Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




30-4-1975 : NGÀY CÁI ÁC LÊN NGÔI

Lê Phục Văn - Trí Nhân Media

Đến ngày hôm nay, tức 37 năm trôi qua sau biến cố 30/4/1975, không ai có thể phủ nhận rằng đất nước VN đã thật sự tụt hậu quá xa về mọi mặt so với những nước lân bang, kể cả so với Lào hay Cam Bốt. Điều mỉa mai là một số nước được xem là "Rồng" hay "Cọp" ở Á châu hiện nay, vào 37 năm trước đây đã từng mơ ước là sẽ đuổi kịp được nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.

Thế nhưng sự tụt hậu về kinh tế của VN  tuy rất đáng buồn, nhưng vẫn không tủi nhục cho bằng sự suy thoái về đạo đức và băng hoại xã hội sau gần 4 thập niên gọi là "chiến thắng đế quốc Mỹ" và "thống nhất đất nước".
Với những tội ác đang diễn ra mỗi ngày mỗi giờ trên đất nước, và được giới báo chí quốc doanh lạm dụng khai thác, người ta có thể khẳng định một cách không sai trật là ngày 30/4/1975 là ngày cái ác bắt đầu lên ngôi. Nó cũng là ngày mà nói theo ngôn ngữ của ông thượng nghị sĩ John McCain của Mỹ là ngày "phe tà đạo thắng phe chính đạo".

Nghị sĩ McCain có quyền nói như thế vì ông từng tham chiến tại Việt Nam và tận mắt chứng kiến sự phát triển của xã hội miền Nam trong thời kỳ đó. Những thành tựu về giáo dục, y tế hay giao thông của miền Nam quả là một phép lạ trong bối cảnh vừa chiến đấu vừa xây dựng của quân dân miền Nam trước sức phá hoại không ngừng nghỉ của các đạo quân cộng sản ở mọi nơi, mọi lúc.

Hãy lấy một vài ví dụ để thấy rõ sức sống mãnh liệt của người dân miền Nam lúc đó qua hình ảnh của thành phố Huế tan hoang sau trận Mậu Thân 1968, với 20 ngàn người bị cộng sản hành quyết hay chôn sống. Thế nhưng chỉ 4 năm sau đó, Huế đã phục hồi và còn phồn thịnh hơn trước, để có thể cưu mang hàng chục ngàn người dân Quảng Trị tản cư trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Và nếu so với tình trạng giao thông bết bát sau 37 năm xây dựng của người cộng sản, người ta phải ngậm ngùi thừa nhận rằng mạng lưới đường sá của miền Nam vượt xa hiện tại, hiếm có tình trạng cầu mới xây xong thì sập hay đường vừa khánh thành đã lở loét khắp nơi. Thậm chí hàng trăm cây cầu hay hàng ngàn cây số đường sá (ở thành thị lẫn nông thôn) vẫn còn đứng vững cho đến ngày hôm nay.

Tất cả những thành công ấy đều đến từ tinh thần thượng tôn pháp luật và ý thức công dân trong xã hội đưọc đào tạo dưới những mái trường nhân bản. Học đường được xem là nơi đào tạo những công dân ưu tú cho đất nước, chứ không phải là công cụ tuyên truyền cho bất cứ chủ thuyết hay chính đảng nào. Những bài luân lý đều rút tỉa từ truyền thống đạo đức và văn hóa ngàn đời của dân tộc, chứ không cần phải học tập theo tấm gương hay đạo đức của bất cứ ông lãnh tụ hay bà thủ lãnh nào. Hơn thế nữa, sách giáo khoa đều được soạn thảo dựa trên sự tiến bộ của nền khoa học và văn minh của thế giới, chứ không thể mang học sinh và giáo viên ra làm thí điểm cho những mô hình được vẽ vời theo trí tưởng tượng của giới cầm quyền.

Dĩ nhiên, không ai phủ nhận rằng xã hội miền Nam vẫn có những yếu kém, chẳng hạn như tình trạng giàu nghèo và tệ nạn tham nhũng. Thế nhưng nếu làm một sự so sánh thì tỷ lệ bất công và tham nhũng trong chế độ ngày nay đã cao gấp trăm ngàn lần thời đó, thậm chí là còn tệ hơn cả thời Pháp thuộc với tệ nạn cường hào ác bá đỏ hoành hành dữ dội ở khắp mọi miền. Cuộc nổi dậy ở Thái Bình vào 15 năm trước, tiếng súng Tiên Lãng vào đầu năm nay, và cuộc đàn áp ở Văn Giang vào ngày 24/4 vừa qua, là những thí dụ điển hình về cái ác độc và bất nhân của tầng lớp quan lại cộng sản.

Điều khốn nạn là cái ác đó đang được khai thác và bao che một cách tận tình trong giới truyền thông quốc doanh gần như hằng ngày. Khốn nạn hơn nữa là những cái ác đó thường bị trút tội cho trình độ dân trí thấp, hay một "bộ phận không nhỏ" trong giới đảng viên, thay vì thừa nhận rằng sự băng hoại của đất nước hiện nay là đến từ sự du nhập một lý thuyết đầy hoang tưởng, và sau đó là chuyển sang một nền tư bản thời hoang dã mang cái tên kỳ dị là "kinh tế thị trường có định hướng chủ nghĩa xã hội".

Và đó là con đường tà đạo mà đảng cộng sản đã và còn tiếp tục bước đi, bất chấp những tiếng oán than của giới nông dân hay nông dân, tức những thành phần mà họ tự xưng là đại diện và hứa hẹn sẽ mang lại cơm no áo ấm sau khi chiếm được chính quyền. Cái ác sẽ tiếp tục được ngự trị trên quê hương thêm nhiều ngày tháng tới nữa, trừ phi toàn dân đều nhận thức được rằng đảng cộng sản không thể và không sao giải quyết được những vấn nạn của đất nước, chứ đừng nói là đuổi kịp được các nước láng giềng.

Lý do là một cái đảng cầm quyền đã hư hỏng đến độ những người lãnh đạo cũng phải thú nhận điều đó và đang hô hào chỉnh đốn. Suốt 20 năm qua, họ đã từng hô hào như thế, nhưng giới quan lại cứ càng ngày càng lún sâu trong vũng bùn suy thoái về đạo đức, thì liệu có ai tin nổi là họ sẽ tự chỉnh đốn được hàng ngũ bằng phương thức "phê và tự phê"?   

Đã đến lúc toàn dân Việt phải mời họ ra đi để hằng năm không còn cảnh "triệu người vui và triệu người buồn" trong ngày 30/4. Đã đến lúc cái ác phải được chấm dứt trên quê hương, và được thay thế bằng một xã hội đầy tình người và nghĩa làm người. Dân tộc Việt từng được sống trong các xã hội nhân bản từ ngàn xưa, ngay trên đất Bắc, chứ không phải chỉ được kế tục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.

Chính vì thế, ngày 30/4 phải là ngày mà người Việt nên nhắc nhở lẫn nhau về điều đó, để có thêm hy vọng và quyết tâm khôi phục lại nền nhân bản đó, chứ không phải để phục hận vì sự sụp đổ của chế độ miền Nam. Hãy xem cuộc chiến hiện nay là giữa cái ác và cái thiện, giữa dân tộc và bè lũ cộng sản cố chấp. Hãy tin rằng rồi đây cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, và chính nghĩa sẽ đánh bại tà đạo. Lịch sử kim cổ hay Đông – Tây đều cho thấy điều đó. Chỉ cần có quyết tâm, dân tộc Việt sẽ vươn lên từ vũng lầy tăm tối hiện nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét