Mai Xuân Dũng
Trong
vụ Tiên lãng Hải Phòng, ông Đoàn Văn Vươn, một nông dân quai đê lấn biển đã buộc
phải liều mạng sống và cả sinh mạng vợ con, gia đình, nổ súng chống lại lực lượng
cưỡng chế hùng hậu gấp hàng trăm lần để bảo vệ đất.
Tại
Văn Giang, đại gia tập đoàn Việt Hưng Eco Park với sự phối hợp của các lực lượng
“trung với đảng hiếu với tiền” kéo hàng ngàn công an trang bị đến tận răng, tổ
chức cưỡng chiếm đất đai nông nghiệp, đàn áp nông dân tàn bạo khiến dư luận khắp
thế giới sôi sục.
Hôm
nay tại Vụ Bản Nam Định, Tập đoàn Dệt may Việt nam cũng đã mua đứt linh hồn quỷ
dữ nhà cầm quyền. Đám công an đoàn kết chặt chẽ xung quanh đám côn đồ đang dùng
bạo lực cưỡng bức bà con nông dân ra khỏi mảnh đất canh tác của họ.
Đảng
bật đèn xanh. Đại gia tư bản đỏ vung tiền mua quyền lực. Các lực lượng công an
cảnh sát được đảng vừa dạy vừa dỗ và trao cho thanh kiếm, lá chắn vững chắc
đang quyết chiến quyết thắng với nông dân chỉ có chiếc mũ nhựa làm vật bảo hiểm
nhân mạng.
Với
tương quan lực lượng như vậy, nhà cầm quyền đè bẹp sự phản kháng của nông dân
là chuyện quá dễ dàng. Cuối cùng đảng đã chiến thắng nhân dân và đạp một chân
lên số phận của họ.
Điều
gì đang diễn ra trên đất nước này khi đảng CS giảng bài khắp thế giới rằng:
“nhà nước là của dân, do dân và vì dân” nhưng trên thực tế đang chà đạp lên quyền
sống của nhân dân?
Ba
chục năm qua, Luật Đất đai cùng rất nhiều nghị định của chính phủ, thông tư của
các bộ, ngành… chồng chéo nhau, qua nhiều lần chỉnh sửa không giải quyết nổi
các rắc rối, xung đột phát sinh trong lĩnh vực bồi thường giải tỏa, thu hồi đất.
Khiếu kiện liên quan đất đai không giảm mà còn có xu hướng ngày càng gay gắt.
Nguyện
vọng của nông dân Văn Giang, Vụ Bản hoặc bất kỳ nơi nào đều có một mẫu số
chung: “Chúng tôi muốn thỏa thuận với chủ đầu tư để đạt được mức giá đền bù hợp
lý, hoàn toàn dựa trên quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành. Đúng ra nhà
nước chỉ làm trung gian giúp hai bên thỏa thuận chứ tại sao lại cưỡng chế ? Tại
sao nhà nước cưỡng bức dân phải chấp nhận mức giá 135.000 đồng/m2 trong khi đó
các Dự án đã lên phương án sẵn sàng bán sản phẩm ở mức từ 25-45 triệu đồng /m2?
Giải
bài toán về giá đền bù-bồi thường quả thật không đơn giản. Nhưng nguyên tắc cốt
lõi cần phải được khẳng định: Quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất phải
được bảo đảm. Không vì nhân danh quyền lợi chung, sự phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương mà hy sinh quyền lợi của người dân, đẩy họ vào chỗ không còn nguồn
sống.
Một
số chuyên gia kinh tế cho rằng ngay cả trong các dự án thực hiện theo phương thức
thu hồi đất, quyền lợi của người bị thu hồi đất vẫn có thể giải quyết ổn thỏa,
hài hòa nếu chính quyền và chủ đầu tư chịu ngồi lại với người dân, bàn bạc dân
chủ, công khai với tinh thần hợp tác. Điều tối kỵ là dùng quyền lực, dựa vào
quyền lực để ép dân, tước đoạt quyền lợi của dân.
Phát
biểu tại cuộc họp toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo vào ngày 2-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Công tác giải phóng mặt bằng cần
“Lấy vận động, thuyết phục làm chính. Tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu
kiện còn tồn đọng trong cả nước, bởi nếu chủ quan, coi thường, không tập trung
giải quyết dứt điểm thì đây sẽ là những mầm mống dẫn tới bất ổn an ninh chính
trị thời gian tới”.
“Chúng
ta phải làm hết lòng, hết trách nhiệm để người dân thấy được lẽ phải. Khi họ thấy
lẽ phải thì họ sẽ đồng thuận thực hiện”.
Nhưng
lẽ phải ở đâu? Lẽ phải làm sao có được khi “Đền bù cho người ta chỉ hơn 100.000
đồng/m2, nghĩa là mua được vài lít xăng hoặc ba bát phở. 1 m2 đất nông nghiệp,
kết quả tích tụ của hàng bao nhiêu năm, lại là cái người nông dân phải đổ ra
bao nhiêu mồ hôi mới có được, chưa tính đến chuyện trong đó có cả thành quả
cách mạng chia cho người ta nữa, mà giờ trả quá rẻ mạt. Làm sao người ta sống
được” như lời GS Nguyễn Minh Thuyết đã nói.
“Vận
động thuyết phục là chính” ở đâu trong khi nông dân chưa thông thì nhà cầm quyền
đã dùng sức mạnh của cả một bộ máy nhà nước chuyên chính đè bẹp phản kháng
chính đáng của nhân dân.
Rõ
ràng nói là một chuyện, thực tế là chuyện khác. Kêu gọi tìm sự “hài hòa quyền lợi”
giữa nhà đầu tư, nhà nước và người dân nhưng nhà nước luôn đặt quyền lợi tối
thượng của cá nhân nhóm lợi ích lên quá cao bất chấp quyền lợi, số phận của
nông dân thì làm sao có được sự “hài hòa”.
Đằng
sau giá đất chênh lệch khủng khiếp giữa đền bù và giá kinh doanh kia là những
cái bắt tay thỏa thuận chia tiền trên máu của nông dân.
Tuy
vậy, trong bài toán đất đai, nhận thức của Thủ tướng về sự “bất ổn an ninh
chính trị thời gian tới” là điều dễ thấy. Nhưng để hạ nhiệt cho đám lửa đang
lan rộng, nhà cầm quyền lại đang đổ thêm dầu. Bài toán được và mất này, thực ra
nhà nước có vẻ nói cho vui cho êm dư luận chứ không muốn giải quyết rốt ráo
trên cơ sở công bằng và pháp luật.
Như
vậy, có phải họ cố lấy được đất, được tiền bằng mọi giá và sẽ nhanh chân tẩu
tán khi đám cháy không còn khả năng dập tắt?
Trong
khi quan hệ Việt nam-Trung quốc đang ở vào thời điểm đầy nguy hiểm rất dễ diễn
ra xung đột vũ trang thì nhà cầm quyền vẫn tiếp tục chủ trương đẩy mạnh các cuộc
cưỡng chiếm đất đai bằng bạo lực khác nào cố tình châm ngòi cho quả bom “bất ổn
an ninh chính trị”.
Sau
Văn Giang nay lại là Vụ Bản và còn hàng trăm vụ vụ cưỡng chế khác sẽ tiếp tục xảy
ra.
Các
vụ đàn áp, cưỡng chế đang thổi bùng ngọn lửa mâu thuẫn giữa nhà nước với tầng lớp
nông dân đông đảo đang phẫn uất cùng cực.
Liệu
cướp được đất có giữ được Nước?
Câu
hỏi này có lẽ là câu hỏi gây day dứt, đau đớn cho những người nặng lòng với dân
với Nước chứ không phải là mối quan tâm của những kẻ đang chia tiền.
Mai
Xuân Dũng
http://dzungm86.blogspot.com/2012/05/cuop-at-co-giu-uoc-nuoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét