Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




XÀO NẤU CHỮ NGHĨA

Lê Phục Văn - Trí Nhân Media
Trong khi dư luận VN vẫn chưa hết buồn cười về cách chơi chữ "khuyết điểm" thay cho chữ "sai phạm" của giới thanh tra chính phủ về số tiền 18 ngàn tỷ đồng thất thoát, gian lận hay bốc hơi ở một số tập đoàn kinh tế quốc doanh, thì vào tuần này có hai bản tin cho thấy rõ xảo thuật chơi chữ của chế độ.
Bản tin đầu tiên là chuyện hơn hai ngàn công nhân đình công ở Thanh Hóa trên tờ báo Lao Động. Theo bản tin thì khoảng 2300 công nhân thuộc công ty Ivory đã "ngừng việc" một cách "tự phát" suốt 5 ngày qua để đòi hỏi công ty phải tăng tiền ăn, tiền phụ cấp và tiền thâm niên làm việc.
Nếu đọc loáng thoáng, người ta sẽ thấy từ ngữ "ngừng việc" không nói lên điều gì vì nó hao hao như ngừng ăn cơm, ngừng uống nước hay ngừng xe ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Nhưng nếu đọc kỹ thì ngừng làm việc đến 5 ngày liền, tức gần một tuần lương, và với con số lên đến 2300 người, thì rõ ràng là có "vấn đề nghiêm trọng", nhất là khi được đưa lên báo với một bài phóng sự dài về chuyện lương bổng và điều kiện làm việc. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao phải dùng từ "ngừng việc", thay vì hai chữ "đình công" để nói lên mức độ nghiêm trọng của vấn đề?
Câu trả lời là đảng cộng sản và nhà nước VN đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng về kinh tế, với các số liệu cho thấy là vốn đầu tư ngoại quốc đang sụt giảm nặng nề, mà một trong những nguyên nhân chính yếu là tình trạng đình công đang gia tăng mạnh từ mấy năm qua vì đồng lương công nhân không đủ sống trước tỷ lệ lạm phát quá cao. Nhưng không chỉ giới đầu tư không còn mặn mà với thị trường nhân dụng rẻ mạt  mà một số công ty đang làm ăn ở VN cũng đang tính đường rút chạy sang các nước khác.
Chính vì thế, có lẽ ban tuyên giáo trung ương đã ra lệnh cho báo chí phải tránh né tối đa hai chữ "đình công" khi loan tải những tin như thế để tránh gây u ám thêm cho nền kinh tế và xã hội. Điển hình như không dùng động từ "đột tử" khi có người chết trong đồn công an, mà phải nói là "chết vì bạo bệnh trong khi bị tạm giam".
Thế nhưng những cấm đoán hay chỉ thị đó vẫn khó có thể che giấu được sự thật, cho dù hệ thống tuyên truyền có tinh vi đến độ nào chăng nữa. Điển hình như trong bản tin trên tờ báo Dân Trí, số ra ngày 18/4/2012, viết về việc hàng trăm người dân xã Hoằng Thanh kéo lên trụ sở hành chánh tỉnh Thanh Hóa để phản đối việc cưỡng đoạt bến bãi của họ. Dĩ nhiên, cũng tương tự như các vụ khác, bản tin không nói thẳng ra là người dân bao vây hay biểu tình mà chỉ nói chung chung là kéo lên trụ sở để đòi quyền lợi của mình.
Thế nhưng bản tin đã loan tải một số chi tiết kỳ dị khiến người ta hiểu ngay được tính chất nghiêm trọng của vụ này. Chi tiết đầu tiên là nội vụ diễn ra từ sáng ngày 15/4, với việc người dân thuê cả xe hơi để chở các chiếc xuồng bè bị đốt cháy của mình lên trụ sở. Hàng trăm công an đã được huy động để thành lập các chốt chận làn sóng người kéo đến càng lúc càng đông. Và một điệp khúc quen thuộc được lặp lại là "sau khi được lực lượng chức năng thuyết phục", tức bị đàn áp và xua đuổi, người dân đã quay về trụ sở huyện Hoằng Hóa để "đối thoại" với nhà cầm quyền huyện này.
Điều buồn cười là lúc đó đã 10 giờ tối, có nghĩa là người dân vẫn chưa chịu bỏ cuộc sau một ngày bao vây trụ sở tỉnh và bị công an giải tán. Đây có lẽ là chuyện chưa từng có trong chế độ cộng sản khi nhà chức trách một huyện phải đích thân "làm việc" suốt đêm với hàng trăm người dân bao vây trong ngoài.
Và đương nhiên kết luận của bản tin cũng diễn ra đúng bài bản xưa nay là "người dân đồng tình với cách giải quyết của nhà cầm quyền", trong khi ở một đoạn trước đó lại cho biết là vì quá khuya nên huyện đưa ra lời hứa là sẽ đưa đoàn kiểm tra về xã vào ngày mai để tìm hiểu vấn đề.
Nhưng điều này cũng không có gì là lạ. Một chế độ chuyên ăn gian nói dối thì đòi hỏi có một nền báo chí hay truyền thông trung thực là chuyện ảo tưởng. Tuy nhiên những bản tin như thế đủ để giúp người dân hiểu được chuyện gì đang xảy ra trên đất nước. Người dân có thể không biết nhiều về những cuộc tụ tập biểu tình đòi lại đất đai đang diễn ra ở Hà Nội, với sự tham gia của hàng ngàn người vì không có điều kiện tiếp cận các nguồn tin từ mạng internet. Nhưng khi đọc bản tin trên báo, họ thừa thông minh để hiểu rằng cuộc tranh đấu của người dân xã Hoằng Thanh đã tạo được sức ép đáng kể lên nhà cầm quyền khiến họ phải đưa ra lời hứa hẹn sẽ giải quyết.
Và nếu ở bất cứ nơi nào, người dân cũng có quyết tâm như thế thì may ra mới chận đứng được tệ nạn cường hào ác bá đang hoành hành càng lúc càng dữ dội hơn ở mọi miền đất nước. Với sự tiếp tay của những người còn yêu nước thương nòi, cộng với kỹ thuật truyền thông hiện nay, hệ thống tuyên truyền của chế độ sẽ càng ngày càng lộ rõ thêm bộ mặt xảo trá, chứ không thể dập tắt được tiếng nói phản kháng của người dân.
Hãy cứ để cho ban tuyên giáo tiếp tục "xào nấu chữ nghĩa" trong hy vọng chỉnh đốn đảng nhằm cứu nguy cho chế độ! Hãy cứ để cho những con rối đó tha hồ múa may để giúp gia tăng thêm chỉ số mất niềm tin nơi người dân. Điều mà người dân đang cần là có thêm nhiều bản tin như thế trên báo lề đảng, càng nhiều càng tốt để biết rõ thêm về bản chất gian dối của chế độ.
Cổ nhân Việt từng nói "cái nết đánh chết cái đẹp". Bản chất gian dối của đảng cộng sản không chỉ là cái nết, mà đã ăn sâu trong dòng máu của họ. Họ chiếm được quyền lực nhờ các thủ đoạn xảo trá, thì tương lai cũng bị hủy diệt vì chính những thứ đó, chứ không phải vì thể lực thù địch nào cả!
Lê Phục Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét