Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




HẾT THĂNG THÌ ĐẾN HUỆ

Lê Phục Văn - Trí Nhân Media

Cứ mỗi ngày trôi qua, người dân Việt lại càng nhận thức rõ thêm về trình độ "quan trí" của đảng và nhà nước ta, qua hàng loạt những câu tuyên bố hay phát ngôn vô cùng bừa bãi, đến từ những quan chức cao cấp nhất trong guồng máy cai trị.

Trong khi dân chúng chưa hết choáng váng vì các tuyên bố về lệ phí xe cộ của ông bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng, hay ông bí thư thành ủy Hà Nội, Phạm Quang Nghị,  thì vào ngày 5/4 báo chí lại tỏ ra kinh ngạc trước một lời dạy dỗ của ông Vương Đình Huệ, bộ trưởng bộ tài chính, về lãnh vực truyền thông.


Theo các bản tin thì trong hội nghị học tập về nghị quyết "chỉnh đốn đảng" tại bộ tài chính, ông Huệ đã có một bài diễn thuyết khá dài về lãnh vực báo chí và cho rằng các tờ báo đã không đi theo tôn chỉ hay mục đích của mình, mà lại lấn sang những lãnh vực của các tờ báo khác. Chẳng hạn như một tờ báo chuyên về tiếp thị thì tại sao lại đi viết về vấn đề chính trị?

Đúng là chuyện không thể tin được. Một ông bộ trưởng tài chính lại đi giảng dạy về cách làm báo đã là chuyện dị kỳ. Nhưng càng dị kỳ hơn nữa là nó cho thấy rõ thêm kiến thức kém cỏi của một ông bộ trưởng trong thời đại thông tin ngày nay, nếu không muốn nói là một "con ếch ngồi đáy giếng".

Có lẽ vì sống lâu dưới cái giếng của chủ nghĩa cộng sản nên ông Huệ mới có những tuyên bố rất ngô nghê như thế. Chẳng hạn như mấy tháng trước đây, ông hồn nhiên tuyên bố với báo chí là mình sở dĩ có bản lãnh về tài chính là nhờ học hỏi từ người vợ. Nếu như vậy thì ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay quốc hội VN, nên mời bà vợ ông Huệ lên nắm bộ tài chính, vì ông Huệ rõ ràng là không có khả năng tính toán lời lỗ, mặc dù ông từng tuyên bố là có thừa khả năng điều hành cả đất nước ngay sau khi lên nhậm chức. Điển hình như việc ông khẳng định tập đoàn xăng dầu làm ăn có lời, nhưng chỉ vài ngày sau đó thì bộ ông và bộ công thương gật đầu cho phép tăng giá xăng dầu thêm 10% để... bù lỗ!

Và có lẽ vì những câu tuyên bố "tiền hậu bất nhất" đó, ông Huệ bị báo chí xỏ xiên, nên nhân dịp giới báo chí vừa bị đảng "sờ gáy" về vụ án Tiên Lãng, ông liền nhào vào đánh hôi. Thế nhưng ông Huệ quên rằng, dân gian thường nói "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe" để tránh lòi ra cái dốt của mình và học hỏi thêm từ những người khác.

Chính vì thế, để giúp cho ông Huệ có thể bước ra khỏi cái giếng cộng sản, xin nói tóm tắt rằng, báo chí là công cụ chuyên chở thông tin đến quần chúng. Mà khi đã nói đến thông tin thì không còn giới hạn trong bất cứ lãnh vực nào. Dĩ nhiên mỗi tờ báo có mục đích và tôn chỉ khác nhau, nhắm đến các thành phần độc giả khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu là làm sao có được đông đảo độc giả. Muốn như thế thì tờ báo phải đáp ứng được thị hiếu của độc giả mình.

Lấy ví dụ như một tờ báo nhắm đến giới tuổi trẻ, hay giới phụ nữ, thì không có nghĩa là nó chỉ đăng tải những tiết mục ca nhạc, thời trang, nấu ăn, làm đẹp hay thể thao. Lý do là có những người trẻ tuổi hay phụ nữ chỉ thích các vấn đề thời sự, chính trị hay văn học, vì thế nếu không có những bài vở loại đó thì họ sẽ mua đọc một tờ báo khác.

Nhưng một điều quan trọng nữa là báo chí, nhất là báo chí ở các nước dân chủ, còn có một sứ mạng cao cả mà không ai ép buộc hay ấn định cho họ. Đó là giúp nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là các nhận thức về chính trị và xã hội. Lý do là đa số người dân không thể nào hiểu hết những chính sách, luật lệ hay qui định với những từ ngữ chuyên môn về pháp luật, kinh tế hay chính trị. Vì thế báo chí có nhiệm vụ phân tích, mổ xẻ và diễn đạt bằng những câu văn dễ hiểu để giúp cho người dân biết được tác động của chúng đối với đời sống của mình.
Dĩ nhiên là họ cũng có quyền phê phán và chỉ trích nặng nề những chính sách gây thiệt hại đến quyền lợi của người dân mà không sợ bị "sờ gáy" hay nhốt tù như các nhà báo Việt Nam, vì họ không phải là "bồi bút" hay "văn nô", chỉ được phép viết những gì mà đảng cầm quyền ra lệnh cho họ.

Nói một cách tóm tắt, muốn biết một xã hội có dân chủ và tự do đến độ nào thì chỉ cần nhìn qua nền truyền thông ở các xứ đó. Nếu thấy họ đua nhau mắng mỏ chính phủ mỗi ngày thì đó là một xã hội dân chủ. Ngược lại, nếu chỉ thấy toàn những lời xưng tụng "tài lãnh đạo của đảng" hay "dân chủ gấp vạn lần tư sản" thì rõ ràng là người dân xứ đó đang bị bịt mồm bịt miệng.

Và ở những xứ độc tài đó thì việc sản sinh ra những tổng bộ trưởng kiểu như Đinh La Thăng hay Vương Đình Huệ là chuyện đương nhiên. Nếu không có những "con ếch ngồi đáy giếng" như thế thì mới là chuyện lạ!

Lê Phục Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét