Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




DÂN CHỦ

Trần Lê

Tổng Thống Schmitt Pa1l sau khi
thông báo từ chức
“Dân chủ phải là một luật chơi đảm bảo quyền được nói cho mọi đảng phái, khuynh hướng chính trị, kể cả ĐCS, cho dù đảng này vẫn không từ bỏ ý đồ “đào mồ”...”.

“Không cần Tổng thống Cộng hòa!

Trong định chế hiện tại, Tổng thống Cộng hòa không đại diện cho xã hội, không đối trọng với chính phủ, mà là kẻ phục vụ cho các đảng cầm quyền. Bầu cử tổng thống không khác gì trò kịch tuồng của các đảng phái có mặt trong Quốc hội.

Tổng thống Cộng hòa không đại diện cho bất cứ ai, ngoài các đảng đã bầu ông ta. Nhân dân không hề có tiếng nói trong việc bầu ai làm tổng thống.

Ai là tổng thống đi nữa thì cũng sẽ không có nhiều bánh mỳ hơn, nhiều nơi làm việc hơn, giá thịt và xăng rẻ hơn.

Định chế này là tồi tệ. Quốc hội này chỉ là của kẻ giàu. Không ai đại diện cho nhiều triệu người lao động thủ công đi làm thuê không hề có vốn liếng, cho người nhân viên ở mức sống tối thiểu, cho người thất nghiệp vô sản tại các làng xã, cho giai tầng nghèo khổ ngày càng gia tăng từ những nguời từng làm nghề nông hoặc công nghiệp, cho những thanh niên mới vào đời, cho những người từng làm việc trong nền công nghiệp, giờ trở nên thất nghiệp không phải lỗi của họ, cho những nông dân vô sản, cho người hưu trí và cho sắc dân Tzigane không được đào tạo đúng mức.

Vì thế, không ai bù đắp 1,5 triệu nơi làm việc đã tan thành khi thay đổi thể chế.

Vì thế, không ai quy trách nhiệm những kẻ đã trộm cắp tài sản của nhân dân.

Vì thế, không nội các nào quan tâm đến những vấn đề sát sườn thường nhật của người dân.

Trong định chế này, điều này sẽ không bao giờ khác, Tổng thống Cộng hòa luôn là đại diện cho những chủ tư bản, những kẻ giàu.

Cần làm gì?

- Phải bãi bỏ cương vị Tổng thống Cộng hòa. Không cần đến nó, chỉ phí tiền.

- Những nhiệm vụ của chủ tịch nước sẽ do một cơ quan tập thể đảm nhiệm, gồm đại diện của các đảng ngoài Quốc hội, nghiệp đoàn và các tổ chức xã hội khác.”

*
Trên đây là tuyên bố của Trung ương Đảng Công nhân Hungary (tức Đảng Cộng sản - ĐCS), không chỉ đăng trên website của đảng mà còn được in vào tờ rơi, truyền đơn (với sắc màu đỏ thắm rất đặc trưng) và được các nhóm “cảm tình viên” và đảng viên - đa phần là các cụ già đã về hưu - phát tán trên đường phố Budapest trước dịp Quốc tế Lao động 1-5.

Những tín đồ hiếm hoi của ĐCS tuần hành trên đường phố với phương châm
 “Tiếp tục trên con đường đã lựa chọn, vì đảng, vì CNXH!” - Ảnh: “Tự do” (Szabadság)
ĐCS Hungary thành lập cuối năm 1989 trong làn sóng dân chủ của nước này, tự coi mình là hậu duệ chính thống của của Đảng Công nhân Xã hội Hungary (MSZMP - tức ĐCS Hungary dưới thời XHCN), khi đảng này tan rã và các yếu nhân theo hướng cải tổ thì chuyển sang thành lập Đảng Xã hội Hungary (MSZP) và thừa hưởng mọi tài sản của ĐCS cũ.

Hiện tại, ĐCS là một chính đảng nhỏ tại Hungary. Trong hơn 20 năm qua, đảng chưa bao giờ đạt mức 5% số phiếu cử tri để có đại diện vào Quốc hội và trong hai kỳ bầu cử gần đây nhất thì tỉ lệ này xuống dưới ngưỡng 1% rất xa. Do đó, ĐCS không được Nhà nước cung cấp kinh phí hoạt động, chỉ trông cậy vào đảng phí (không đáng kể vì lượng đảng viên ít) và sự ủng hộ của một số “cảm tình viên”.

Cơ quan ngôn luận của đảng - tờ “Tự do” (Szabadság) - cũng gặp nhiều khó khăn: có lúc ra dưới dạng báo giấy, có lúc chỉ có ấn bản trực tuyến. Hiện tại, “Tự do” ra hàng tuần với lượng ấn bản 2-4 ngàn: 500 bản được gửi tặng Quốc hội và các thư viện, số còn lại được các “cảm tình đảng” chuyển tận tay người đặt báo dài hạn - ngoài ra, báo không có bán tại các quầy ngoài đường.

“Tự do” được nhận xét là một tờ báo đặc biệt: cho dù có mối quan hệ rộng rãi với các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả quốc tế, nhưng mỗi số báo có 12 trang thì tới non nửa bài vở là “Bạn đọc viết”. Phần còn lại chủ yếu là tin về “sinh hoạt” của ĐCS Hungary và các đảng bạn. 50% tiền đặt báo (1.000 Ft/tháng cho 4-5 số báo), được chuyển về cho quỹ ĐCS, nửa còn lại “quay vòng” nuôi báo.

Phải viết kỹ lưỡng như thế để thấy rằng, ĐCS Hungary và cơ quan ngôn luận của nó, tới nay, chỉ thu hút được một bộ phận vô cùng nhỏ trong cư dân Hungary. Cho dù, bộ máy tuyên truyền của đảng, trước những vấn đề lớn của đất nước, vẫn luôn có những tuyên bố, nghị quyết với ngôn từ hết sức quyết liệt, với phong cách ít nhiều “xách động”, thậm chí đao to búa lớn như trên.

Nói cho công bằng, bản tuyên bố nói trên của ĐCS Hungary không phải hoàn toàn vô lý. Được đưa ra đúng vào lúc định chế Tổng thống Cộng hòa tại xứ sở này gặp phải những hệ lụy và thăng trầm ghê gớm với bê bối đạo văn bằng (dẫn đến phải từ chức) của Tổng thống Schmitt Pál, bộ máy tuyên truyền của ĐCS đã “định giờ” rất chính xác.

Một tỉ lệ không nhỏ trong cư dân Hungary đã nhận ra tính chất “bù nhìn” của vị tổng thống do một liên minh chiếm tới hơn 2/3 số ghế trong Quốc hội lập nên, chỉ biết nhắm mắt ký những đạo luật có lợi cho chính quyền, và tạo khả năng “bê tông hóa” quyền lực cho các đảng hiện đang nắm quyền. Một tổng thống như thế, đương nhiên, không thể là người đại diện và phản ảnh ý nguyện của dân tộc, như định nghĩa dành cho ông trong bản Hiến pháp.

*

Nói rộng ra, không chỉ trong vấn đề này mà nhân nhiều biến cố lớn khác của đất nước, ĐCS đôi khi cũng đưa ra được những lời kêu gọi, hiệu triệu hàm chứa vài ba điểm không dở. Nhưng tại sao họ vẫn không được người dân ủng hộ? Có lẽ, lý do là bên cạnh phong thái tuyên truyền vận động kiểu cũ, họ vẫn không có được sự xác tín bởi không thoát được cái bóng của quá khứ, khi đặt căn bản vấn đề trên “đấu tranh giai cấp”, trên sự hằn thù giữa các giai tầng xã hội.

Xã hội Hungary với nền kinh tế thị trường còn non trẻ và không tránh khỏi những yếu tố rừng rú, đương nhiên chưa hoàn thiện. Sự bất bình đẳng do hố sâu giàu nghèo, tư sản - vô sản vẫn tồn tại. Nền chính trị đa nguyên và dân chủ chưa phải là cây đũa thần để giải quyết một sớm một chiều mọi vấn đề của đất nước. Tuy nhiên, không mấy ai muốn trở về với quá khứ độc tài, cho dù CNCS tại Hungary thời xưa còn thuộc loại khá, vẫn có xúp thịt cho dân (gulyáskommunizmus).

Và chính nền dân chủ, cho dù vẫn còn những khiếm khuyết, đã tạo điều kiện để ĐCS vẫn có cơ hội hoạt động - đôi khi để chống lại chính định chế dân chủ! Chỉ cần ĐCS từ bỏ trong cương lĩnh những tư tưởng vi hiến, cổ vũ bạo lực, từ bỏ những biểu tượng bị coi là đặc trưng của các thể chế độc tài toàn trị, là nó vẫn được tồn tại, được tuyên truyền thả cửa và các thành viên của đảng cũng không hề bị sách nhiễu, xua đuổi.

Chỉ cần ra Công viên Thành phố (Városliget) tại trung tâm thủ đô Budapest vào ngày 1/5 hàng năm, có thể chứng kiến hằng hà sa số những chính đảng cánh tả - trong đó tất nhiên có ĐCS - độc chiếm cả nửa khu rừng. tại đây, vô vàn những tổ chức con con (với vài ba chục thành viên) chủ trương “chống tư bản”, “ái hữu Cuba”, “vinh danh Che Guevara” tổ chức hội chợ thủ công mỹ nghệ, bán hàng xén cùng các trò vui khác để thu hút cư dân.

Con số các cụ già về hưu đến đó tán gẫu, hàn huyên, than thở cũng nhiều. Báo chí, truyền đơn cánh tả cũng được phát tán nhiệt tình, văn phong mạnh mẽ nhắc nhớ thời “cách mạng” xa xưa, nhưng hiệu quả thường không đáng kể. Những khẩu hiệu mang hơi hướng “đào mồ chôn CNTB” không được mấy ai để tâm: các gia đình đến dự đơn thuần coi đấy là dịp thời tiết đẹp để con cái đi dạo chơi, mua bán...

Những quan điểm, ý kiến của cánh tả “chính thống” Hungary, như vậy, dù ít nhiều có thể có lý, nhưng tựu trung vẫn mang tính dị biệt, nhiều khi thuần chống đối và cái chính là hầu như chả được mấy ai ủng hộ và để tâm...

*

Một câu hỏi được đặt ra: nếu vậy, xã hội và chính quyền có cần “chịu đựng” những góc nhìn kiểu như vậy không, và tại sao?

Câu trả lời ở đây là: có và đương nhiên có! Một định chế lành mạnh hướng tới sự văn minh và tiến bộ phải là một định chế đảm bảo được quyền tự do ngôn luận cho mọi người dân, mọi đảng phái, bất kể nội dung những ý kiến đó - ngay cả khi chúng mang tính thiểu số, không được đa số ưa thích, thậm chí có thể sai trái, gây bất bình đối với một số giai tầng, hoặc khiến chính quyền bị đụng chạm, đau đầu.

Ví dụ của ĐCS tại Hungary cho thấy, dân chủ phải là một luật chơi đảm bảo quyền được nói cho mọi đảng phái, khuynh hướng chính trị, kể cả ĐCS, cho dù đảng này vẫn không từ bỏ ý đồ “đào mồ”... Đấy là sự ưu việt rất dễ thấy của dân chủ trước độc tài và cũng là lời lý giải cho việc tại sao trên tầm thế giới, độc tài ngày càng tàn lụi, nhường bước cho dân chủ...

Trần Lê
 Nguồn : http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3357

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét