư đoàn 18 BB và lữ đoàn Dù sẽ bị tiêu diệt hết. CS đang chuẩn bị kế hoạch 2 tiến về Sài Gòn với 5 sư đoàn ở mặt trận phía đông sẽ tấn công thẳng vào Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 ở Biên Hoà, trường thiết giáp, trường bộ binh Long Thành, 3 sư đoàn BV nữa ở tây bắc Sài gòn sẽ chiếm Tây Ninh nên ông đã cho lệnh bỏ Long Khánh về lập phòng tuyến mới phòng thủ Biên Hoà. Rút bỏ Long Khánh là một quyết định đúng vì BTTM và BTL Quân đoàn 3 tránh thiệt hại vô ích cho sư đoàn 18 BB. Vị trí Xuân Lộc lúc bắt đầu trận chiến là cửa ngõ phía đông bắc để vào Sài Gòn. Quân đoàn 2 CSBV sau khi phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang đang theo Quốc lộ 1 tiến về Sài Gòn nên vị trí của Xuân Lộc bây giờ không còn quan trọng nữa.

Sư đoàn 18 BB và các lực lượng tăng phái, ĐPQ đã rút lui về về phía Nam theo liên tỉnh lộ 2 nối liền Long khánh và Phước Tuy rất có trật tự, an toàn, ít thiệt hại. Rút kinh nghiêm ở thất bại của cuộc triệt thoái Cao nguyên, gia đình binh sĩ đã được di tản từ trước trận đánh nên đã không sẩy ra tình trạng náo loạn như tại miền Trung tháng 3-1975. Trung đoàn 48 rút lui trước về đến Long Giao đặt pháo tại đây để yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh , tiếp theo là các đơn vị yểm trợ như công binh truyền tin, quân y… Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh, Trung đoàn 43, lữ đoàn Dù đi sau cùng bị thiệt hại nặng.
“ Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công , nhờ có tổ chức, kế hoạch và trên hết, chính Tướng Đảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc, Đại Tá Đỉnh , Lữ đoàn trưởng Dù..đều đi bộ và tác chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng?

Sư đoàn 18 BB bị thiệt hại khoảng 30% quân số, chiến đoàn 52 bị thiệt hại tới 60%, ĐPQ, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều nhất, hơn 5000 quân CSBV bị tử thương cùng 37 chiến xa bị bắn cháy, chưa kể hai sư đoàn đã bị bom Daisy Cutter tiêu diệt.

Nói về tinh thần chiến đấu của sư đoàn 18 BB tại Long Khánh tháng 4-1975 Ông Dawson, trưởng nhóm phóng viên hãng thông tấn UPI viết:

“…Trận đánh kéo dài một ngày nữa, rồi lại một ngày nữa, và cứ thế. Tướng Đảo và binh sĩ của ông đã đánh một trận đánh mà ít người dám nghĩ rằng họ có thể làm được. CS tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. Sư đoàn 18 vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10 tháng 4. Cộng quân lại đánh vào giữa thị xã và lại bị đẩy lui. Ngày 12, quân CSBV vẫn không tiến thêm được chút nào. Hai trung đoàn của quân đội nam Việt Nam không những đã giữ vững được vị trí mà còn phản công dữ dội hơn… Thêm 2000 đạn nữa rót vào Xuân Lộc, xé nát mọi vật. Sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Tướng Đảo ở lại bên các binh sĩ của ông và tiếp tục chiến đấu”.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét