Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC

Fareed Zakaria
Lê Quốc Tuấn  (dịch)

Hiện đã có nhiều suy đoán về cuộc chiến quyền lực ở Trung Quốc trong cơn náo động của vụ lật đổ Bạc Hy Lai, một thượng cấp quyền lực của Đảng Cộng sản tỉnhTrùng Khánh, người đã sử dụng chủ nghĩa dân túy, tiền bạc và mưu chước để vươn lên. Nếu ông không bị hạ bệ trong năm nay - bởi một loạt các sai lầm, tiết lộ và không may mắn - Bạc có thể khiến hệ thống kỹ trị độc tài điều hành đất nước phải lo sợ. Trung Quốc có thể tồn tại trong cuộc khủng hoảng chính trị của mình, nhưng phải đối diện với thách thức trước mắt: một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Mỗi năm trong hai thập kỷ qua, các chuyên gia đã nói với tôi rằng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ phải phá sản, phải xụp đổ vì sự mất cân bằng quá lớn và các sai lầm trong chính sách. Họ muốn nói đến các hoạt động cho vay không kết quả, các ngân hàng xấu, doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả và bong bóng bất động sản. Bằng cách nào đó, không một điều nào trong số này đã khiến tăng trưởng của Trung Quốc, vốn tăng trưỏng trung bình 9.5% hàng năm một cách đáng ngạc nhiên trong ba thập kỷ qua, phải đi trật đường rầy.

Trong cuốn sách mới "Breakout Nation" của mình, Ruchir Sharma, người điều hành Quỹ Thị Trường mới nổi của Morgan Stanley, đã đưa ra một giải thích khác và thuyết phục hơn, không vạch ra thất bại của Trung Quốc nhưng lại là chính sự thành công của họ: "Trung Quốc đang trên bờ vực của cuộc (phát triển) chậm lại một cách tự nhiên vốn sẽ thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, từ tài chính đến chính trị, và sẽ lấy đi sức mạnh của nhiều nền kinh tế đang nằm trong tính toán của họ ". Quan điểm của ông đang được tích lũy bằng chứng để hỗ trợ.

Tăng trưởng của Trung Quốc là đáng chú ý. Nhưng không phải là chưa từng thấy. Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan đã từng tăng trưởng gần 9% hàng năm trong khoảng hai thập kỷ và sau đó bắt đầu chậm lại. Nhiều người nghĩ rằng số phận của Trung Quốc sẽ giống như của Nhật Bản, vốn đã bị đổ vỡ, chậm lại trong những năm 1990 và vẫn chưa thể bùng nổ lại một lần nữa. Nhưng kịch bản thực tế hơn là Nhật Bản thì ở trong những năm 1970, khi những con hổ ban đầu của Châu Á tăng trưởng chậm lại từ 9% xuống khoảng 6%. Hàn Quốc và Đài Loan đi theo quỹ đạo tương tự.

Nguyên nhân gì gây ra những chậm trễ này? Sự thành công. Trong mỗi trường hợp, các nền kinh tế đã sản xuất được một tầng lớp thu nhập trung bình. Việc phát triển với tốc độ chóng mặt khi bạn có một nền kinh tế lớn và một xã hội thuộc tầng lớp trung lưu là điều khó khăn.

Sharma làm toán: "Năm 1998, để Trung Quốc phát triển được nền kinh tế 1 ngàn tỷ của họ lên 10%, họ phải mở rộng hoạt động kinh tế đến 100 tỷ và chỉ tiêu thụ 10% các mặt hàng công nghiệp của thế giới - các nguyên liệu thô bao gồm tất cả mọi thứ từ dầu hỏa, đồng và thép. Năm 2011, để phát triển nhanh chóng nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ, họ cần phải gia tăng 550 tỷ USD một năm và hút vào hơn 30% sản xuất hàng hóa toàn cầu ".

Tất cả các yếu tố từng đẩy Trung Quốc về phía trước đã bắt đầu lụi tàn. Năm ngoái Trung Quốc đã trở thành một quốc gia đô thị hóa, với đa số người dân sống ở các thành phố. Tỷ lệ nhập cư đô thị đã làm chậm lại đến 5 triệu một năm. Điều này có nghĩa rằng chẳng bao lâu "nguồn thặng dư lao động" nổi tiếng sẽ bị cạn kiệt. Thập kỷ này, chỉ có 5 triệu người tham gia lực lượng lao động cốt lõi của Trung Quốc, tụt giảm đáng kể từ 90 triệu trong thập kỷ trước. Và nhờ chính sách một con, rất ít người Trung Quốc để thay thế cho công nhân nghỉ hưu.

Hình ảnh của Sharma phần lớn được chia sẻ bởi chính phủ Trung Quốc. Trong nhiều năm, lãnh đạo ở Bắc Kinh đã chuẩn bị cho việc chậm lại. Trong năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lập luận rằng nền kinh tế của Trung Quốc là "không cân bằng, thiếu phối hợp và không bền vững". Tuần này, ông lên tiếng một lưu ý tương tự, kêu gọi chính phủ phải có các biện pháp để kích thích nền kinh tế .

Trong một số phương diện, Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều thuốc súng trong kho vũ khí của mình. Ngân hàng trung ương của TQ có thể giảm lãi suất và chính phủ có thể chi tiêu tiền bạc. Nhưng ngay cả hỏa lực của họ cũng có giới hạn. Sharma cho rằng trên chứng từ, phần nợ đối với sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vẫn khiêm tốn ở mức 30% nhưng khi thêm các khoản nợ của các tập đoàn Trung Quốc, trong đó có nhiều tập đoàn do chính phủ sở hữu, các con số sẽ trông đáng báo động. Chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, nhưng thu về ít hơn từ các khoản đầu tư này. Người tiêu dùng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn - nhưng trong một quốc gia không an toàn và một dân số lão hóa - tỷ lệ tiết kiệm sẽ vẫn ở mức cao.

Sharma dự đoán những khó khăn sẽ đến với các quốc gia từng được hưng chấn bởi một Trung Quốc bùng nổ - từ Australia đến Brazil - khi nhu cầu nguyên liệu bị suy giảm. Thậm chí ông còn dự đoán một sự suy giảm trong giá dầu hỏa, khiến sẽ gây lo lắng cho các quốc gia sản xuất dầu ở khắp mọi nơi.

Còn đối với Trung Quốc, Sharma cho rằng tăng trưởng ở mức 6% không nên làm người Trung Quốc lo lắng, đây sẽ là mức tăng trưởng tuyệt vời cho bất cứ nước nào khác. Đất nước giàu hơn, vì vậy tốc độ tăng trưởng chậm hơn sẽ dễ được chấp nhận hơn. Nhưng chế độ độc tài của Trung Quốc lại hợp pháp hóa bản thâ mình bằng cách hứa hẹn cuộc tăng trưởng với chỉ số octan cao. Nếu lời hưá hẹn ấy mất dần, các khó khăn về kinh tế của Trung Quốc có thể trở thành khó khăn về chính trị.

Theo: Washington Post
Lê Quốc Tuấn. X-Cafe chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét