Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HÀ NỘI VÀ MANILA "ĐỪNG ĐÙA VỚI LỬA"

Trí Nhân Media
Theo BBC trong một bài xã luận hôm thứ Năm ngày 12/4/2012. nhật báo tiếng Anh China Daily của Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Philippines và Việt Nam "đừng đùa với lửa" ở Biển Đông. Cùng lúc, tờ Hoàn cầu thời báo cũng đăng bài xã luận nói về tranh chấp Biển Đông.

Dưới tựa đề "Kiềm chế tối đa" bài xã luân của China Daily viết : “Những động thái mới nhất của hai nước láng giềng của Trung Quốc đã vượt quá sự tha thứ. Những động thái này thách thức trắng trợn sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.”

Bài báo cho rằng Việt Nam và Philippines đang tạo ra những tranh cãi mới ở Biển Đông và Trung Quốc nên có thêm các biện pháp bảo vệ lãnh hải.

Đề cập đến cuộc đối đầu với hải quân Philippines hiện đang diễn ra ở bãi cạn Scarborough, China Daily mô tả tàu hải quân Philippines đã ‘quấy rối’ ngư dân Trung Quốc đang thả neo ở một đầm phá ‘gần đảo Hoàng Nham’.
Tờ  China Daily phê phán  Việt Nam  ký thỏa thuận khai thác dầu mỏ ở Biển Đông với công ty Nga –và cho đó là một hành động  ‘đang lôi kéo một cường quốc như Nga vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Bài xã luận viết tiếp :"Sự kiềm chế của Trung Quốc không nên bị hiểu lầm. Chúng tôi không thiếu phương tiện và lực lượng để hành động mạnh bạo hơn để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ."

Hoàn cầu thời báo kêu gọi tàu hải giám hộ tống ngư dân đánh bắt trong những vùng biển tranh chấp
Báo China Daily lên giọng  “Manila và Hà Nội phải dừng ngay việc tranh giành các lợi ích mà họ không có quyền,” bài xã luận cảnh báo, “Các nước này nên nhớ rằng đi vào vùng biển sóng gió là điều mạo hiểm.”

Theo China Daily kể từ cuối những năm 1970 khi mà Biển Đông được phát hiện có trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên dồi dào thì hai quốc gia này đã ‘cạnh tranh với nhau để chiếm đoạt những hòn đảo và đảo san hô 'của Trung Quốc' mà bài xã luân nói là để khai thác phi pháp các tài nguyên.

Tuy nhiên với giọng lưới mềm dẻo báo này viết : "Trung Quốc rất coi trọng việc duy trì quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện với các nước trong khu vực và rằng nước này luôn cố gắng kiềm chế tối đa vì họ mong muốn môi trường xung quanh ổn định.

Cùng lúc, hôm thứ Năm 12/4/2012  Hoàn cầu thời báo cũng đăng bài xã luận dưới tiêu đề "Các lý tưởng hòa bình bị đặt dưới họng súng ở Biển Đông".

Bài xã luận này cũng có cùng giọng điệu với China Daily, tức là Trung Quốc luôn duy trì sự kiềm chế ở Biển Đông nhưng đe dọa sẽ đáp trả nếu các nước khác khiêu khích.

Hoàn cầu thời báo viết “Nếu tàu hay tàu cá Trung Quốc bị tấn công bởi các tàu hải quân của Philippines hay Việt Nam thì điều này sẽ báo hiệu leo thang tranh chấp,” bài xã luận viết, “Hải quân Trung Quốc sẽ có đáp trả.”

“Nếu một cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Nam Hải, Trung Quốc sẽ không bắn phát súng đầu tiên nhưng sẽ đáp trả tương xứng.”

Hoàn cầu thời báo trấn an Trung Quốc sẽ không giải quyết các tranh chấp thông qua các phương tiện quân sự.

Trung Quốc nói họ sẵn sàng đáp trả tương xứng nếu bị khiêu khích
Hoàn cầu thời báo cũng tỏ rõ thái độ cứng rắn đối với cuộc đối đầu hiện nay với Hải quân Philippines.

“Cuộc đối đầu này xảy ra trong ngư trường quen thuộc của Trung Quốc. Philippines chưa bao giờ thật sự kiểm soát đảo Hoàng Nham,” tờ báo cho biết và nói thêm rằng phản ứng của Trung Quốc là theo trình tự thông thường khi tài sản của họ bị Hải quân Philippines đe dọa.

Bài xã luận đánh giá Trung Quốc có bước tiến trong việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa) khi các tàu hải giám của nước này đã thật sự bảo vệ được các tàu cá của họ mà không cần dùng đến lực lượng hải quân.

Theo nhận định của Hoàn cầu thời báo cách phản ứng này của Trung Quốc sẽ khiến cho các bên có tranh chấp phải thay đổi suy nghĩ về thái độ của nước này,

Bài xã luận khẳng định “Tranh chấp và quấy rối sẽ không làm chùn bước các ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở ngư trường truyền thống của mình,”

Tờ báo này cũng kêu gọi các tàu hải giám Trung Quốc hộ tống chặt chẽ các tàu đánh cá của họ và trợ giúp các tàu đánh cá này trong các trường hợp chạm trán như hiện nay vì ‘những tàu cá không được bảo vệ thường bị các quốc gia láng giềng bắt giữ’.

Hôm thứ Tư 11/4/2012, tờ China Daily đã có bài nói Trung Quốc cực lực phản đối bất cứ quốc gia nào muốn khai thác nguồn lợi dầu khí "trong các vùng biển của Trung Quốc mà không xin phép".

Theo BBC đến nay, truyền thông nhà nước Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa có thêm phản ứng gì về những chỉ trích mới nhất của báo chí Trung Quốc.

Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét